Chƣơng 1 TỔNG QUAN
1.3.1. Tổng quan về đánh giá rủi ro
- Mọi công việc đều tiềm ẩn những rủi ro trong đó. Muốn công việc tiến hành một cách hiệu quả và an toàn, phải đánh giá rủi ro cho chính công việc đó. Đánh giá rủi ro là quá trình tìm hiểu những rủi ro có thể và sẽ liên quan tới công việc chuẩn bị thực hiện, phải chỉ ra cụ thể những rủi ro có thể gặp; xây dựng những biện pháp kiểm soát để thực thi công việc một cách hiệu quả nhất, an toàn nhất, nhằm tránh gây tai nạn cho con người, hư hại tài sản, thiết bị và tổn hại môi trường.
Dựa vào các rủi ro, chúng ta phân tích, đo lường (xác định) và xếp loại thành 3 hạng như sau:
18
- Rủi ro mức cao
- Rủi ro mức trung bình - Rủi ro mức thấp
1.3.2. Nhận diện mối nguy hiểm, xác định mức độ rủi ro
- Mối nguy: Bất cứ cái gì, điều gì có thể gây thương tích cho con người, làm hư hỏng tài sản và hủy hoại môi trường đều là mối nguy hiểm. Các mối nguy hiểm có thể hiện hữu hoặc không hiện hữu. Thông thường các vật dụng, đồ dùng, dụng cụ, máy, thiết bị v.v… chúng đều là những mối nguy hiểm.
- Phân loại mối nguy: Để tiện phân tích, người ta chia mối nguy thành ba loại - mối nguy vật chất, mối nguy đạo đức và mối nguy tinh thần.
* Mối nguy vật chất: Tình trạng vật chất yếu kém làm tăng khả năng xảy ra mất mát.
* Mối nguy đạo đức: Sự không trung thực của một cá nhân nào đó làm tăng khả năng xảy ra tai nạn.
* Mối nguy tinh thần: Sự bất cẩn hay thờ ơ của một cá nhân dẫn đến mất mát vì người này chủ quan cho rằng mình đã thành thục công việc.
- Mức độ nguy hiểm (M): Mức độ nguy hiểm chính là hậu quả gây ra bởi một sự cố hoặc tai nạn nào đó.
- Tần suất nguy hiểm (T): Tần suất nguy hiểm tỷ lệ thuận với những lần tiếp xúc với các thiết bị làm việc hoặc những mối nguy hiểm trong công việc đó.
- Mức độ rủi ro (R): Rủi ro chính là sự kết hợp giữa mức độ nguy hiểm và tần xuất xảy ra hoặc có thể xảy ra.
R = M x T
(Mức độ rủi ro = Mức độ nguy hiểm*Tần suất có thể xảy ra)
1.3.3. Các bước đánh giá rủi ro
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), có 5 bước đánh giá rủi ro tại nơi làm việc gồm:
Bước 1: Xác định các mối nguy hiểm;
Bước 3: Đánh giá rủi ro – Xác định và quyết định các biện pháp kiểm soát rủi ro về an toàn và sức khỏe;
Bước 4: Ghi lại người chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm soát rủi ro, và khung thời gian;
Bước 5: Ghi lại những phát hiện, giám sát và rà soát việc đánh gia rủi ro, và cập nhật khi cần thiết.