Giải pháp giảm thiểu hạn hán đối với sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo hạn hán lưu vực sông srepok dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu p3 (Trang 36 - 38)

- Nâng cao chất lƣợng công tác dự áo khí tƣợng thủy văn, nhất là dự báo dài hạn. Cần cập nhật chính xác và sớm nhất các thông tin, dữ liệu về điều kiện khí hậu cũng nhƣ các diễn biến thời tiết bất thƣờng tại khu vực, từ đó có thể cảnh áo đƣợc những thiên tại, hạn hán, các bệnh cây trồng… để có thể giúp ngƣời dân, các nhà quản lý, doanh nghiệp, các nhà khoa học đƣa ra các dự báo kịp thời để giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai, hạn hán, điều kiện thời tiết bất thƣờng gây ra, phát triển sản xuất kinh tế bền vững.

- Tăng cƣờng lắp đặt hệ thống đo mƣa ở các vùng thƣờng xảy ra hạn hán (nhƣ huyện Madrak, Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Nô) để theo dõi tình hình diễn biến lƣợng mƣa và có những dự báo kịp thời.

- Tăng cƣờng công tác quản lý, khai thác đồng bộ và hiệu quả các công trình thủy lợi đảm bảo chống hạn. Triển khai kiên cố hoá hệ thống kênh mƣơng tƣới, đảm bảo tiết kiệm nƣớc, phân phối nƣớc kịp thời và chất lƣợng. Thực hiện tốt việc nạo vét các kênh, mƣơng nội đồng để dẫn và lấy nƣớc nhanh, kiểm tra phát hiện các vị trí hƣ hỏng và sửa chữa kịp thời các tuyến kênh mƣơng nội đồng để chống rò rỉ, thất thoát, lãng phí nguồn nƣớc.

- Xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ lƣu trữ, dâng nƣớc, trong đó ƣu tiên xây dựng các hồ chứa nƣớc và đập dâng nhằm tăng cƣờng thêm nguồn nƣớc trong mùa khô phục vụ sản xuất nông nghiệp và tạo nguồn nƣớc phục vụ sinh hoạt cho ngƣời dân.

- Điều tiết hợp lý các hồ chứa lớn (hồ Ea Sup thƣợng, Ea Sup hạ, các đập thuỷ điện Buôn TuaSar, Buôn Kuốp, Drây H‟linh, Srepok 3, Srepok 4…) để vừa đảm bảo nhu cầu phát điện vừa tăng đƣợc nguồn nƣớc tƣới cho hạ lƣu vào thời điểm cần thiết. - Lắp đặt các hệ thống trạm ơm dã chiến trong trƣờng hợp chống hạn cấp bách, lấy nƣớc sông ở những nơi có điều kiện để tăng thêm nguồn nƣớc hỗ trợ cho các vùng tƣới khác khi các hồ, đập bị cạn kiệt.

90

- Quy hoạch phát triển thủy lợi quy mô vừa và nhỏ, áp dụng các biện pháp truyền thống và hiện đại để sử dụng nƣớc có hiệu quả nhƣ: công nghệ kỹ thuật tƣới tiết kiệm nƣớc (tƣới nhỏ giọt, phun mƣa, tƣới ngầm cục bộ…vv); phủ màng ni-lông hạn chế bốc hơi nƣớc; giảm lƣợng nƣớc tƣới ở những giai đoạn sinh trƣởng của cây trồng không quyết định đến năng suất và chất lƣợng sản phẩm (đặc biệt là cây cà phê, tiêu).

- Khuyến cáo ngƣời dân chuyển đổi mùa vụ gieo trồng các loại cây trồng cho phù hợp tình hình hạn hán liên tục xảy ra hằng năm.

- Xây dựng và bổ sung các quy trình tƣới tiêu, vận hành công trình nhƣ: quy trình tƣới tiêu nƣớc cho cây trồng; quy trình cấp nƣớc cho dân sinh, cho chăn nuôi; quy trình vận hành điều tiết hồ chứa; quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi… - Quy hoạch sử dụng đất:

+ Khoanh những vùng đất thƣờng xảy ra khô hạn (nhƣ Mađrak, Buôn Đôn, Ea Súp, Cƣ Jút, Krông Nô) để có những biện pháp tăng cƣờng chống hạn vào mùa khô nhƣ tăng cƣờng các hệ thống thủy lợi, lắp đặt các hệ thống trạm ơm dã chiến trong trƣờng hợp chống hạn cấp bách.

+ Sử dụng các vật liệu tự nhiên và nhân tạo để tăng khả năng giữ nƣớc, cung cấp nƣớc cho cây trồng vào mùa khô hạn thông qua biện pháp giảm nhỏ lƣợng bốc hơi bề mặt ruộng, tăng khả năng giữ ẩm cho đất (nhƣ iện pháp tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô hoặc sử dụng màng phủ PVC…), đồng thời biện pháp này cũng giúp tránh đƣợc hiện tƣợng sa mạc hóa đất.

+ Áp dụng các mô hình canh tác xen canh trên đất dốc giữa cây ngắn ngày và cây dài ngày (trồng xen cà phê, hồ tiêu, điều với các loại cây ngắn ngày nhƣ: ngô, đậu, đỗ…), trồng cây theo đƣờng đồng mức, ruộng bậc thang để hạn chế xói mòn và bổ sung đuợc lƣợng nƣớc mƣa cho nƣớc ngầm.

+ Chuyển đổi hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ trong các năm có hạn xảy ra. Trồng các loại cây có nhu cầu sử dụng nƣớc ít nhƣ ngô, đậu, cao su..., lựa chọn

91

những giống cây trồng có khả năng chịu hạn nhƣ cà phê, lúa, ngô..., giống ra hoa nhiều lần (đối với cây điều), hoặc dịch chuyển thời vụ để tránh hạn hán. Đặc biệt đối với cà phê cần quan tâm sử dụng bộ giống chín muộn để không những tăng năng suất, chất lƣợng mà còn giảm áp lực tƣới nƣớc, góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái và giảm chi phí đầu vào.

+ Bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với khả năng cung cấp nƣớc của từng khu vực. Nhƣ việc chuyển một số diện tích đất trồng điều ở các vùng có điều kiện khí hậu bất thuận, nắng nóng, khô hạn, sản xuất không hiệu quả (nhƣ Buôn Đôn, Madrak) sang trồng các loại cây khác có hiệu quả hơn nhƣ sắn, khoai lang, khoai môn là những loại cây có khả năng thích ứng cao với điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hạn.

- Tăng cƣờng đa dạng sinh học trên vƣờn cà phê, hồ tiêu nhƣ trồng cây che bóng (thƣờng sử dụng cây cây muồng hoa vàng, keo dậu Cuba, sồi lá bạc, trôm...); cây đai rừng (thƣờng là các loại cây lấy gỗ nhƣ muồng đen, cây hông, cây xà cừ...); và cây ăn quả (nhƣ sầu riêng, ơ, mít), sẽ là giải pháp thích ứng và giảm thiểu tác hại của hạn hán, nắng nóng một cách hiệu quả do hệ thống cây trồng này có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau trong việc điều hòa vi khí hậu, hạn chế bốc thoát hơi nƣớc trên bề mặt đất và lá, cung cấp chất hữu cơ, cải tạo đất, hạn chế xói mòn và rửa trôi đất giúp sản xuất cà phê, hồ tiêu bền vững hơn, tiết kiệm đƣợc lƣợng nƣớc tƣới vào mùa khô và đảm bảo đƣợc năng suất cây trồng.

- Nhà nƣớc cần đầu tƣ nguồn kinh phí thỏa đáng và mang tính chiến lƣợc cho nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp (thông qua các chƣơng trình, dự án....) trong việc chọn tạo giống kháng, chịu hạn; giống kháng/chống chịu sâu bệnh; giống chín tập trung, hoặc rải rác (tùy đối tƣợng cây trồng và tùy vùng sinh thái); nghiên cứu về các giải pháp canh tác tổng hợp cho từng loại cây trồng, trên từng vùng sinh thái theo hƣớng thích ứng cao với hạn hán và BĐKH.

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo hạn hán lưu vực sông srepok dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu p3 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)