3.5.1.1 Chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại
Cần phải thu gom toàn bộ 100% chất thải sinh hoạt (CTSH) từ các hộ dân trong các khu dân ven các tyến sông và kênh, nhất là sông Vàm Cỏ Đông. Đồng xúc tiến nhanh việc đầu tư khu xử lý rác của huyện theo đúng quy định như hướng dẫn trong Thông tư 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD.
Phân loại và thu gom chât thải nguy hại (CTNH) tại mỗi hộ dân và tại các nông hộ có bao bì, vỏ thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Đồng thời tiến đến phương án thu gom và vận chuyển các loại chất thải này đến trạm Lá Xanh tại Bến Lức để xử lý.
3.5.1.2 Nước thải sinh hoạt
Trước tiên cần được sự huy động vốn của nhà nước để xây dựng các công trình thoát nước, sau đó thực hiện quy hoạch hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung trên địa bàn huyện Mộc Hóa, tập trung ưu tiên thực hiện trước tại khu vực thị trấn Mộc Hóa (đề xuất 1 trạm tại Thị trấn, 1 trạm gần các khu tái định cư, các trung tâm xã theo nhu cầu thực tế
Cần tiến hành điều tra chi tiết về hệ thống cống thu gom nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư lớn, đồng thời lên phương án cải tạo nâng cấp và hướng tới thu gom nước thải sinh hoạt xử lý đạt quy chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường.
3.5.1.3 Nước thải từ hoạt động nông nghiệp Trồng trọt
Canh tác trên vùng đất phèn phải thực hiện theo các hướng dẫn kỹ thuật nhằm hạn chế sự xì phèn, tiêu thoát các độc tố từ trong đất ra nguồn nước mặt do quá trình tháu rửa phèn.
70
Khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón vi sinh, sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thời gian phân giải ngắn. Kiểm soát, hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV tràn lan, tăng cường công tác quản lý việc thải bỏ các loại chai lọ, thuốc BVTV dư,… vào môi trường.
Quản lý tốt nguồn nước trong hệ thống Kênh, mương nội đồng không để nguồn nước chứa hóa chất BVTV tràn lan ra môi trường nước bên ngoài làm ảnh hưởng đến các sinh vật và các vi sinh vật có trong nước.
Chăn nuôi
Hạn chế chăn nuôi bầy vịt chạy đồng trên các Kênh, rạch làm ảnh hưởng xấu đến nguồn nước sinh hoạt của người dân, và vấn đề vứt xác động vật chết xuống các con sông và các con Kênh.
Áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ chăn nuôi như hệ thống Biogas. Cụ thể từng quy trình xử lý như sau:
Hệ thống Biogas
Biogas là một loại khí đốt sinh học được tạo ra khi phân hủy yếm khí phân thải ra của gia súc. Các chất thải của gia súc được cho vào hầm kín (hay túi ủ), ở đó các vi sinh vật sẽ phân hủy chúng thành các chất mùn và khí, khí này được thu lại qua một hệ thống đường dẫn tới lò để đốt, phục vụ sinh hoạt của gia đình. Các chất thải ra sau quá trình phân hủy trong hầm kín (hay túi ủ) gần như sạch và có thể thải ra môi trường, đặc biệt nước thải của hệ thống Biogas có thể dùng tưới cho cây trồng.
3.5.1.4 Nước thải từ trung tâm y tế huện và các cơ sở y tế
Đối với các cơ sở y tế nhỏ (phòng khám đa khoa, trạm y tế) nên phân loại và thu gom nước thải y tế để xử lý bằng bể tự hoại kết hợp với khử trùng và thải ra ao chuyên tiếp nhận kết hợp lọc sinh học.
Rá soát, nâng cấp lại hệ thống xử lý nước thải ở Bệnh viện huyện, tiến hành xử lý nước thải tại trung tâm ý tế huyện và những phòng khám đa khoa quy mô lớn đồng
71
thời tách riêng nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, nước mưa chảy tràn và xây dựng hệ thống XLNT (bao gồm cả sinh hoạt và y tế) theo quy trình xử lý sinh học, kết hợp với khử trùng Ozone.
3.5.1.5 Nuôi trồng thủy sản
Do hoạt động nuôi tôm lấy nước ngầm tầng nhiễm mặn để làm mặn hóa nguồn nước nên cần phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn; xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân hành nghề khoan giếng, khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất trái phép, khai thác sử dụng nước dưới đất cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ; xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời buộc các tổ chức, cá nhân phải thực hiện xử lý, trám lấp công trình khai thác nước dưới đất theo quy định.
Bên cạnh đó, các xã cần tuyên truyền, phổ biến tới các tổ chức, hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn hiểu về chủ trương, chính sách của tỉnh về tài nguyên nước, trong đó huyện Mộc Hóa không quy hoạch nguồn tài nguyên nước dưới đất phục vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước mặn, lợ; hoạt động khoan giếng, khai thác, sử dụng nước dưới đất tự phát làm gia tăng mặn, tiềm ẩn nguy cơ gây sụt lún đất. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm theo quy định hiện hành các hộ, doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý và các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.
3.5.1.6 Quản lý vấn nạn lục bình tại sông, Kênh, rạch
UBND tỉnh cần chỉ đạo phân công, phân cấp nhiệm vụ vớt lục bình, ở phạm vi hành chính của địa phương nào thì địa phương đó chịu trách nhiệm làm sạch lục bình trên sông, Kênh, rạch. Đồng thời, nghiêm cấm các hoạt động thả chà trên Kênh, sông, rạch.
UBND huyện cần chỉ đạo cấp xã, ấp huy động lực lượng đoàn thể và nhân dân thực hiện. Đồng thời, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 04/4/2014 của UBND tỉnh, kiểm tra, kiên quyết xử lý các hoạt động thả chà trên Kênh, sông, rạch
72
để lưu giữ lục bình. Các địa phương phải chủ động huy động các nguồn lực và vận động nhân dân thường xuyên vớt, diệt lục bình trên sông.
Chính quyền cấp xã cần phối hợp với lực lượng chức năng ra quân vớt, phun xịt diệt lục bình để tạo sự thông thoáng, phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt và sản xuất của bà con. Trong thời gian tới, UBND xã cần vận động người dân sống trên tuyến sông, rạch vớt lục bình lên bờ. Những nơi lục bình dày đặc thì tiến hành phun thuốc nhằm diệt lục bình triệt để.
Khuyến khích và tài trợ các mô hình sử dụng lục bình làm nguyên liệu trồng nấm rơm và phân hữu cơ từ kết quả các đề tài đều được áp dụng rộng rãi vào thực tế. Sở KHCN thực hiện các mô hình điểm để nông dân, doanh nghiệp làm theo nhưng trên thực tế còn gặp khó khăn. Cần các cơ chế ưu đãi thu hút doanh nghiệp đầu tư khai thác, chế biến lục bình. Tại một số nơi, người dân sau khi khai thác lục bình cố tình đẩy đuổi gốc lục bình ra sông, rạch.
Hình thành các làng nghề đan lát lục bình, người dân biết tận dụng lục bình để cắt, phơi, đan lát theo các mẫu mã, khuôn mẫu có sẵn do các công ty mỹ nghệ từ TP.HCM và Long An đặt hàng sản xuất. Hiện tại, một số ấp trên địa bàn các huyện đủ tiêu chí để công nhận làng nghề.
Trong thời gian tới, UBND huyện cần tiếp tục chỉ đạo các xã chủ động tổ chức tham quan, học tập ở một số nơi thành công trong việc làm đồ thủ công mỹ nghệ từ lục bình, giúp người nông dân tạo ra mẫu mã, sản phẩm mới nhằm tăng sức cạnh tranh; đồng thời chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các ngành liên quan thực hiện các thủ tục để công nhận thành làng nghề đan lát lục bình.
3.5.1.7 Cống thoát ở chợ Bình Phong Thạnh
Nguyên nhân chính tiềm tàng gây ô nhiễm môi trường trong khu vực chợ Bình Phong Thạnh là do thực phẩm tươi sống không bố trí hệ thống ngăn các loại chất
73
thải từ các loại thực phẩm tươi sống, nên các loại chất thải này chảy vào cống, lâu ngày dẫn đến bốc mùi hôi.
Cần các giải pháp công trình hoặc phi công trình xử lý hiệu quả nước thải tại chợ, thiết lập các hệ thống thu gom và xử lý nước thải chung, cần hoàn thiện việc đấu nối đưa về trạm xử lý. Cùng với đó là đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của các tiểu thương kinh doanh tại chợ...