Quản lý hiệu quả các hầm đất sau khai thác

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt ở huyện mộc hóa, tỉnh long an phục vụ cho công tác quản lý phần 3 luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 37)

Hoạt động khai thác và sử dụng các hầm đất để lại nhiều hệ quả như đã phân tích ở các phần trước nên việc đề xuất hướng sử dụng mặt bằng sau khai thác cần được thành lập trước khi tiến hành khai thác đối với bất kỳ một mỏ nào nhằm gia tăng tính tích cực của hoạt động khoáng sản. Trên thực tế, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, việc khai thác các hầm đất bị kéo dài, thay đổi tính chất tại một số vùng nên chỉ có thể áp dụng phương án hoàn thổ là đưa mỏ về tình trạng về gần giống như trước khi khai thác với đầy đủ các giá trị về môi trường, di sản hay bảo tồn. Tuy nhiên, do đặc thù khai thác c hầm đất với lượng đất lấy đi quá lớn nên không thể hoàn thổ, do đó chỉ có thể lựa chọn hướng cải tạo hầm theo các mục đích sử dụng đất có lợi khác. Hướng sử dụng đất sau khai thác dựa trên điều kiện kinh tế, tự nhiên và xã hội tại xã đễ định hướng cải tạo.

Với các chỉ số phân tích ở trên, có thể đưa ra các hướng cải tạo và sử dụng sau khai thác một cách tổng quan qua 2 bước:

- Bước 1. Định hướng cải tạo đối với các hầm có chỉ số chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn, cần tạo điều kiện môi trường thông thoáng, ngăn phèn, sục khí cho nước để cải thiện tình trạng chất lượng nước.

- Bước 2. Sử dụng các hầm phải dựa trên tính chất các hầm liên quan đến mục đích và khả năng cải tạo, các hầm có điều kiện môi trường tương đối tốt cố thể đưa vào

74

sử dụng (nuôi cá, tạo cảnh…), một số khác có thể phải cải tạo rồi mới đưa vào sử dụng hoặc có thể kết hợp các phương án sử dụng kết hợp với cải tạo môi trường. Đối với một số hầm đang sử dụng nuôi cá như hầm đất ở ấp Cả Đá, xã Tân Thành có thể dùng phương pháp sử dụng vi sinh xử lý phèn được nhiều người nuôi sử dụng mang lại hiệu quả rất cao. Bằng cách sử dụng các loại vi khuẩn có khả năng phân hủy phèn rải đều vào ao nuôi, sau 3 - 5 ngày vi khuẩn sẽ phân hủy các chất gây phèn làm cho ao nuôi hết phèn. Ưu điểm của phương pháp này là rất tiết kiệm, vì không phải xử lý phèn lại nhiều lần, hiệu quả mang lại rất cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt ở huyện mộc hóa, tỉnh long an phục vụ cho công tác quản lý phần 3 luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)