Qua kết quả phân tích về chất lượng nước mặt của huyện Mộc Hóa thì ta thấy được rằng:
Chất lượng nguồn nước mặt của huyện ô nhiễm nặng vào mùa nước nổi ở các vị trí Kênh 61, sông Vàm Cỏ Tây, Kênh 79, cùng với 1 vị trí hầm đất xã Bình Phong Thạnh phù hợp cho mục sinh hoạt. Để quản lý nguồn nước đạt chất lượng cao hơn thì chúng ta cần có các giải pháp quản lý để nâng cao chất lượng nguồn nước tốt hơn bằng cách giảm đi lượng chất thải các chất gây ô nhiễm hữu cơ có nguy cơ làm ô nhiễm ra môi trường nước.
Trong tương lai sẽ đưa chất lượng nguồn nước tại các vị trí bị ô nhiễm nhẹ thành những nơi không còn ô nhiễm nữa và có thể sử dụng nguồn nước mặt cho mục đích sinh hoạt và các mục đích khác để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và ngăn chặn các tác động xấu đến môi trường.
Cần xây dựng bể tự hoại xử lý nước thải trước khi thải trực tiếp ra cống thoát nước mưa hoặc sông rạch.
Xây dựng khu xử lý chất thải rắn tại xã Bình Hòa Đông diện tích 04 ha phục vụ xử lý chất thải rắn cho toàn bộ huyện Mộc Hóa.
77
KẾT LUẬN
Nguồn nước mặt đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân địa phương nhưng nguồn tài nguyên nước mặt dễ bị ô nhiễm, vẫn chưa được quan tâm bảo vệ và khai thác hợp lý. Nguồn nước này đang được khai thác sử dụng một cách bừa bãi, nhận thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn nước chưa cao và người dân cũng chưa có nhận thức đầy đủ về ảnh hưởng của chất lượng nước đến sức khỏe con người.
Qua kết quả phân tích các chỉ tiêu về chất lượng nước mặt trên đạ bàn Huyện, có thể đưa ra một số kết luận như sau: Hầu hết các chỉ tiêu đã phân tích về chất lượng nước mặt đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn chất lượng nước ngầm QCVN 08:2015/BTNMT ở đợt một (mùa khô), có một số chỉ tiêu ở các vị trí lấy mẫu vượt quá quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên, ở đợt hai (mùa nước nổi) các thông số chất lượng nước mặt tăng đáng kể như: COD, BOD5, Amoni, Phosphta và Coliform và TSS. Các điểm có chất lượng nước mặt ở đợt 02 ảnh hưởng các thông số trên nên hầu hết chất lượng nước mặt thấp hơn mùa khô đáng kể là ở vị trí Kênh 61, sông Vàm Cỏ Tây, Kênh Cây Khô Lớn, Kênh Cây Khô Nhỏ và Kênh Đường Bàng có chất lượng nước ở đợt 02 rơi vào loại 5, mức đỏ (nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai).
Nhìn chung, chất lượng nước mặt vào mùa khô tại các điểm thu mẫu trên địa bàn huyện Mộc Hóa tương đối tốt có thể sử dụng cho mục sinh hoạt cho người dân. Nhưng vào mùa nước lũ diễn biến chất lượng nước lại xấu đi, do bị ô nhiễm nặng hàm lượng chất hữu cơ và TSS cao, các nguồn ô nhiễm dễ dàng phát tán theo dòng chảy nên dễ dàng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Ngoài ra, các vấn đề ô nhiễm liên vùng ảnh hượng hệ thống Kênh rạch của huyện từ con sông chính là Vàm Cỏ Tây và Bảy Chín các hoạt động kinh tế dọc theo hai bên bờ như: canh tác lúa, rác, nước thải sinh hoạt và chăn nuôi tự phát là các điểm đen môi trường của Huyện ảnh hưởng đến lưu vực sông, Kênh trên địa bàn.
78
Cũng từ kết quả nghiên cứu, học viên cũng đưa ra một số giải pháp về quản lý nhà nước, về kỹ thuật, kế hoạch - tài chính và giải pháp truyền thông nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên dưới mặt của huyện Mộc Hóa nói riêng và toàn tỉnh Long An nói chung.
79
PHỤ LỤC
Phiếu ĐTNM
Mã số
Ô này dành cho CQ chủ trì ghi
PHIẾU ĐIỀU TRA
ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NƯỚC MẶT Họ và tên người trả lời phiếu: (CHỮ IN HOA) Giới tính Nam Nữ Nhóm dân tộc Kinh Khác………… Tuổi ……… Địa chỉ nơi ở: ……….