- Nhắc lại kiến thức đã học trong tiết.
- Bài tập về nhà: các bài tập còn lại trong phiếu bài tập và làm các bài tập sách giáo khoa bài 2,3,4.
2.2. Biện pháp 2: Vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề và phương pháp kiến tạo trong một tiết học. phương pháp kiến tạo trong một tiết học.
Trong một lớp học, trình độ nhận thức và tư duy của mỗi học sinh không đồng đều, giáo viên giảng dạy nắm rõ các nhóm học sinh theo từng năng lực nhận thức và tư duy khác nhau để trong quá trình dạy học toán, giáo viên thiết kế các mức độ kiến thức, các phương pháp dạy học phù hợp để đánh giá được mức độ nhận thức, tư duy của mỗi học sinh càng cụ thể càng tốt, qua đó có thể có thông tin phản hồi về nhận thức của học sinh sau mỗi nội dung dạy học.
Khi soạn giáo án giáo viên lấy trình độ học sinh chung của cả lớp để xác định mục tiêu và dựa vào năng lực của mỗi nhóm học sinh trong lớp thiết kế thêm yêu cầu phân hóa đối với những nhóm học sinh có trình độ kiến thức và tư duy khác nhau để mỗi học sinh làm việc với sự nỗ lực trí tuệ vừa sức mình. Cụ thể giáo viên sử dụng các pha dạy học giải quyết vấn đề như sau: các hoạt động dạy học sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề được thực hiện trước theo các bước :
Bước 1: Xây dựng tình huống có vấn đề - đưa học sinh vào tình huống có vấn đề - phân tích tình huống đó.
34
Bước 2: Giải quyết vấn đề - phân tích vấn đề, làm rõ mối liên hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm – đề xuất và thực hiện hướng giải quyết.
Bước 3: Kiểm tra và vận dụng – kiểm tra sự đúng đắn và phù hợp với thực tế của lời giải – kiểm tra tính hợp lí và tối ưu của lời giải.
Sau đó sử dụng phương pháp kiến tạo vào trong hoạt động làm bài tập như sau:
Bước 4: Dự đoán
- Dựa vào vấn đề đã giải quyết, dự đoán vấn đề nảy sinh và đặt mục đích chứng minh tính đúng đắn đó.
Bước 5: Kiểm nghiệm – Điểu chỉnh – Thích nghi – Kiến thức mới
- Kiểm nghiệm tính đúng đắn của các vấn đề dự đoán, điều chỉnh các vấn đề chưa chính xác, lập luận và xác nhận kiến thức mới.
Giáo viên xây dựng hệ thống bài tập theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Trong đó, các mức bài tập kiến tạo được xây dựng theo mức độ tăng dần, phù hợp với trình độ, năng lực nhận thức của từng nhóm học sinh.
Thông qua biện pháp Vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
và phương pháp kiến tạo trong một tiết dạy nâng cao tính tích cực học tập của
học sinh, làm cho mọi đối tượng học sinh đều làm việc với sự nỗ lực trí tuệ vừa sức mình, làm cho học sinh tham gia trực tiếp, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập, lĩnh hội tri thức mới.
35
GIÁO ÁN: Tiết 34: PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG TRÒN (Tiết 1- Hình học 10)