Thực trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường bãi rác nông tiến, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang” (Trang 65 - 67)

- Tái sử dụng chất thải: là việc sử dụng những sản phẩm hoặc nguyên liệu có quãng đời sử

3.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế thành phố Tuyên Quang trong những năm qua đã có nhiều thay đổi, cụ thể như sau.

a. Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế có những chuyển biến tích cực, ngày càng tăng, bình quân hàng năm 12% (của tỉnh là 11,04%) nên đã đáp ứng được những mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra. Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu ước 12,9 triệu USD đạt 444,8% kế hoạch (kế hoạch 2,9 triệu USD) [20]

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của thành phố trong những năm qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp- tiểu chủ công nghiệp; thương mại -dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông- lâm nghiệp.

Năm 2012 cơ cấu kinh tế của thành phố, như sau: + Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp : 40%. + Thương mại, dịch vụ, du lịch : 53%. + Nông, lâm nghiệp: 07%.

c. Công nghiệp, dịch vụ

- Công nghiệp: Có bước phát triển khá, giá trị đạt 375 tỷ đồng ( 47,3% kế hoạch). Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 170 tỷ đồng, đạt 44,2% kế hoạch so với cùng kỳ năm 2011 tăng 36,4%. Giá trị sản xuất công nghiệp ước 1.562 tỷ đồng đạt 98% (kế hoạch 1.594,0 tỷ đồng). Một số sản phẩm chủ yếu như xi măng đạt 200.000 tấn /năm, tăng 97,6%; đường kính 8.000 tấn/năm, tăng 6,6% so với năm 2011.

- Thủ công nghiệp: Được quan tâm, tạo điều kiện để phát triển các ngành nghề. Năm 2011 có 4.220 hộ sản xuất thủ công nghiệp, tăng 1.022 hộ so với năm 2010. Số hộ làm thủ công nghiệp làm thủ công nghiệp tăng khá,

năm 2012 có 2.030 hộ tăng 585 hộ so với năm 2011 chiếm 48,1% số hộ sản xuất thủ công nghiệp.[20]

- Dịch vụ: Thị trường đã có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế. Thành phố đã đầu tư xây dựng khu trung tâm thương mại Tân trào, nâng cấp và sắp xếp lại hoạt động của chợ Tam Cờ, tăng lượng hàng hoá và quy mô kinh doanh trở thành chợ trung tâm cung cấp hàng hoá cho các địa phương trong và ngoài tỉnh; làm mới 5 chợ của các xã. Hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ được duy trì và giữ ổn định, tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu ước 12,9 triệu USD đạt 444,8% kế hoạch (tăng 11,71 triệu USD so với năm 2011).[20]

d. Nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản

- Về trồng trọt: Tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp theo đúng kế hoạch, thời vụ sản xuất, tích cực chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa, ngô và cây hoa màu. Tổng sản lượng lương thực 16.243/16.940 tấn đạt 95,9% kế hoạch. Xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2012 - 2015; thực hiện 6 dự án lúa chất lượng cao với diện tích 407,58 ha, 3 dự án chăn nuôi lợn tập trung tại xã Thái Long và xã Đội Cấn.

- Về chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định: Tổng đàn trâu 2.126 con đạt 81% kế hoạch, đàn bò 660 con đạt 74,6% kế hoạch, đàn lợn 21.697 con đạt 114,8% kế hoạch, đàn gia cầm 209.000 con đạt 91,3% kế hoạch.[20]

- Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp của thành phố không nhiều, chiếm 28,6% tổng diện tích tự nhiên, nhưng lại chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng diện tích đất nông nghiệp của thành phố. Hiện có 1.239 ha đất rừng, có 58,2% là đất rừng sản xuất, còn lại 41,8% rừng phòng hộ, độ che phủ rừng đạt 62%.

- Thủy sản: Trong những năm diện tích nuôi trồng thuỷ sản có tăng nhưng chậm. Năm 2012 toàn thành phố có 63 ha đất cho nuôi trồng thuỷ sản với tổng sản lượng thuỷ sản toàn thành phố đạt 172 tấn, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thành phố.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường bãi rác nông tiến, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang” (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w