Hiện trạng quản lý rác thải trên thế giớ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường bãi rác nông tiến, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang” (Trang 43 - 47)

- Tái sử dụng chất thải: là việc sử dụng những sản phẩm hoặc nguyên liệu có quãng đời sử

1.4.1. Hiện trạng quản lý rác thải trên thế giớ

1.4.1.1. Tình hình phát sinh, thu gom và phân loại rác thải trên thế giới

Hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, công nghiệp hoá phát triển mạnh đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường. Thế giới đang đứng trước những thách thức vô cùng quyết

liệt về phát triển và bảo vệ môi trường. Xã hội phát triển, nhu cầu tiêu thụ của con người tăng lên dẫn đến lượng rác thải cũng tăng lên nhanh chóng.

Theo Nguyễn Thị Anh Hoa (2006) [9], lượng rác tính theo đầu người ở một số nước là:

Canada: 1,7 kg/người/ngày Australia: 1,6 kg/người/ngày Thuỵ Sỹ: 1,3 kg/người/ngày Thuỵ Điển: 1,3 kg/người/ngày Trung Quốc: 1,3 kg/người/ngày.

Ở các nước phát triển thì việc thu gom đạt hiệu suất cao, một số quốc gia hầu như lượng chất thải rắn phát sinh được thu gom toàn bộ như: Mỹ, Thuỵ Điển... Ở các nước nghèo và các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thì việc đầu tư vào việc thu gom đạt hiệu suất chưa cao, chỉ đạt 60 - 70% thậm chí có nơi còn thấp hơn (Nguyễn Thị Anh Hoa, 2006) [9].

Trên thế giới, ở một số nước đã có những mô hình phân loại và thu gom rác thải sinh hoạt rất hiệu quả.

- Hà Lan: Người dân phân loại rác thải và những gì có thể tái chế sẽ được tách riêng. Những thùng rác với kiểu dáng màu sắc khác nhau được sử dụng trong thành phố. Thùng lớn màu vàng ở gần siêu thị để chứa các đồ kính, thuỷ tinh. Thùng màu xanh nhạt để chứa giấy. Tại các nơi đông dân cư sinh sống thường đặt hai thùng rác màu sắc khác nhau, một loại chứa rác có thể phân huỷ và loại không phân huỷ.

- Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau: rác hữư cơ, rác vô cơ và giấy vải. thuỷ tinh, các kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại: giấy, thuỷ tinh, kim loại, nhựa... đều được đưa đến các cơ sở tái chế hàng hoá.

- Đức: Mỗi hộ gia đình được phát 3 thùng rác có màu khác nhau: màu xanh dùng để đựng giấy, màu vàng đựng túi nhựa và kim loại, còn màu đen đựng các thứ khác. Các loại này sẽ được mang đến các nơi xử lý khác nhau.

Đối với hệ thống thu gom rác công cộng đặt trên hè phố, rác được chia thành 4 loại với 4 thùng có màu khác nhau: màu xanh lam đựng giấy, màu vàng đựng túi nhựa và kim loại, màu đỏ đựng kính, thuỷ tinh và màu xanh thẫm đựng rác còn lại.

1.4.1.2. Tình hình xử lý rác thải trên thế giới

Xã hội càng phát triển thì rác thải càng nhiều và việc xử lý rác thải càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Xử lý rác thải là một vấn đề tổng hợp liên quan cả về kỹ thuật lẫn kinh tế và xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp kỹ thuật công nghệ xử lý chất thải rắn đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới; đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển, nơi sử dụng nhiều thành tựu khoa học trong sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, nhiều nước đã nghiên cứu ra nhiều biện pháp tái sử dụng lại chất thải rắn. Kinh nghiệm một số nước cho thấy có 90% chai và trên 90% can được đưa vào sử dụng trung bình từ 15 - 20 lần và trong quá trình xử lý rác, người ta có thể tái chế ra các loại nhiên liệu rắn và than cốc. (Nguyễn Thị Anh Hoa, 2006) [9].

Tuỳ theo điều kiện thực tế mỗi nước mà phương pháp và trình độ công nghệ xử lý chất thải rắn cũng khác nhau:

- Theo con số thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm thế giới thải ra 10 tỷ tấn CTRSH, trong đó 4 tỷ tấn được thải ra từ các nước trong tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Khối lượng CTR đô thị phát sinh trên toàn nước Mỹ là 254 triệu tấn/năm, trong đó 33,4% tương đương với 85 tấn đã được tái chế. Lượng CTRSH phát sinh theo bình quân đầu người ở Nga là 0,82 kg/người/ngày, tương đương khoảng 50 triệu tấn CTRSH/năm; ở Anh là 1,37 kg/người/ngày, khoảng 50 triệu tấn CTRSH/năm. [23].

- Ở Thuỵ Điển: Thực hiện chiến lược giảm tối thiểu lượng chất thải rắn và tăng cường thu hồi phế liệu cho tái chế, áp dụng công nghệ tiên tiến để phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn (phương pháp hút chân không tự động để thu gom chất thải rắn). Thuỵ Điển hiện có 282 bãi chôn lấp với tổng số 4,75 triệu tấn chất thải được chôn lấp[21]. Thuỵ Điển là một trong số những quốc gia thực hiện phân loại rác tại nguồn rất có hiệu quả với sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư, đồng thời xử lý chất thải rắn rất có hiệu quả.

- Ở Singapore: Chất thải rắn được thu gom bằng túi nilon đặc biệt và đuựoc phân loại ngay tại nguồn. Đến năm 2001 cả nước có 5 nhà máy đốt rác với công suất 9.000 tấn/ngày (khoảng 97%, còn 3% chôn lấp đặc biệt ở biển). Hiện nay, mỗi ngày Singapore thải ra khoảng 16.000 tấn CTRSH. Do thực hiện công tác phân loại tại nguồn nên 56% khối lượng CTRSH thải ra mỗi ngày (khoảng 9.000 tấn) được quay lại các nhà máy để tái chế, khối lượng CTRSH còn lại (khoảng 7.000 tấn) được đưa vào 4 nhà máy để đốt thành. Trong quá trình tiêu huỷ chất thải rắn, nhiệt được thu hồi để chạy máy phát điện. Đó là một đất nước sạch, đẹp, văn minh.[21]

- Ở Nhật Bản: Do diện tích đất đai có hạn nên hiện nay Nhật Bản đang sử dụng phương pháp thiêu đốt chất thải rắn với việc thu hồi năng lượng là chủ yếu (chiếm 72,8% tổng lượng chất thải với 1919 xí nghiệp đốt rác hoạt động). Công suất của các xí nghiệp lớn nhất lên tới 1980 tấn/ngày đêm.

- Ở Đức: Rất chú trọng đến biện pháp tái sinh chất thải rắn, lượng chất thải rắn chôn lấp có xu hướng giảm dần (70% năm 1990 chỉ còn lại 46% ở những năm cuối thế kỷ 20), nguyên nhân chính là do chính phủ quy định công nghệ chôn lấp phải tiên tiến, bãi chôn lấp chỉ tiếp nhận rác đã qua thiêu huỷ hoặc xử lý sơ bộ (nghiền, nén).

Trong khi đó, ở các nước đang phát triển còn phải đối mặt với những khó khăn về xử lý chất thải. Chủ yếu là thiếu kinh phí, thiếu kinh nghiệm,

thường tập trung xử lý chôn lấp (Mockva 90%, Seoul 70%, Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ 87,5%, Budapest - Hungari 50%, Bangkok 85%, Philipin xấp xỉ 90%, Việt Nam gần 100%), chỉ một khối lượng rất nhỏ được chế biến phân bón và đốt, xấp xỉ 2% với những kỹ thuật chưa tiên tiến. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực của các chính quyền đô thị và sự quan tâm của Nhà nước.

Bảng 1.1: Các phương pháp xử lý CTR đô thị ở một số nước [18]

Đơn vị: %

TT Tên nước Các phương pháp xử lý (Tính %)

Chôn Chế biến phân Đốt Không thu năng lượng Thu hồi năng lượng 1 Đức 46 2 0 36 16 tái chế 2 Đan Mạch 29 4 0 48 19 tái chế 3 Canada 80 2 8 10 tái chế 4 Pháp 40 22 0 38 5 Ý 74 3 20 3 tái chế 6 Hà Lan 45 4 0 51 7 Anh 88 1 0 11 8 Thuỵ Điển 35 10 0 55 9 Nhật Bản 23 4,2 72,8 10 Mỹ 67 2 16 15 tái chế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường bãi rác nông tiến, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang” (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w