- Tái sử dụng chất thải: là việc sử dụng những sản phẩm hoặc nguyên liệu có quãng đời sử
1.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Có thể phân ra các nguồn phát sinh chất thải rắn như sau:
- Từ sinh hoạt : Phát sinh từ các hộ gia đình, các biệt thự và các căn hộ chung cư. Thành phần rác thải này bao gồm: Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hoá ( bằng giấy, gỗ, carton, plastic, thiếc, nhôm, thuỷ tinh...), đồ dùng điện tử,
vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa...), chất thải độc hại như chất tẩy rửa, bột giặt, chất tẩy trắng, thuốc diệt côn trùng...
- Từ khu thương mại: Phát sinh từ các nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, các trạm söa chữa, bảo hành và dịch vụ. Các loại chất thải từ khu thương mại bao gồm: Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thuỷ tinh, kim loại, đồ điện gia dụng và một phần chất thải độc hại.
- Từ cơ quan, công sở: Phát sinh từ trường học, bệnh viện, văn phòng cơ quan. Thành phần bao gồm: Giấy, nhựa, thuỷ tinh, kim loại...Riêng rác y tế phát sinh từ các hoạt động khám bệnh, điều trị bệnh và nuôi bệnh nhân trong các bệnh viện và cơ sở y tế. Vì vậy rác y tế có thành phần phức tạp gồm các loại bệnh phẩm, kim tiêm, chai lọ chứa thuốc, các loại thuốc quá hạn sử dụng...
- Từ hoạt động giao thông và các công trình xây dựng: Phát sinh từ các hoạt động xây dựng và tháo dỡ công trình xây dựng, giao thông vận tải như: xây dựng nhà mới, sữa chữa nâng cấp mở rộng đường phố, cao ốc, san nền xây dựng. Các loại chất thải bao gồm: gỗ, sắt thép, bê tông, gạch ngói...
- Từ dịch vụ công cộng đô thị: Đó là các hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố, công viên, khu vui chơi giải trí...Thành phần bao gồm: rác, cành cây cắt tỉa, giấy vụn, xác động vật chết...
- Từ hoạt động công nghiệp: Phát sinh từ các hoạt động sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp (sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy hoá chất, nhà máy lọc dầu, nhà máy chế biến thực phẩm...). Thành phần của chúng bao gồm: vật liệu phế thải không độc hại và các chất thải độc hại. Phần rác thải không độc hại có thể đổ bỏ chung với rác thải hộ dân. Đối với rác thải công nghiệp độc hại phải được quản lý và xử lý riêng.
- Từ hoạt động nông nghiệp: Phát sinh từ đồng ruộng, ao vườn, chuồng trại... Các loại chất thải bao gồm phân rác, rơm rạ, thức ăn thừa...[14]