Các nghiên cứu liên quan đến hoạt tính sinh học của MCFA trong dầu dừa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thủy phân triglyceride trong dầu dừa để thu nhận các phân đoạn acid béo tự do có hoạt tính sinh học p1 (Trang 30 - 32)

Một trong những tính chất nổi trội của MCFA nhìn chung là khả năng kháng khuẩn của chúng, trong đó, tiêu biểu nhất là khả năng kháng khuẩn của acid lauric. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về các acid béo có trong dầu dừa, các tác giả đều nhận thấy, chúng chỉ thể hiện được khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, khi ở trạng thái tự do (Shilling và cộng sự, 2013; Kim và cộng sự, 2016; Beena Shino và cộng sự, 2016). Mặt khác, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng acid lauric và monolaurin có khả năng kháng khuẩn, thậm chí chúng có thể kháng được một số virus và nấm. Hoạt tính kháng khuẩn của chúng dựa trên một trong ba cơ chế sau: tiêu hủy màng tế bào vi khuẩn hoặc màng lipid của vi khuẩn bởi các quá trình hóa lý, can thiệp vào quá trình chuyển

15

mã tín hiệu hoặc phiên mã của tế bào và ổn định màng tế bào của cơ thể người. Những cơ chế này khiến cho vi sinh vật bị ức chế [8]. Theo nghiên cứu của tác giả Huang và cộng sự (2011) về khả năng kháng vi khuẩn ở miệng của acid béo mạch ngắn và trung bình, kết quả cho thấy rằng, các acid béo mạch trung bình, đặc biệt là acid lauric có hiệu quả trong việc kháng nấm Candida albicans [17]. Tác giả Kim và cộng sự (2016) cũng đã nghiên cứu khả năng của MCFA kháng lại vi khuẩn Escherichia coli. Kết quả cho thấy rằng, những acid béo này có khả năng ức chếEscherichia coli. Nhóm tác giả khẳng định, kết quả này sẽ có tiềm năng trong việc loại bỏ vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, nâng cao an toàn thực phẩm [18]. Nghiên cứu của tác giả Bergsson và cộng sự (2002) về so sánh khả năng kháng khuẩn của các acid béo có chiều dài mạch carbon khác nhau, trong đó, MCFA gồm acid lauric (C12) và acid capric (C10) làm giảm đáng kể sự sinh trưởng vi khuẩn Helicobacter pylori khi so với acid myristic (C14). Kết quả này chứng tỏ rằng, MCFA có khả năng kháng khuẩn mạnh hơn các acid béo tự do mạch dài (C ≥ 14) [19]. Tác giả Shilling và cộng sự (2013) nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của dầu dừa và MCFA có trong dầu dừa đối với vi khuẩn Clostridium

difficile, các tác giả đã nhận định rằng, dầu dừa nguyên thể không có khả năng kháng

khuẩn, tuy nhiên, khi bị thủy phân giải phóng ra MCFA thì thể hiện được khả năng ức chế vi khuẩn này [20]. Tác giả Sun và cộng sự (2003) cũng có nghiên cứu tương tự về khả năng kháng khuẩn của các acid béo tự do đối với vi khuẩn Helicobacter pylori, trong đó acid lauric là thành phần kháng khuẩn vượt trội nhất. Nhóm tác giả này cũng kết luận rằng, khi chiều dài mạch acid béo tăng lên hay giảm đi sẽ làm giảm đáng kể khả năng kháng khuẩn của acid béo [21]. Tác giả Beena Shino và cộng sự (2016) đã thử so sánh hoạt tính kháng nấm Candida albicans trong răng sâu của trẻ em với các kháng sinh là chlorhexidine, dầu dừa, probiotic và ketoconazole. Kết quả cho thấy rằng, dầu dừa có thể ức chế được loại nấm này. Khả năng ức chế nấm Candida

albicans của bốn tác nhân kháng khuẩn trên tăng dần như sau: probiotic < dầu dừa <

chlorhexidine < ketoconazole [22]. Tác giả Parfene và cộng sự (2013) đã thực hiện nghiên cứu khả năng kháng nấm Yarrowia lipolytica của MCFA từ dầu dừa và cho kết quả dương tính về khả năng kháng nấm của MCFA [23].

Bên cạnh hoạt tính kháng khuẩn, các acid béo bão hòa mạch trung bình trong dầu VCO còn có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Nghiên cứu của tác

16

giả Harini và cộng sự (2009) cho thấy rằng, dầu VCO giúp giảm hàm lượng cholesterol trong máu của nhóm chuột đực giống Rattus norvegicus L. Hàm lượng cholesterol trong máu ở nhóm chuột được cho ăn chế độ giàu béo kết hợp uống dầu VCO (1,3 mL/270g trọng lượng cơ thể/ngày) giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm được ăn chếđộ ăn giàu béo kết hợp uống nước cất lần lượt là 44,6+2,76b (mmol/L) và 55,9+5,6a (mmol/L) [11]. Bên cạnh đó, các triglyceride mạch trung bình còn có tác dụng giảm trọng lượng. Tác giả St – Onge và cộng sự (2002) đã kết luận rằng, do khả năng dễ hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng trực tiếp ở gan của MCFA nên nó không tích tụ chất béo cho cơ thểđồng thời làm tăng cảm giác no sớm, khẩu phần ăn ít lại nên dẫn đến hiện tượng giảm cân [10].

Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây đều cho thấy MCFA và acid lauric thể hiện được khả năng kháng một số loài vi khuẩn, nhưng các nghiên cứu trên sử dụng các hóa chất tinh khiết để thực hiện thí nghiệm mà chưa có nghiên cứu nào sử dụng MCFA là các acid béo tự do được trích ly từ tự nhiên. Trong nghiên cứu của tác giả Shilling và cộng sự (2013), nhóm tác giả có đề cập đến MCFA trong dầu VCO nhưng các acid béo sử dụng cho thí nghiệm lại là dạng acid béo đơn lẻ và tinh khiết của Sigma- Aldrich [20]. Thêm vào đó, cũng chưa có nghiên cứu nào sử dụng MCFA và acid lauric được trích ly từ dầu VCO để khảo sát ảnh hưởng của nó lên hàm lượng cholesterol trong máu. Do đó việc nghiên cứu sử dụng enzyme lipase để thủy phân dầu VCO nhằm thu nhận các phân đoạn acid béo từ dầu VCO, ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như bảo quản thực phẩm, mỹ phẩm ngừa sâu răng hay dược phẩm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, vừa mang tính thực tế, vừa thân thiện với môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thủy phân triglyceride trong dầu dừa để thu nhận các phân đoạn acid béo tự do có hoạt tính sinh học p1 (Trang 30 - 32)