0
Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Đồng Hỷ tỉnh

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 68 -92 )

huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

3.2.1. Tổ chức nhân sự của phòng Tài nguyên và môi trường huyện Đồng Hỷ.

Bảng 3.11: Cơ cấu nhân sự của phòng Tài nguyên và môi trường huyện Đồng Hỷ

Các tiêu chí Năm 2010 Năm 2012

Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ% 1.Số lượng cán bộ (người) 14 100 17 100 - Cán bộ Lãnh đạo 2 14,29 3 17,65 - cán bộ chuyên môn 12 85,71 14 82,35 2.Giới tính - Nam 8 57,14 8 47,06 - Nữ 6 42,86 9 52,94 3. Trình độ chuyên môn - Trên Đại học 2 14,29 6 35,29 + Quản lý đất đai 1 50,00 3 50,00 + Môi trường 0 0 2 33,33 + Chuyên ngành khác 1 50,00 1 16,67 - Đại học 12 85,71 11 64,71 + Quản lý đất đai 10 83,33 10 90,91 + Môi trường 2 16,67 1 9,09 + Chuyên ngành khác 0 0 0 0

( Nguồn: Phiếu điều tra Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ)

Nhận xét: Tính đến thời điểm cuối năm 2012, Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Đồng Hỷ có tổng số 17 người (01 trưởng phòng, 02 phó trưởng phòng và 14 cán bộ làm công tác chuyên môn) trong đó chuyên ngành quản lý đất đai là 13 người (chiếm 76.47%), chuyên ngành môi trường là 3

người (chiếm 17,65%), chuyên ngành khác (chuyên ngành giao thông xây dựng) là 01 người (chiếm 5,88%). Hầu hết các cán bộ Phòng Tài nguyên và môi trường đều có trình độ Đại học và sau đại học, cán bộ có trình độ đại học có 11 người (chiếm 64,71%), trên đại học 06 người (chiếm 35,29%). So sánh với năm 2010, ta thấy nguồn lực của Phòng ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tổng số cán bộ tăng từ 14 người (năm 2010) lên 17 người (năm 2012). Số cán bộ có trình độ chuyên môn trên đại học tăng 4 người so với năm 2010, đặc biệt là huyện cũng đã quan tâm hơn đến công tác môi trường, đã bố trí nguồn lực cho phòng Tài nguyên và môi trường 3 người ( tăng 1 người so với năm 2010). Với lực lượng cán bộ có trình độ chuyên môn như trên, Phòng Tài nguyên và Môi trường Đồng Hỷ có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý đất đai, khoáng sản và môi trường trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.

* Sơ đồ tổ chức của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của phòng Tài nguyên & Môi trường Đồng Hỷ TRƯỞNG PHÒNG, GĐ VP ĐK QSD ĐẤT CV phụ trách môi trường, CV phụ trách khoáng sản CV PT giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất thẩm định PA, dự toán BTGPMB PHÓ TRƯỞNG PHÒNG PT về Đất và VP ĐK QSD Đất PHÓ TRƯỞNG PHÒNG PT về KNTC, tranh chấp đất đai, môi trường

CV phụ trách về giao đất, cấp GCN QSD đất CV phụ trách thanh kiểm tra, KNTC, tranh chấp đất đai CV phụ trách QH, KH sử dụng đất, thống kê, kiểm kê

đất dai, đo đạc bản đồ

3.2.2. Đánh giá việc ban hành theo thẩm quyền, quy định, cơ chế, chính sách, chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường

Thực hiện Nghị quyết số 44/2007/NQ-HĐND, ngày 20/7/2007 của Hội đồng nhân dân huyện Đồng Hỷ, về phê chuẩn đề án bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2007-2010 và những năn tiếp theo trên địa bàn huyện, ngày 24/10/2007, Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định số 2539/QĐ-UBND, về việc ban hành đề án “ Bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2007-2010 và những năm tiếp theo trên địa bàn huyện Đồng Hỷ”. Nhiều văn bản chỉ đạo về tăng cường công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, cải cách thủ tục hành chính, quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, chỉ đạo các ngành xây dựng quy chế phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đã nâng cao trách nhiệm và sự phối hợp thống nhất giữa các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ môi trường

3.2.3. Việc tiếp nhận và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của các cấp, về thực hiện chính sách pháp luật về môi trường

* Việc triển khai thực hiện đề án BVMT:

Các ngành, các cấp các tổ chức đoàn thể đã triển khai lồng ghép các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn gắn với nhiệm vụ BVMT và tổ chức thực hiện Nghị quyết. cụ thể là:

- Phòng Tài nguyên và Môi trường: là cơ quan thường trực giúp UBND huyện triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đề án; Tổng hợp báo cáo, đề xuất tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai đề án, xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án bảo vệ môi trường.

- Phòng Nội vụ: Tham mưu cho UBND huyện thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng cán bộ công chức làm công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại phòng Tài nguyên môi trường và UBND các xã, thị trấn.

- Phòng NN&PTNT: chủ trì, phối hợp với các phòng và UBND các xã đẩy mạnh hoạt động trồng rừng, sử dụng hợp lý phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật…xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực quản lý của ngành.

- Phòng Tài chính –kế hoạch: Chủ trì phối hợp phòng Tài guyên và môi trường xây dựng kế hoạch chi ngân sách của huyện cho hoạt động sự nghiệp môi trường, xây dựng cơ chế sử dụng các nguồn thu phí về BVMT.

- Phòng Công thương:Tham mưu cho UBND huyện ban hành chính sách, chế độ khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, các hộ tư nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất sạch, xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án BVMT liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành…

Phối hợp với các phòng, ngành và UBND các xã xây dựng đề án quy hoạch tổng thể quản lý, thu gom và xử lý rác thải trong toàn huyện. Quy hoạch các khu dân cư đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường…

- Phòng y tế: Chủ trì phối hợp với các phòng, ngành, UBND các xã xây dựng quy định quản lý và phương án xử lý chất thải y tế, xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án BVMT thuộc lĩnh vực quản lý của ngành.

- UBND các xã: Chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn, phổ biến tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức về BVMT cho các cộng đồng dân cư…

* Triển khai các văn bản của các cấp các ngành:

- Tổ chức hội nghị triển khai Luật Bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, và các văn bản hướng dẫn của Chính Phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường như: Nghị định số 117/2009/NĐ-CP, Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, thông tư 26/2011/TT-BTNMT, thông tư số 01/2012/TT- BTNMT…tới tất cả các cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện và UBND các xã.

- Triển khai xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu về môi trường trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

- Ban hành công văn yêu cầu các xã điều tra, rà soát các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; Chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện kiểm tra, lập biên bản đối với các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Triển khai thực hiện hưởng ứng ngày môi trường thế giới, giờ Trái đất, tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường…

- Triển khai chỉ thị số 21/CT-UBND, ngày 30/10/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên, về tăng cường quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.2.4. Tổ chức đăng ký và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường.

Kết quả cấp giấy đăng ký cam kết bảo vệ môi trường theo từng năm được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3.12: Tổng hợp kết quả đăng ký CKBVMT từ 2010-2012: STT Năm Số lượng cơ sở được đăng ký

Cam kết bảo vệ môi trường Chiếm tỷ lệ %

1 2010 19 32,76

2 2011 33 56,90

3 2012 6 10,34

Tổng 3 năm 58 100

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Đồng Hỷ)[18][19] [20]

Qua bảng trên ta thấy rằng: Năm 2010 cấp giấy xác nhận cho: 19 cơ sở, chiếm 32,76% tổng số giấy cấp được trong 3 năm, năm 2011 cấp cho 33 cơ sở, chiếm 56,90 % tổng số giấy cấp trong 3 năm, năm 2012 cấp Giấy xác nhận cho:6 cơ sở, chiếm 10,34% tổng số giấy đã cấp trong 3 năm. Như vậy, trong 3 năm, thì năm 2011 đã tổ chức đăng ký và cấp giấy xác nhận CKMT được nhiều nhất.

Việc đăng ký và thực hiện cam kết bảo vệ môi trường theo từng năm, từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau, tùy thuộc vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đặc thù của ngành. Kết quả được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 3.13: Kết quả đăng ký và thực hiện cam kết BVMT theo lĩnh vực hoạt động từ năm 2010- 2012.

Stt Loại hình hoạt động Số cơ sở được

đăng ký CKMT Kết quả thực hiệnTốt Chưa tốt Ghi chú

1 Chăn nuôi 19 16 3

2 Khai thác khoáng sản 25 20 5

3 Sản xuất vật liệu xây

dựng 8 4 4

4 Các ngành kinh doanh, dịch vụ khác 6 6 0

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Đồng Hỷ).[18][19] [20] Ghi chú: Kết quả thực hiện

- Tốt: đã thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung trong bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.

- Chưa tốt: Thực hiện chưa đầy đủ hoặc không thực hiện các nội dung đã cam kết về bảo vệ môi trường.

Qua bảng 3.13 ta thấy: trong 3 năm, từ năm 2010 đến năm 2012, thực hiện nhiệm vụ về tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Đồng Hỷ đã thẩm định và tham mưu cho UBND huyện Đồng Hỷ, cấp giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường cho 58 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn huyện, trong đó: lĩnh vực khai thác khoáng sản chiếm số lượng lớn nhất, là 25 cơ sở (chiếm 43,10% tổng số cơ sở đã được đăng ký), tiếp đó đến lĩnh vực chăn nuôi là 19 cơ sở ( chiếm 32,76% tổng số cơ sở được đăng ký). Qua kiểm tra việc thực hiện cam kết, thấy rằng loại hình sản xuất vật liệu xây dựng số cơ sở thực hiện chưa tốt chiếm 50% tổng số cơ sở trong ngành đã được đăng ký, chủ yếu là việc khai thác đất ,đá và quá trình vận chuyển chưa đúng quy

trình, gây ô tiếng ồn và ô nhiễm bụi. Các ngành khác thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã cam kết như: kinh doanh xăng dầu, dịch vụ các phòng khám y tế…

3.2.5. Công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm pháp luật, chính sách về môi trường.

3.2.5.1. Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường

Bảng 3.14: Tình hình thanh tra, kiểm tra về công tác BVMT năm 2010 - 2012 STT Loại hình hoạt động Số cuộc thanh tra kiểm tra

2010 2011 2012

1 Khai thác, chế biến khoáng sản 4 5 10

2 Chăn nuôi 21 12 5

3 Y tế 0 0 1

4 Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác 2 5 7

Tổng số 27 22 23

(Nguồn:Phòng Tài nguyên & MT Đồng Hỷ) [18][19] [20]

Qua bảng trên cho thấy: công tác kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn huyện, được phòng Tài nguyên và môi trường chú trọng và thực hiện kiểm tra định kỳ theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất, trong 3 năm phòng đã triển khai thực hiện kiểm tra 72 cuộc, đối với các cơ sở thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau, như: khai thác và chế biến khoáng sản, chăn nuôi gia súc gia cầm, y tế, các cớ sở kinh doanh dịch vụ khác (sơ chế bao bì , kinh doanh xăng dầu, sản xuất bún, miến...), năm 2010 tổ chức kiểm tra 27 cuộc, trong đó tập chung vào lĩnh vực chăn nuôi gia súc gia cầm (21 cuộc, chiếm 77,78% số cuộc kiểm tra), năm 2011 tiến hành 22 cuộc kiểm tra, cũng tập chung vào lĩnh vực chăn nuôi (12 cuộc, chiếm 54,55% số cuộc đã kiểm tra trong năm), Sở dĩ vậy, vì trong năm 2010, 2011, các trang trại chăn nuôi trên địa bàn phát triển với tốc độ khá mạnh, tự phát và phân tán nhỏ lẻ trong khu dân cư (quy mô gà: 8000 con trở lên và lợn: 500 con trở lên), để chấn chỉnh kịp thời nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường trường trong chăn nuôi, Phòng cần tập chung kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với trang trại chăn nuôi (nguồn tin phỏng vấn từ lãnh đạo phòng TNMT Đồng Hỷ). Năm 2012, Phòng Tài nguyên và môi

trường tổ chức kiểm tra được 23 cuộc, trong đó chú trọng kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản (kiểm tra 10 cuộc, chiếm 43,48% tổng số cuộc kiểm tra trong năm).

3.2.5.2. Công tác giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm về môi trường

Bảng 3.15: Kết quả giải quyết khiếu nại về môi trường năm 2010 - 2012

STT Cơ sở bị khiếu nại Hành vi bị khiếu nại

Hình thức xử lý Cơ quan giải quyết

1 Trại chăn nuôi lợn Phúc Thịnh, xã Hóa trung

Chưa xử lý triệt để chất thải, mùi hôi gây ô nhiễm môi trường xung quanh

Cảnh cáo, yêu cầu cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý môi trường. Phòng TNMT chủ trì, phối hợp phòng NN&PTNT, UBND xã Hóa Trung.

2 Trại chăn nuôi gà Thái Vinh, thị trấn Sông Cầu

Phát thải mùi hôi ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhân dân trong vùng Cảnh cáo, yêu cầu sử dụng chế phẩm khử mùi, khắc phục ONMT Phòng TNMT chủ trì, phối hợp phòng NN&PTNT, UBND TT Sông Cầu.. 3 Nhà máy hợp kim sắt Trung Việt, xã Hóa Trung

Xả khói bụi gây ô nhiễm môi trường

Phạt tiền, yêu cầu khắc phục tình trạng xả khói bụi gây ONMT. Sở TNMT chủ trì, phối hợp phòng TNMT, UBND xã

4 CTCP tấm lợp và VLXD Xả nước thải chưa qua xử lý ra suối

Phạt tiền, yêu cầu xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải Sở TNMT chủ trì, phối hợp với phòng TNMT, UBND thị trấn Chùa Hang 5

Trại chăn nuôi lợn Bình Nguyên, tt Sông cầu

Xả nước thải chưa qua xử lý ra suối

Phạt tiền, yêu cầu xây dựng và vận hành bể bioga để xử lý chất thải UBND huyện, phòng TNMT huyện, UBND thị trấn sông Cầu

6 Bệnh viện Đa Khoa Đồng Hỷ, Chùa Hang

Xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường Cảnh cáo, yêu cầu khắc phục hậu quả Phòng TNMT huyện chủ trì, phối hợp UBND tt Chùa Hang

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ)

Qua bảng 3.15 cho thấy: từ năm 2010-2012 Phòng Tài nguyên và môi trường đã tiếp nhận 06 đơn ( bằng 6 vụ việc) khiếu nại, tố cáo về môi trường. Đối với các cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM của UBND tỉnh, Phòng Tài nguyên và môi trường đã phối hợp với Sở TNMT chủ trì để giải quyết ( 02 cơ sở), đối với những cơ sở thuộc thẩm quyền xác nhận CKBVMT của UBND huyện, Phòng TNMT đã chủ trì và phối hợp các phòng ngành liên

quan, UBND các xã giải quyết (04 cơ sở). Có thể thấy rằng việc khiếu nại, tố cáo về môi trường chủ yếu đối với các trại chăn nuôi và các nhà máy sản xuất công nghiệp.

3.2.6. Công tác phối hợp với các ngành liên quan để giải quyết các vấn đề môi trường

Để giải quyết các vấn đề môi trường cần có sự quan tâm phối hợp của các cấp, các ngành vì vấn đề môi trường liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống.

Trong thời gian qua, công tác phối hợp với các ngành liên quan để giải quyết các vấn đề về môi trường luôn được phòng Tài nguyên và Môi trường quan tâm, chú trọng, cụ thể như:

- Để xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường và dự toán chi sự nghiệp môi trường hằng năm, phòng TNMT đã phối hợp cùng Phòng Tài chính kế hoạch huyện, dựa trên các văn bản hướng dẫn của bộ ngành liên quan (thông tư liên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 68 -92 )

×