0
Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Đồng Hỷ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 47 -68 )

2.2.2. Thới gian tiến hành

-Từ 9/2012 – 9/2013.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội và môi trường của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

- Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế xã hội - Hiện trạng môi trường

2.3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

-Tổ chức nhân sự về công tác quản lý về môi trường

- Đánh giá việc ban hành quy định, cơ chế, chính sách, chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền.

-Việc tiếp nhận và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của các cấp, về thực hiện chính sách pháp luật về môi trường.

- Tổ chức đăng ký và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường. - Công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm pháp luật, chính sách về môi trường.

- Công tác phối hợp với các ngành liên quan để giải quyết các vấn đề môi trường.

- Tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo uỷ quyền của cấp tỉnh.

2.3.3. Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân cấp xã

2.3.4. Đánh giá việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

2.3.5. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp để tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của huyện Đồng Hỷ.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thấp số liệu thứ cấp: Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu. Đối tượng thu thập gồm: điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, diện tích tự nhiên , địa hình, khí hậu, các nguồn tài nguyên), đặc điểm kinh tế (tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế), về vấn đề xã hội (dân số, giáo dục – đào tạo…) các số liệu, các tư liệu chủ yếu được thu thập tại: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ, Chi cục thống kê huyện Đồng Hỷ, Các phòng ban ngành liên quan).

- Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu này được thu thập từ quá trình điều tra, phỏng vấn và từ các kết quả giám sát môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

2.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Phương pháp này tiến hành trên cơ sở thu thập thông tin qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp.

Phiếu điều tra tập trung vào các cấp quản lý như: Phòng Tài nguyên và Môi trường (phỏng vấn lãnh đạo, cán bộ chuyên môn về môi trường và những người có liên quan để thu thập thông tin cần thiết), UBND của 18 xã, thị trấn , mỗi xã điều tra một phiếu( Phỏng vấn chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND xã hoặc cán bộ địa chính) để thu thập thông tin về thực trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại địa phương.

Phỏng vấn trực tiếp cán bộ phòng tài nguyên và môi trường huyện, lãnh đạo UBND xã, cán bộ phụ trách môi trường của xã và lãnh đạo một số cơ sở sản xuất kinh doanh (cơ sở nghề) điển hình có hoạt động tác động đến môi trường, đồng thời khảo sát thực tế tại những cơ sở này để biết được tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở.

2.4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Dựa trên các số liệu thu thập được, làm rõ: cách thức tổ chức, quản lý ở từng cấp về công tác quản lý môi trường ở địa phương theo chức năng và nhiệm vụ được quy định tại chương XIII của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

- Huyện

- Xã (phường, thị trấn)

2.4.4. Phương pháp so sánh

Thu thập kết quả 3 năm: 2010, 2011, 2012 sau đó so sánh, đánh giá qua 3 năm để thấy được mức độ thay đổi về công tác quản lý.

2.4.5. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Lấy ý kiến các nhà quản lý, để đánh giá thực trạng, thấy được những thuận lợi, trở ngại, cũng như đề xuất giải pháp công tác quản lý môi trường được cụ thể và đầy đủ...

2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu

- Các kết quả thu được thống kê thành bảng trên phần mềm Microsoft Excel, tổng hợp số liệu, so sánh và đánh giá.

- Các kết quả phân tích được so sánh với tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam: + QCVN 15:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.

+ QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

+ TCVN 7365:2003/BKH&CN- giới hạn nồng độ bụi và chất ô nhiễm không khí tại các cơ sở sản xuất xi măng.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường của huyện Đồng Hỷ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đồng Hỷ là huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên: Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn; phía Nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên; phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp sông Cầu và huyện Phú Lương. Diện tích tự nhiên của huyện 455,24 km2, chiếm 12,8% diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên, dân số của huyện là 11 vạn người; gồm 8 dân tộc anh em sinh sống. Huyện Đồng Hỷ được phân bố gồm 18 đơn vị hành chính xã, thị trấn (15 xã và 3 thị trấn, với 257 xóm, bản, tổ dân phố), trong đó có 2 xã và 16 xóm bản đặc biệt khó khăn.

Đồng Hỷ có vị trí thuận lợi nằm sát với Thành phố Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá, đồng thời gần với các khu công nghiệp lớn của tỉnh Thái Nguyên.

3.1.1.2. Địa hình

Đồng Hỷ có địa hình mang đặc điểm chung của vùng miền núi, đó là địa hình chia cắt, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao trung bình 80 m so với mặt nước biển. Nhìn chung, cấu tạo địa hình Đồng Hỷ tạo thuận lợi cho Huyện trong phát triển các vùng cây công nghiệp (chủ yếu là cây chè). Tuy nhiên, địa hình chia cắt cũng gây khó khăn cho Huyện trong giao thương nội huyện, tăng suất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

3.1.1.3.Điều kiện khí hậu, thuỷ văn

Huyện Đồng Hỷ có khí hậu đặc trưng của vùng trung du bán sơn địa, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên đặc điểm khí hậu chia ra làm hai mùa rõ rệt: mùa nóng mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10; mùa lạnh mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm là 23,6oC

Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất là 28,9oC Nhiệt độ thấp nhất trung bình tháng lạnh nhất là 17oC

(Nguồn: Số liệu tham khảo của Trạm Khí tượng Thuỷ văn thành phố Thái Nguyên) [27]

* Độ ẩm không khí

- Độ ẩm tương đối trung bình thánh lớn nhất là ( tháng 3,7) là 88% - Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất ( tháng 2,11) là 77%

(Nguồn: Số liệu tham khảo của Trạm Khí tượng Thuỷ văn thành phố Thái Nguyên)[27]

* Lượng mưa

Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bố theo 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 7, tháng 8, mùa khô (ít mưa) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Lượng mưa trung bình lớn nhất hàng năm là 2.000 - 2.500 mm Số ngày mưa trong năm là 150 - 160 ngày

Lượng mưa tháng lớn nhất là 489 mm Lượng mưa tháng nhỏ nhất là 22 mm Số ngày mưa lớn hơn 50 mm là 12 ngày Số ngày mưa lớn hơn 100 mm là 2 – 3 ngày Lượng mưa ngày lớn nhất là 353 mm

(Nguồn: Số liệu tham khảo của Trạm Khí tượng Thuỷ văn thành phố Thái Nguyên)[27]

3.1.1.4. Thực trạng các nguồn tài nguyên: * Tài nguyên đất đai

+ Về diện tích:

Năm 2012, Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên là 45.524,44 ha, chiếm 12,8% diện tích đất tự nhiên cả Tỉnh. Trong đó:

- Đất nông nghiệp: 13.898,69 ha,chiếm 30.53 % diện tích tự nhiên. - Đất lâm nghiệp: 24.301,81 ha, chiếm 53.31% diện tích đất tự nhiên,

- Đất ở là 929,44 ha, chiếm 2.04% diện tích tự nhiên,

- Đất chuyên dùng 4.058,23 ha chiếm 8.91% diện tích đất tự nhiên - Đất chưa sử dụng: 2.380,02 ha, chiếm 5.22% diện tích đất tự nhiên. - Cơ cấu diện tích cây trồng lâu năm, trong đó có cây chè tăng khá nhanh thể hiện xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên (khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình) phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao tạo đầu vào cho công nghiệp chế biến.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ năm 2012

Loại đất Diện tích(ha)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 45.524,44

1. Đất nông nghiệp 13.898,69

-Đất trồng cây hàng năm 13.661,15

Đất trồng lúa 7.190,15

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 4.762,00

Đất trồng cây hàng năm khác 21,66

-Đất trồng cây lâu năm 2.406,49

- Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 6.471,00

2. Đất lâm nghiệp (diện tích đất có rừng) 24.301,81

Rừng tự nhiên 11.958,84

Rừng trồng 12.342,97

Tr.đó: Rừng trồng < 3 năm tuổi (không tính độ che phủ) 3.164,60

3. Đất ở 929,44 Đất ở nông thôn 817,36 Đất ở thành thị 112,08 4. Đất chuyên dùng 4.058,23 5. Đất chưa sử dụng 2.380,02 Đất bằng chưa sử dụng 380,71

Đất đồi núi chưa sử dụng 614,47

Núi đá không có rừng cây 1.384,84

+ Về thổ nhưỡng: Huyện Đồng Hỷ có 7 loại đất chủ yếu sau:

Bảng 3.2: Các loại đất theo tính chất của đất tại huyện Đồng Hỷ năm 2012

STT Loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ%

1 Đất phù sa 2.277 5,00

2 Đất bạc màu 530 1,16

3 Đất nâu đỏ trên đá vôi Fk 480 1,05

4 Đất vàng nhẹ trên cát Fs 4.558 10,01

5 Đất nâu vàng phù sa cổ Fq 1.833 4,03

6 Đất dốc tụ D 5.279,44 11,60

7 Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét Fu 30.567 67,15

Tổng 45.524,44 100

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Đồng Hỷ)[30]

Qua bảng trên cho thấy: Trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét chiếm tỷ lệ lớn nhất, đất nâu đỏ chiểm tỷ lệ nhỏ nhất, cụ thể như sau:

- Đất phù sa: 2.277 ha, chiếm 5% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã dọc sông Cầu và các sông suối khác.

- Đất bạc màu: 530 ha, chiếm 1,16% diện tích đất tự nhiên, phân bố nhiều ở xã Linh Sơn, Nam Hòa, Trại Cau. Phần lớn diện tích đã và đang được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp.

- Đất nâu đỏ trên đá vôi: 480 ha, chiếm 1,05% diện tích đất tự nhiên tập trung ở xã Tân Long, Quang Sơn, Văn Lang. Loại đất này tốt nhưng bị không, có độ dốc dưới 20o nên thích hợp cho sản xuất nông – lâm kết hợp.

- Đất vàng nhẹ trên cát: 4.580 ha chiếm 10,01% diện tích đất tự nhiên,có nhiều ở Văn Lăng, Nam Hòa, Tân Long, Hợp Tiến, Trại Cau. Đây là loại đất đồi núi, có độ dốc trên 25o thích hợp cho phát triển trồng rừng.

- Đất nâu vàng phù sa cổ: 1.833 ha, chiếm 4,03% diện tích đất tự nhiên. Loại đất này có độ dốc nhỏ hơn 8o thích hợp cho trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất dốc tụ: 5.279 ha, chiếm 11,60% diện tích phân bố ở các thung lũng và thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.

- Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét: 30.567 ha, chiếm 67,15% diện tích, phân bố khắp trên địa bàn huyện thích hợp cho phát triển hệ thống cây công nghiệp dài ngày (cây ăn quả, chè...)

Nhìn chung, thổ nhưỡng của Đồng Hỷ khá đa dạng, đất có độ dốc nhỏ hơn 8o (trên 7.000 ha) thích hợp cho trông cây hàng năm; diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày khoảng 4.500 ha; còn lại chủ yếu cho phát triển lâm nghiệp.

+ Về tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên đất:

Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000 của huyện Đồng Hỷ cho thấy: trên địa bàn huyện đất đồi núi chiếm đến 85% và được hình thành từ kết quả phong hoá nhanh, mạnh, đất dễ bị thoái hoá, rửa trôi, xói mòn mạnh.

Hiện tượng suy giảm hệ động thực vật do khai thác rừng không hợp lý, đất đồi núi trọc, diện tích rừng non, rừng trữ lượng thấp còn lớn dẫn đến hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất làm nghèo chất dinh dưỡng trong đất, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Sự phát triển kinh tế đã góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, nhưng cũng đặt ra vấn đề về môi trường cần được giải quyết. Do việc khai thác khoáng sản bừa bãi không chú ý đến bảo vệ đất đã làm huỷ hoại đất. Tại xóm Trại Cau, xã Cây Thị (gần khu vực khai thác quặng) có hiện tượng đất nông nghiệp bị sụt lún (rộng 5-15 m, sâu 2,5-4,5 m) không thể canh tác được, xứ đồng bị ảnh hưởng này rộng khoảng 5ha; thị trấn Trại Cau cũng bị ảnh hưởng lớn, đất bị sụt lún, có những hố sụt diện tích khoảng 1,5m2 đến 4m2, chiều sâu khoảng 1,2m - 2m, gây ảnh hưởng đến việc canh tác.

Ngoài ra, sự suy giảm chất lượng đất phải kể đến là do nhận thức hạn chế của người dân trong việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nên đã ảnh hưởng đến môi trường, làm chai lỳ đất, giảm độ phì của đất.

Do sự gia tăng dân số dẫn đến sự chặt phá rừng, san hạ đất lâm nghiệp làm nhà ở, nên tiềm năng khai thác sử dụng đất lâm nghiệp cũng bị thu hẹp. Sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đất lúa sang các loại đất khác như đất ở, đất chuyên dùng cũng làm cho diện tích đất lúa trên địa bàn ngày càng giảm. Theo quy hoạch sử dụng đất, đến năm 2020, diện tích đất lúa trên toàn huyện còn khoảng 5000ha, giảm so với hiện tại khoảng hơn 2000ha.

* Tài nguyên nước

Nhìn chung, hệ thống sông, suối của huyện phần lớn đều có độ dốc lớn, lưu lượng nước thiếu ổn định, khả năng giữ nước rất hạn chế, mùa mưa thường gây lũ, mùa khô lượng nước thấp gây hạn hán. Đây là yếu tố hạn chế rất lớn đến việc đầu tư khai thác nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân huyện được khai thác từ hai nguồn nước mặt và nước ngầm.

Nguồn nước mặt: được cung cấp bởi các hệ thống sông, suối bao gồm hệ thống sông Cầu, suối Linh Nham, suối Thác Lạc, suối Ngàn Me, suối Hoà Khê... Tuy nhiên, phần lớn mặt nước các sông, suối đều thấp hơn mặt bằng đất canh tác nên đã hạn chế đáng kể tới khả năng khai thác sử dụng vào sản xuất và đời sống. Một số địa bàn có điều kiện về đất đai nhưng khó khăn về nguồn nước do đó chưa khai thác được đất đai một cách có hiệu quả.

Các sông, suối, ao hồ hiện đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, đặc biệt ở những khu vực đông dân cư, khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao, khu vực khai thác mỏ. Nguyên nhân bị ô nhiễm là do tất cả các loại nước thải hầu như không qua xử lý hoặc xử lý không triệt để đều đổ thẳng ra sông, suối, ao, hồ. Mặt khác là sự vô ý thức của người dân đã biến dòng suối thành nơi xả rác thải bừa bãi.

Việc khai thác khoáng sản, cát sỏi, vàng sa khoáng cũng là nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn huyện.

Nguồn nước ngầm: phần lớn các giếng khoan và giếng khơi có chất lượng nước đảm bảo vệ sinh, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Nhiều khu vực

nước ngầm được nhân dân khai thác sử dụng tương đối hiệu quả để phục vụ sinh hoạt. Một số năm gần đây do độ che phủ của thảm thực vật giảm nên nguồn nước ngầm bị giảm đáng kể. Một số khu vực giếng đào đã bị cạn nước vào mùa khô. Nguồn nước ngầm cũng chịu ảnh hưởng lớn từ việc khai thác

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 47 -68 )

×