CÂU HỎI GẠN LỌC VÀ CÂU HỎI MỞ RỘNG 1.Anh/ Chị biết đến loại thực phẩm hữu cơ nào?

Một phần của tài liệu Những yếu tố thúc đẩy và kìm hãm ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại TP hồ chí minh phần 5 (Trang 38 - 42)

VII. Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ

B. CÂU HỎI GẠN LỌC VÀ CÂU HỎI MỞ RỘNG 1.Anh/ Chị biết đến loại thực phẩm hữu cơ nào?

1. Anh/ Chị biết đến loại thực phẩm hữu cơ nào?

CÁC LOẠI THỰC PHẨM HỮU CƠ BIẾT ĐẾN

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid

Các loại thịt, trứng 86 28.8 28.8 28.8

Rau, củ, quả, trái cây 100 33.4 33.4 62.2

Ngũ cốc, sữa hạt 79 26.4 26.4 88.6

Khác 34 11.4 11.4 100.0

Total 299 100.0 100.0

Kết quả thống kê cho thấy trong 299 đối tượng khảo sát, các loại thực phẩm hữu cơ mà đối tượng khảo sát biết đến nhiều nhất là rau, củ, quả, trái cây chiếm tỉ trọng 33.4% với số trả lời 100 người. Kế đến là các loại thịt, trứng cũng chiếm tỉ trọng cao 28.8% với số trả lời là 86 người. Tiếp đến là ngũ cốc, sữa hạt với số trả lời 79 người chiếm tỉ trọng 26.4%. Cuối cùng là loại khác chiếm tỉ trọng 11.4% với số trả lời 34 người. Điều này cho thấy người tiêu dùng biết đến các loại thực phẩm hữu cơ tương đối nhiều.

Câu hỏi mở rộng này được tác giả thiết kế trong bảng câu hỏi khảo sát với mục đích giúp đối tượng khảo sát nhận thức được thực phẩm hữu cơ gồm 2 loại cơ bản là thực phẩm hữu cơ từ động vật và thực phẩm hữu cơ từ thực vật. Hơn nữa, câu hỏi mở rộng này góp phần hỗ trợ đối tượng khảo sát có thể trả lời dễ dàng hơn cho các biến quan sát trong thang đo phúc lợi hệ sinh thái.

2. Anh/Chị biết đến thực phẩm hữu cơ thông qua phương tiện nào?

Kết quả thống kê cho thấy trong 299 đối tượng khảo sát, các đối tượng khảo sát biết đến thực phẩm hữu cơ thông qua siêu thị chiếm tỉ trọng cao nhất là 42.8% với 128 người trả lời. Kế đến là qua tivi, báo chí, các kênh trực tuyến chiếm tỉ trọng 27.4% với số trả lời là 82

[24]

người. Tiếp đến là qua người thân, bạn bè với số trả lời là 67 người chiếm tỉ trọng 22.4%. Cuối cùng là hình thức khác với số trả lời là 22 người chiếm tỉ trọng 7.4%. Như vậy người tiêu dùng biết đến thực phẩm hữu cơ thông qua trải nghiệm đến các siêu thị và từ các chương trình tivi, báo chí, kênh trực tuyến chiếm số lượng lớn và khá phổ biến.

Câu hỏi mở rộng này được tác giả thiết kế trong bảng câu hỏi khảo sát để dễ dàng đề xuất một số hàm ý quản trị cho biến độc lập rào cản sử dụng, rào cản rủi ro, rào cản giá trị để góp phần hỗ trợ nhà sản xuất, các doanh nghiệp, công ty, v.v… đang kinh doanh thực phẩm hữu cơ có thể hoạch định các chiến lược phù hợp như: tận dụng mạng xã hội để quảng bá hình ảnh, cung cấp đầy đủ thông tin của doanh nghiệp trên tivi, internet ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo thông tin truyền tải, công bố rõ ràng các giấy chứng nhận, nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm trên phương tiện truyền thông của công ty, v.v… để góp phần gia tăng nhận thức và phát triển ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng.

PHƯƠNG TIỆN

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent

Valid

Tivi, báo chí, các kênh trực

tuyến 82 27.4 27.4 27.4

Qua người thân, bạn bè 67 22.4 22.4 49.8

Siêu thị 128 42.8 42.8 92.6

Khác 22 7.4 7.4 100.0

Total 299 100.0 100.0

3. Tần suất mua thực phẩm hữu cơ của Anh/Chị

Kết quả thống kê cho thấy trong 299 đối tượng khảo sát, tần suất mua thực phẩm hữu cơ mà các đối tượng khảo sát trả lời cao nhất là một tuần một lần chiếm tỉ trọng 32.4% với số người trả lời là 97 người. Kế đến là một tháng một lần với số trả lời là 93 người chiếm tỉ trọng 31.1%. Tiếp đến là hằng ngày/thường xuyên chiếm tỉ trọng 24.1% với số trả lời là 72 người và cuối cùng là hiếm khi mua thực phẩm hữu cơ chiếm tỉ trọng thấp nhất là 12.4%

với số trả lời là 37 người. Kết quả trên cho thấy tần suất mua sắm thực phẩm hữu cơ của các đối tượng khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh trung bình một tuần một lần. Đây là kết quả tất yếu vì người tiêu dùng ngày càng bận rộn với công việc nhiều hơn nên nhu cầu dự trữ thực phẩm đã trở thành nhu cầu thiết yếu để khi cần họ có thể sử dụng mà không mất nhiều thời gian ra ngoài mua sắm.

Câu hỏi mở rộng này được tác giả thiết kế trong bảng câu hỏi khảo sát để dễ dàng đề xuất một số hàm ý quản trị cho biến độc lập rào cản giá trị, rào cản rủi ro, ý thức sức khỏe, an toàn chất lượng để góp phần hỗ trợ nhà sản xuất, các doanh nghiệp, công ty, v.v… đang kinh doanh thực phẩm hữu cơ có thể hoạch định các chiến lược phù hợp như: đưa ra chính sách giá cả hợp lý, mức giá không chênh lệch quá nhiều tại các điểm bán, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, thực hiện đúng các cam kết về chất lượng hàng hóa, chính sách đổi trả công khai, tăng cường công tác giám sát từ quá trình nuôi trồng để cung ứng đến người tiêu dùng sản phẩm không những có chất lượng tốt mà còn đem lại giá trị cuộc sống, mang đến lợi ích sức khỏe cao, v.v… để góp phần nâng cao nhận thức và phát triển ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng.

TẦN SUẤT MUA

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent

Valid

Hằng ngày/thường xuyên 72 24.1 24.1 24.1

Hiếm khi 37 12.4 12.4 36.5

Một tuần một lần 97 32.4 32.4 68.9

Một tháng một lần 93 31.1 31.1 100.0

Total 299 100.0 100.0

4. Nơi mà Anh/Chị thường mua thực phẩm hữu cơ

Kết quả thống kê cho thấy trong 299 đối tượng khảo sát, nơi mà người tiêu dùng chọn mua thực phẩm hữu cơ nhiều nhất là siêu thị chiếm tỉ trọng 53.2% với số trả lời 159 người. Kế

[26]

đến là cửa hàng thực phẩm hữu cơ chiếm tỉ trọng 22.4% với số trả lời là 67 người. Tiếp đến là sử dụng các app/ứng dụng thương mại điện tử với số trả lời là 51 người chiếm tỉ trọng 17.1%. Cuối cùng là sử dụng hình thức khác chiếm tỉ trọng 7.4% với số trả lời là 22 người. Từ kết quả thống kê trên, có thể thấy các đối tượng khảo sát chọn mua thực phẩm hữu cơ hầu hết qua siêu thị vì tính tiện lợi, tiếp cận được nhiều sản phẩm đa dạng và dễ dàng trong việc so sánh giá cả và đánh giá chất lượng của sản phẩm.

Câu hỏi mở rộng này được tác giả thiết kế trong bảng câu hỏi khảo sát để dễ dàng đề xuất một số hàm ý quản trị cho biến độc lập rào cản sử dụng để góp phần hỗ trợ nhà sản xuất, các doanh nghiệp, công ty, v.v… đang kinh doanh thực phẩm hữu cơ có thể hoạch định các chiến lược phù hợp như: khắc phục tình trạng nhỏ lẻ bằng cách gia tăng thêm nhiều địa điểm kinh doanh, v.v… để góp phần gia tăng nhận thức và phát triển ý định mua thực phẩm hữu cơ. Hơn thế nữa dựa vào câu hỏi mở rộng này qua quá trình nghiên cứu định lượng sơ bộ bằng việc phát phiếu khảo sát trực tiếp 100 người, tác giả nhận thấy phần lớn đối tượng khảo sát thường chọn mua thực phẩm hữu cơ tại siêu thị, do đó đây cũng là lý do tác giả lựa chọn tặng phiếu mua hàng tại siêu thị cho những đối tượng đồng ý tham gia phỏng vấn phục vụ quá trình thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng chính thức.

NƠI MUA

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Siêu thị 159 53.2 53.2 53.2 Cửa hàng thực phẩm hữu cơ 67 22.4 22.4 75.6 Các app/ứng dụng

thương mại điện tử 51 17.1 17.1 92.6

Khác 22 7.4 7.4 100.0

Một phần của tài liệu Những yếu tố thúc đẩy và kìm hãm ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại TP hồ chí minh phần 5 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)