Phân tích định tính

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học vật lí 11 phần quang hình học (Trang 74 - 76)

CHƯƠNG 3 : THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5. Phân tích diễn biến và đánh giá kết quả thử nghiệm sư phạm

3.5.1. Phân tích định tính

a. Phân tích chung tình hình hai nhóm thử nghiệm và đối chứng trong các tiết dạy thử nghiệm sư phạm.

- Đối với nhóm thử nghiệm:

Tiết thử nghiệm đầu tiên, do học sinh chưa quen với việc trả lời các vấn đề theo trình tự của quá trình giải quyết vấn đề, chưa hiểu rõ khung tiêu chí để đánh giá sự phát triển năng lực, nên còn lúng túng, thiếu tự tin khi trình bày vấn đề. Đa số học sinh trong lớp cịn rất thụ động, số ít tích cực phát biểu ý kiến do vậy việc đánh giá chưa được khách quan. Điều này cho thấy, HS vẫn chưa thật tích cực và chủ động trong việc tìm hiểu tri thức, năng lực giải quyết tình huống cịn hạn chế, thụ động.

Tuy nhiên ở các tiết học sau, khi HS đã quen dần với phương pháp đánh giá sự phát triển trong cả quá trình giải quyết vấn đề của mỗi HS trên lớp thì đa số HS đã có ý thức tích cực giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài nên việc đánh giá diễn ra thuận lợi và có thể tiến hành thường xuyên. Việc đánh giá theo khung tiêu chí sẽ kích thích được tồn bộ HS trong lớp tham gia xây dựng bài, bởi nếu không tham gia HS sẽ không được đánh giá đạt một trong các năng lực thành tố trong khung tiêu chí, từ đó ảnh hưởng đến kết quả tổng kết. Mặt khác cho thấy việc đánh giá sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS trong dạy học vật lí là việc làm bình thường, khơng gây tâm lí nặng nề, khơng gây áp lực cho GV và HS.

- Đối với nhóm đối chứng:

Các tiết học diễn ra bình thường, GV chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình nên HS thụ động tiếp thu. Khi GV phát vấn, có khoảng 30% HS chủ động tích cực giơ tay phát biểu ý kiến, số HS cịn lại gần như khơng có ý kiến gì, 10% HS chỉ chú ý vào ghi chép và ngồi yên lặng, không tham gia bất cứ một hoạt động nào do GV đưa ra. Một số HS cịn thờ ơ và nói chuyện riêng khơng để tâm đến bài giảng của GV. Như vậy, việc ĐG năng lực theo các thành tố của NL

68

GQVĐ đủ để GV đánh giá được NL GQVĐ, giúp GV điều chỉnh phương pháp dạy học để phát triển NL GQVĐ cho HS từ đó nâng cao chất lượng kiến thức mơn vật lí cho HS THPT.

- Lựa chọn mẫu: Việc lựa chọn các đối tượng HS để theo dõi sự tiến bộ của các

em trong quá trình thử nghiệm sư phạm dựa vào các tiêu chí sau: + Chất lượng học tập mơn vật lí đã đạt được ở học kì 1.

+ Mức độ tự xác định nhu cầu, mục đích, động cơ học tập. + Mức độ đọc hiểu các nội dung trong SGK,

+ Mức độ giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ học tập.

+ Mức độ vận dụng các kiến thức vào tình huống bối cảnh mới,…

Để có được tồn bộ thơng tin trên, tơi tiến hành trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên dạy bộ môn, quan sát thái độ, hoạt động và kết quả học tập của các em. Với cách tiếp cận trên, tôi đã lựa chọn ra 4 học sinh lớp 11A3 trường THPT Long Châu Sa để quan sát, thu thập và xử lí thơng tin trong các tiết học:

1. Nguyễn Thị Thu Hiền (21/08/2001), địa chỉ nhà Tân Trung, thị trấn Lâm

Thao, huyện Lâm Thao. Điểm thi đầu vào THPT của em là 31,5 điểm. Điểm học kì I mơn Vật lí đạt 6,5. Em được GV đánh giá rất tích cực, hăng hái tham gia các hoạt động của lớp tuy nhiên trong việc học em cịn chưa chịu khó, chưa xác định được động cơ học tập. Được biết em khơng có hứng thú học tập mơn Vật lí.

2. Phan Thanh Hải (03/07/2001), địa chỉ xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao.

Điểm thi đầu vào THPT của em là 36 điểm. Điểm học kì I mơn Vật lí đạt 8,5. Em được GV đánh giá nhanh nhẹn, nhanh trí, hay xung phong xây dựng bài tuy nhiên em cịn chưa chịu khó, chăm chỉ trong việc tìm tài liệu phục vụ học tập.

3. Bùi Cảnh Nhuận (20/07/2001), địa chỉ xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao. Điểm thi

đầu vào THPT của em là 37,5 điểm. Điểm học kì I mơn Vật lí đạt 7.5. Em được GV đánh giá là hiểu bài, hơi trầm. Thực hiện các nhiệm vụ học tập thường chưa chủ động.

4. Ngơ Hồng Tồn (03/02/2001), địa chỉ Lâm Nghĩa, thị trấn Lâm Thao, huyện

Lâm Thao. Điểm thi đầu vào THPT của em là 36,5 điểm. Điểm học kì I mơn Vật lí đạt 6,7. Là một cán bộ đồn, em được nhận xét nhiệt tình, năng nổ. Tuy nhiên, việc học tập mơn Vật lí chưa thực sự tốt.

69

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học vật lí 11 phần quang hình học (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)