Tiểu kết chương 3

Một phần của tài liệu Rèn luyện thao tác trí tuệ đặc biệt hoá và khái quát hóa cho học sinh trong dạy học giải toán chương “tứ giác”ở lớp 8 THCS (Trang 103 - 113)

3.3 .Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

3.3.2 .Kết luận chung về thực nghiệm sư phạm

3.4. Tiểu kết chương 3

Để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của định hướng rèn luyện hoạt động trí tuệ đặc biệt hóa và khái quát hóa cho học sinh đề ra ở chương I hình học 8, chúng tôi đã tiến hành tổ chức thực nghiệm sư phạm. Qua quá trình thực nghiệm với hai giáo án tại trường trung học cơ sở Yên Luật kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy việc vận dụng hệ thống bài toán và quy trình rèn luyện thao tác trí tuệ đặc biệt hóa và khái quát hóa ở chương II có tính khả thi và hiệu quả. Kết quả này được kiểm nghiệm qua bài kiểm tra đánh giá, có đối chứng cụ thể.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã có được những kết quả chính sau đây:

+ Làm rõkhái niệm, ý nghĩa vai trò của hoạt động trí tuệ trong môn toán nói chung, hai dạng hoạt động trí tuệ đặc biệt hóa và khái quát hóa nói riêng. Kết quả này làm rõ cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài.

+ Khảo sát thực trạng dạy và học chương “Tứ giác” theo hướng rèn luyện và phát triển các thao tác trí tuệ đặc biệt hóa và khái quát hóa cho thấy trong giảng dạy đa số giáo viên cho rằng việc rèn luyện tao tác trí tuệ đặc biệt hóa - khái quát hóa cho học sinh là rất quan trọng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy giáo viên còn chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động rèn luyện hoạt động khái quát hóa và đặc biệt hóa cho học sinh, quan tâm thường xuyên rất ít trong tổng số giáo viên được hỏi. Hầu hết các thầy cô đều đánh giá cao tầm quan trọng và ý nghĩa của việc rèn luyện các hoạt động trí tuệ cho học sinh. Tuy nhiên trên thực tế các thầy cô còn chưa chú ý đến việc rèn luyện các thao tác trí tuệ đặc biệt hóa và khái quát hóa cho học sinh.

+ Đề tài đã khai thác và thiết kế hệ thống bài toán nhằm rèn luyện thao tác trí tuệ đặc biệt hóa và khái quát hóa với 61 bài toán cụ thể và đề xuất quy trình rèn luyện thao tác trí tuệ đặc biệt hóa và khái quát hóa cho học sinh chương “Tứ giác” hình học 8 trung học cơ sở.

+ Kết quả thực nghiệm sư phạm với hai giáo án ôn tập trong chương “Tứ giác” cho thấy tính khả thi và hiệu quả của hệ thống bài toán và quy trình rèn luyện thao tác trí tuệ đặc biệt hóa và khái quát hóa cho học sinh trong chương II của đề tài.

Từ những kết quả trên có thể khẳng định nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của đề tài đã đạt được, giả thuyết khoa học đã đề ra là chấp nhận được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Hữu Bình. Các bài toán về giá trị lớn nhất, nhỏ nhất trong hình học phẳng ở trung học cơ sở. Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.

2. Vũ Hữu Bình. Cách tìm lời giải bài toán hình học cấp trung học cơ sở. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2009.

3. Vũ Hữu Bình. Các bài tập và các chuyên đề về tứ giác. Nhà xuất bản khoa học và kĩ thật Hà Nội, 1994.

4. Phan Đức Chính (Tổng chủ biên). Toán 8 tập 1. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2009.

5. Nguyễn Bá Kim (1996), Tập luyện cho học sinh khái quát hóa tài liệu toán học, Tạp chí Giáo dục, số 3 năm 1996.

6. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy (1992), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB ĐHSP, Hà Nội.

7. Nguyễn Bá Kim (2017), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB ĐHSP, Hà Nội. 8. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học môn toán ở trường

phổ thông (Sách chuyên khảo dành cho hệ đào tạo sau đại học), NXB Đại học Sư

phạm.

9. Bùi Văn Nghị (2008), Giáo trình Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể

môn Toán, NXB Đại học sư phạm.

10. Bùi Văn Nghị (Chủ biên), Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Sơn Hà (2009), Hướng

dẫn ôn - luyện thi Đại học, Cao đẳng môn Toán, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

11. Hoàng Phê (1996), Từ điển tiếng việt, NXB Đà Nẵng.

12. Polya G. (1976), Toán học và những suy luận có lý (Người dịch : Hoàng

Chúng, Lê Đình Phi, Nguyễn Hữu Chương),NXB Giáo dục.

13. Polya G. (1969), Giải bài toán như thế nào? (Người dịch: Hồ Thuần, Bùi

Tường), NXB Giáo dục.

14. Polya G. (1997), Sáng tạo toán học (Người dịch: Nguuyến Sỹ Tuyển, Phan Tất

Phụ lục Phiếu hỏi số 1

Câu 1. Thầy cô đánh giá thế nào về độ khó trong chương “Tứ giác”? a, Thuộc loại dễ

b, Thuộc loại trung bình c, Thuộc loại khó

Câu 2. Trong dạy học hình học trung học cơ sở thầy cô có chú ý đến hoạt động rèn luyện thao tác trí tuệ đặc biệt hóa - khái quát hóa cho học sinh không?

a, Không chú ý b, Ít chú ý c, Rất chú ý

Câu 3. Hoạt động trí tuệ đặc biệt hóa - khái quát hóa được thầy cô chú ý ở mức độ nào?

a, Không chú ý b, Ít chú ý c, Rất chú ý

Câu 4. Theo thầy cô chương “Tứ giác” có nhiều cơ hội để rèn luyện thao tác trí tuệ đặc biệt hóa và khái quát hóa không?

a, Không có cơ hội b, Ít cơ hội

Câu 5. Theo thầy cô có thể vận dụng thao tác trí tuệ đặc biệt hóa - khái quát hóa nhằm mục đích nào dưới đây:

a, Khai thác và thiết kế hệ thống các bài toán nhằm rèn luyện thao tác đặc biệt hóa để tìm điểm cố định của bài toán hoặc tìm giá trị lớn nhất nhỏ nhất của đoạn thẳng hoặc nhiều đoạn thẳng.

b, Khai thác và thiết kế hệ thống các bài toán nhằm rèn luyện thao tác đặc biệt hóa để có cơ hội tìm ra lời giải bài toán.

c, Khai thác và thiết kế hệ thống các bài toán nhằm rèn luyện thao tác đặc biệt hóa để dự đoán quỹ tích hoặc kiểm nghiệm dự đoán .

d, Khai thác và thiết kế hệ thống các bài toán nhằm rèn luyện thao tác đặc biệt hóa để phát hiện ra những tính chất mới hoặc bài toán mới.

e, Khai thác và thiết kế hệ thống các bài toán nhằm rèn luyện thao tác khái quát hóa từ các kết quả riêng lẻ.

Phiếu hỏi số 2

Câu 1. Em có nhận xét gì về độ khó trong chương “Tứ giác”? a, Thuộc loại dễ

b, Thuộc loại trung bình c, Thuộc loại khó

Câu 2. Khi học hình học trung học cơ sở em có chú ý đến hoạt động rèn luyện thao tác trí tuệ đặc biệt hóa - khái quát hóa không?

a, Không chú ý b, Ít chú ý c, Rất chú ý

a, Không chú ý b, Ít chú ý c, Rất chú ý

Câu 4. Theo em chương “Tứ giác” có nhiều cơ hội để rèn luyện thao tác trí tuệ đặc biệt hóa và khái quát hóa không?

a, Không có cơ hội b, Ít cơ hội

c, Nhiều cơ hội

Câu 5. Theo em có thể vận dụng thao tác trí tuệ đặc biệt hóa - khái quát hóa nhằm mục đích nào dưới đây:

a, Khai thác và thiết kế hệ thống các bài toán nhằm rèn luyện thao tác đặc biệt hóa để tìm điểm cố định của bài toán hoặc tìm giá trị lớn nhất nhỏ nhất của đoạn thẳng hoặc nhiều đoạn thẳng.

b, Khai thác và thiết kế hệ thống các bài toán nhằm rèn luyện thao tác đặc biệt hóa để có cơ hội tìm ra lời giải bài toán.

c, Khai thác và thiết kế hệ thống các bài toán nhằm rèn luyện thao tác đặc biệt hóa để dự đoán quỹ tích hoặc kiểm nghiệm dự đoán.

d, Khai thác và thiết kế hệ thống các bài toán nhằm rèn luyện thao tác đặc biệt hóa để phát hiện ra những tính chất mới hoặc bài toán mới.

e, Khai thác và thiết kế hệ thống các bài toán nhằm rèn luyện thao tác khái quát hóa từ các kết quả riêng lẻ.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã kế thừa những kết quả của các nhà khoa học với sự trân trọng và biết ơn.

Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.

Phú Thọ , tháng 5 năm 2018

Tác giả luận văn

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới các thầy cô giáo giảng dạy khóa 1 Cao học, các cán bộ phòng ban thuộc trường Đại học Hùng Vương. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy GS-TS. Bùi Văn Nghị, thầy đã dành nhiều thời gian quý báu trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường THCS Yên Luật, đã tạo mọi điều kiện về giảng dạy môn Toán lớp 8 của trường hiện nay và sắp xếp cơ sở để thực nghiệm đề tài.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn bè đồng nghiệp đã luôn động viên, đóng góp ý kiến và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Mặc dù đã rất cố gắng, song luận văn không khỏi có những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Phú Thọ, tháng 5 năm 2018

Tác giả luận văn

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ... 1

1.Lí do chọn đề tài ... 1

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ... 2

3.Giả thuyết khoa học ... 2

4.Phạm vi nghiên cứu ... 3

5.Các phương pháp nghiên cứu... 3

6.Cấu trúc luận văn ... 3

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA RÈN LUYỆN THAO TÁC TRÍ TUỆ ĐẶC BIỆT HÓA VÀ KHÁI QUÁT HÓA CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC GIẢI TOÁN ... 4

1.1. Nhiệm vụ rèn luyện và phát triển năng lực trí tuệ khái quát hóa, đặc biệt hóa cho học sinh ... 4

1.2. Thao tác trí tuệ đặc biệt hoá và khái quát hóa trong giải toán ... 5

1.2.1. Các hoạt động trí tuệ ... 5

1.2.2. Đặc biệt hóa ... 7

1.2.3. Khái quát hóa ... 9

1.3. Khảo sát thực tiễn việc rèn luyện thao tác trí tuệ đặc biệt hoá và khái quát hóa cho học sinh trong dạy học giải toán ở trường trung học cơ sở ... 10

1.3.1. Chương “Tứ giác” trong chương trình Hình học Toán 8 ở trung học cơ sở ... 11

1.3.2. Một số thực trạng về việc rèn luyện thao tác trí tuệ đặc biệt hoá và khái quát hóa cho học sinh trong dạy học giải toán cho học sinh trung học cơ sở ở Hạ Hòa phú thọ ... 13

1.4. Tiểu kết chương I ... 15

Chương 2.KHAI THÁC VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÁC BÀI TOÁN NHẰM RÈN LUYỆN CÁC THAO TÁC TRÍ TUỆ ĐẶC BIỆT HÓA VÀ KHÁI QUÁT HÓA CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC GIẢI TOÁN TRONG CHƯƠNG “TỨ GIÁC” Ở LỚP 8 TRUNG HỌC CƠ SỞ ... 16

2.1. Khai thác và thiết kế hệ thống các bài toán nhằm rèn luyện thao tác đặc biệt

hóa để có cơ hội tìm ra lời giải bài toán ... 16

2.2.Khai thác và thiết kế hệ thống bài toán nhằm rèn luyện thao tác đặc biệt hóa để tìm điểm cố định, chứng minh các đường thẳng đồng quy hoặc tìm giá trị lớn nhất - nhỏ nhất của một hay nhiều đoạn thẳng ... 28

2.3.Khai thác và thiết kế hệ thống các bài toán nhằm rèn luyện thao tác đặc biệt hóa để dự đoán quỹ tích hoặc kiểm nghiệm dự đoán ... 44

2.4.Khai thác và thiết kế hệ thống các bài toán nhằm rèn luyện thao tác đặc biệt hóa để phát hiện ra những tính chất mới hoặc bài toán mới ... 55

2.5.Khai thác và thiết kế hệ thống các bài toán nhằm rèn luyện thao tác khái quát hóa từ các kết quả riêng lẻ ... 69

2.6.Quy trình rèn luyện thao tác đặc biệt hóa, khái quát hóa cho học sinh trong quá trình dạy học chương “Tứ giác” ở lớp 8 trung học cơ sở ... 79

2.7.Tiểu kết chương 2 ... 81

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ... 82

3.1.Mục đích, phương pháp, nội dung, tổ chức thực nghiệm sư phạm ... 82

3.1.1.Mục đích thực nghiệm sư phạm ... 82

3.1.2.Phương pháp thực nghiệm sư phạm ... 82

3.1.3.Nội dung thực nghiệm sư phạm ... 82

3.1.4.Tổ chức thực nghiệm sư phạm ... 82

3.2.Giáo án thực nghiệm sư phạm và bài kiểm tra đánh giá ... 83

3.2.1.Các giáo án thực nghiệm sư phạm ... 83

3.2.2.Bài kiểm tra đánh giá ... 93

3.3.Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ... 99

3.3.1.Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ... 99

3.3.2.Kết luận chung về thực nghiệm sư phạm ... 100

3.4. Tiểu kết chương 3……….102

KẾT LUẬN ... 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 104 Phụ lục

Một phần của tài liệu Rèn luyện thao tác trí tuệ đặc biệt hoá và khái quát hóa cho học sinh trong dạy học giải toán chương “tứ giác”ở lớp 8 THCS (Trang 103 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)