Chƣơng 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.5. Tổ chức thực nghiệm
3.5.1. Giai đoạn chuẩn bị
Bước 1: Thiết kế giáo án
Bước 2: Lựa chọn lớp ĐC và lớp TN (khảo sát trình độ ban đầu của nhóm TN, nhóm ĐC. Chúng tôi sử dụng điểm kiểm tra khảo sát đầu năm học và kết quả bài kiểm tra số 1 để xác định mức độ tƣơng đƣơng về trình độ và kỹ năng giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng).
3.5.2. Giai đoạn tiến hành
GV thực nghiệm tiến hành dạy 2 bài học mà tác giả đã chọn trong nội dung thực nghiệm. GV dạy các tiết đối chứng và thực nghiệm làm việc độc lập với nhau.
Trong quá trình dạy, chúng tôi bố trí các tiết hợp lí để dự giờ đƣợc tất cả các tiết dạy của nhau cả lớp TN và lớp ĐC, quan sát và ghi chép tỉ mỉ, chính xác những diễn biến về hoạt động của GV và HS trong suốt tiết học. Sau mỗi tiết dạy, chúng tôi đều trực tiếp trao đổi về thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện bài dạy TN.
3.5.3. Kiểm tra và đánh giá kết quả TN
Sau mỗi bài dạy chúng tôi tiến hành đánh giá và xử lý kết quả thực nghiệm trên 2 phƣơng diện định lƣợng và định tính.
Về mặt định lượng
- Đánh giá kết quả học tập của HS: thông qua 3 lần KT (KT lần 1 trƣớc TN , KT 2 lần sau các bài dạy thực nghiệm (Bài kiểm tra số 2, bài kiểm tra số 3)).
- Các tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn học nhƣ sau: Các bài kiểm tra đƣợc xây dựng và đánh giá theo thang điểm 10. Thời gian làm bài 60 phút. Nội dung kiểm tra đƣợc xây dựng dựa vào mục tiêu và nội dung dạy học. Đề kiểm tra với thang điểm 0,5 đƣợc sử dụng để đánh giá kết quả học tập của HS cả hai lớp TN và ĐC.
Về mặt định tính
Trao đổi với GV cùng dạy TN về tính khả thi và khả năng áp dụng trên diện rộng của biện pháp.
Quan sát HS trong các tiết giảng cũng nhƣ thời gian tự học để đánh giá quá trình hợp tác cũng nhƣ thái độ, hứng thú của HS trong quá trình học tập, tập trung vào các vấn đề:
- HS có tích cực tham gia vào hoạt động học tập.
- Khả năng hành động một cách tự chủ, sáng tạo, bảo vệ và khẳng định ý kiến cá nhân.