Những giá trị của văn miếu của Quốc Tử Giám

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu: Văn miếu quốc tử giám ppt (Trang 32 - 33)

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1 Những giá trị của văn miếu của Quốc Tử Giám

* Giá trị văn hóa:

Văn bia là một loại thư tịch, có niên đại rõ ràng, có giá trị như những tác Văn bia là một loại thư tịch, có niên đại rõ ràng, có giá trị như những tác phẩm văn học nghệ thuật, chứa đựng hệ thống thông tin nhiều mặt về lịch sự, phẩm văn học nghệ thuật, chứa đựng hệ thống thông tin nhiều mặt về lịch sự, kinh tế, xã hội…đương thời, không chỉ có giá trị trong quá khứ mà còn cả trong kinh tế, xã hội…đương thời, không chỉ có giá trị trong quá khứ mà còn cả trong hiện tại.

hiện tại.

Hệ thống văn bia Việt Nam hiện tồn tại là một di sản văn hóa của dân tộc, nó chính là sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại. Sự gắn kết ấy dù là vô hình hay hữu hình cũng đều cho chúng ta tự soi vào đấy để sống đẹp hơn có ý nghĩa hơn. Ở Việt Nam, văn bia có từ rất sớm. Những văn bia có niên đại ra đời sớm được ghi nhận vào khoảng thời nhà Tuỳ đô hộ nước ta (từ năm 589 -617), hiện còn lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, hay bia tám mặt ở chùa Nhất Trụ – Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) do vua Lê Đại Hành dựng vào năm 995.

Hiện nay, nước ta có 1.919 tấm bia được tuyển chọn từ bia đình, đền, chùa, miếu, thành quách…trên khắp ba miền. Chỉ tính riêng Văn bia cung đình Huế đã để lại một số lượng lớn và phong phú những văn bia khắc bằng chữ Hán Nôm.

* Giá trị lịch sử :

Văn bia thường dùng để ghi lại những sự kiện lớn diễn ra trong lịch sử, sự kiện văn hóa, chính trị…hoặc ca ngợi công đức của các vị vua cai trị và tôn vinh những bậc nho học có công trang hoặc đạt những giải cao trong các kỳ thi do triều đình tổ chức (bia Tiến sĩ).

Theo sử sách Việt Nam có viết, văn bia thường có nội dung về xây dựng như chọn địa điểm, vị trí, theo thuyết phong thủy, ca ngợi cảnh đẹp, ca ngươi nhân vật được thờ tự…

* Giá trị mỹ thuật :

Văn bia là một tác phẩm thành văn được ghi trên đá, dó tính quan trong và có sự ảnh hưởng lớn mang tính lịch sử. Do vậy, văn bia thường được chăm chút nhiều về mặt mỹ thuật.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, đời Nguyễn, văn bia đặc điểm thường có dáng cao to, có bia cao tới 2,5m x 1.7m, dày 0,29m, trông rất uy nghiêm và hoành tráng như một tượng đài. Có lẽ, ngoài ý nghĩa và văn phong trong nội dụng được ghi trên bia, hình thức to lớn của bia còn nhằm khẳng định tinh thần độc lập tự chủ, có bản sắc văn hóa riêng của nước Đại Việt bên cạnh nước Đại Tống luôn có mưu đồ bá quyền. Trên trán bia và diềm bia đều trang trí, chạm khắc họa tiết hoa văn đẹp phù hợp với chủ đề cần trình bày.

Bệ bia thời Nguyễn là một khối đá trông vững chắc và uy nghi, có khi là hình tượng rùa đội bia được đặt lên bệ đá, với ý tưởng xây dựng một quốc gia vững mạnh, kỷ cương xứng danh nước Đại Nam sánh vai với nước Đại Thanh phía Bắc.

Bia đá chính là sự khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc, do đó chúng ta cần đọc, hiểu, trân trọng và phát huy hơn nữa những giá trị của ông cha ta để lại.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu: Văn miếu quốc tử giám ppt (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w