Kiểm tra điện trở và đo khe hở nhiệt của bugi

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRÊN XE Ô TÔ TOYOTA CAMRY 2013 (Trang 58 - 63)

- Ngoài ra nếu không có đồng hồ VOM thì có thể dùng cách sau: Tăng tốc động cơ lên 4000 vòng/phút 5 lần. Tháo bugi ra kiểm tra nếu điện cực bugi khô thì bugi còn tốt.

4.4.9. Kiểm tra cảm biến vị trí trục khuỷu

 Chuẩn bị dụng cụ: Đồng hồ VOM.

 Công dụng.

Cảm biến vị trí trục khuỷu dùng để xác định tốc độ động cơ. ECU nhận tín hiệu này để tính toán góc đánh lửa tối ưu và thời điểm phun nhiên liệu cho từng xy lanh.

 Tiến hành kiểm tra :

 Bước 1: Tháo cảm biến vị trí trục khuỷu.

 Bước 2: Dùng VOM thang đo điện trở, đo điện trở giữa các điện cực.

 Bước 3: So sánh giá trị đo được với giá trị chuẩn. Nhiệt độ Điều kiện tiêu chuẩn (kΩ)

Nóng 1.2 đến 1.8

KẾT LUẬN

Sau một thời gian làm đồ án với đề tài ”Nghiên cứu, khảo sát hệ thống đánh lửa trên xe camry 2013” dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của Thầy giáo TS. Phạm Minh Hiếu đã tạo điều kiện cho em thực hiện tốt đề tài được giao.

Trong đề tài này em đi sâu tìm hiểu tính năng hoạt động của hệ thống đánh lửa trên động cơ, các nguyên lý làm việc của các loại cảm biến...

Qua đây em thêm hiểu hơn về hệ đánh lửa trên xe camry và các xe hiện đại ngày nay. Nắm được nguyên lý làm việc và hư hỏng cũng như phương pháp kiểm tra hệ thống một cách khoa học, từ đó có thể sửa chữa được hệ thống của xe. Đồ án còn giúp em có thêm phương pháp học tập và thao tác trên xe.

Tuy nhiên do thời gian hạn chế, nhiều phần chưa được trang bị trong thời gian học tập tại trường, tài liệu tham khảo hạn chế và chưa cập nhật đủ vậy nên để hoàn nắm bắt được sâu và hiểu kỹ hơn nữa em thấy mình cần phải hoàn thiện thêm. Qua đề tài này đã bổ sung cho em thêm nhiều kiến thức chuyên ngành động cơ đốt trong và đặc biệt là hệ thống đánh lửa điều khiển bằng điện tử hiện đại. Qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp em cũng nâng cao được những kiến thức về tin học: Word, Excel, CAD phục vụ cho công tác sau này của mình. Đồng thời qua đó bản thân em cần phải cố gắng học hỏi tìm tòi hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của người cán bộ kỹ thuật ngành động lực.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Công nghệ Ô tô, Trường Đại Học Công nghiệp Hà Nội, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo T.S Phạm Minh Hiếu đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cẩm nang sửa chữa Toyota camry 2007-2013 của công ty Toyota. 2. Tài liệu đào tạo kỹ thuật viên của Toyota: team 21.

3. Các bài viết và tài liệu trên diễn đàn của cộng đồng kỹ thuật ô tô Việt Nam: WWW.OTO-HUI.COM.

4. Nguyễn Tất Tiến. “Nguyên lý động cơ đốt trong”. Nhà xuất bản giáo dục.

5. Hồ Tấn Chuẩn, Nguyễn Đức Phú, Trần Văn Tế, Nguyễn Tấn Tiến. “Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong. tập 1, 2, 3”. Hà nội: Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp; 1979.

6. “Giáo trình trang bị điện và điện tử trên ôtô”. Tài liệu lưu hành nội bộ khoa cơ khí giao thông, trường đại học bách khoa Đà Nẵng.

7. “Cấu tạo và sữa chữa động cơ” Trịnh Văn Đại, Lê Minh Thiện

8. Giáo trình thực tập động cơ 1 (trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM)

9. Nguyễn Tuấn Nghĩa “Giáo trình kết cấu và tính toán động cơ đốt trong”. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật 2014

10. Đỗ Xuân Kính, Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2000

11. Phạm Minh Tuấn, “ Động cơ đốt trong” NXB Khoa học và kỹ thuật,2010

12. Lê Văn Anh “Giáo trình Kỹ thuật bảo dưỡng sửa chữa ô tô” NXB Khoa học và Kỹ thuật,2015

13. Nguyễn Khắ c Trai, Kỹ thuật chuẩn đoán ô tô, NXB Giao thong vận tải, năm 2008.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRÊN XE Ô TÔ TOYOTA CAMRY 2013 (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)