ECU động cơ nhận tín hiệu từ các cảm biến khác nhau và xác định thời điểm đánh lửa tối ưu. ECU động cơ gửi tín hiệu đánh lửa IGT đến cuộn đánh lửa có IC đánh lửa, tín hiệu đánh lửa IGT được gửi đến IC đánh lửa theo thứ tự đánh lửa của động cơ (1-3-4-2). Cuộn đánh lửa, với dòng sơ cấp được ngắt đột ngột sẽ sinh ra dòng điện cao áp. Tín hiệu IGF được gửi đến ECU động cơ khi dòng sơ cấp vượt quá một trị số đã định. Dòng cao áp phát ra từ cuộn thứ cấp sẽ được dẫn đến bugi và gây đánh lửa.
Nhờ vào chính cảm biến tốc độ động cơ và vị trí piston – thì công dụng của cảm biến này có chức năng sẽ giúp cho ECU xác định được thời điểm đánh lửa, cùng với thời điểm phun xăng tối ưu nhằm giúp cho việc cải thiện hiệu suất và khả năng tiêu thụ của nhiên liệu.
– Bên cạnh đó, đối với những cảm biến khác như: vị trí bướm ga giúp xác định lưu lượng không khí nạp, sau đó gửi đến ECU giúp tính toán lại lượng nhiên liệu phun thích hợp với từng chế độ tải, song song với đó chính là các dữ liệu về tốc độ động cơ, tải, và nhiệt độ… nhờ vậy mà các cảm biến mã hoá tín hiệu rồi đưa vào ECU xử lý rồi tính toán để có thể đưa ra góc đánh lửa sớm tối ưu theo từng chế độ hoạt động của động cơ.
Chú ý:
Hệ thống đánh lửa sử dụng trên động cơ xăng phải đáp ứng đủ 5 tiêu chí:
- Phải đảm bảo hiệu điện thế đủ để tạo ra được tia lửa điện, phóng qua
khe hở giữa các điện cực của bugi.
- Tia lửa điện phải có năng lượng đủ lớn để đốt cháy được hỗn hợp làm việc trong mọi điều kiện làm việc của động cơ.
- Thời điểm đánh lửa phải tương ứng với góc đánh lửa sớm hợp lý nhất ở mọi chế độ làm việc của động cơ.
- Độ tin cậy làm việc của hệ thống đánh lửa phải tương ứng với độ tin cậy làm việc của động cơ.
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH CHUẨN ĐOÁN HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRÊN XE CAMRY
4.1 Những hư hỏng của hệ thống đánh lửa
Hỏng biến áp
Hỏng bộ chia điện
Hỏng bugi
4.2 Quy trình kiểm tra
4.2.1. Kiểm tra hệ thống đánh lửa ngay trên xe
Mục đích: để kiểm tra xem có đánh lửa không. Bước 1: tháo nắp đậy nắp quy lát
Bước 2: ngắt 4 giắc nối vào cuộn đánh lửa Bước 3: tháo 4 bulông và cuộn đánh lửa Bước 4: tháo 4 bugi
Bước 5: lắp bugi vào cuộn dây đánh lửa và nối giắc cuộn đánh lửa Bước 6: ngắt 4 giắc nối vòi phun nhiên liệu
Bước 7: tiếp mát cho bugi
Bước 8: quan sát xem có tia lửa phát ra ở đầu điện cực của bugi hay không
Chú ý:
Nối mát cho bugi khi kiểm tra.
Thay cuộn đánh lửa khi nó đã bị va đập.
Không được quay khởi động động cơ lâu hơn 2 giây.
4.2.2. Kiểm tra bugi.
Kiểm tra điện cực:
Đo điện trở cách điện. Điện trở tiêu chuẩn trên 10MΩ.
Nếu điện trở không nư tiêu chuẩn thì làm sạch bugi và thử lại lần nữa. Nếu không có MΩ kế thì kiểm tra như sau:
Tăng ga nhanh để đạt tốc độ động cơ 4,000 vòng/phút trong 5 lần. Tháo bugi.
Kiểm tra bằng cách quan sát bugi
Nếu điện cực khô, bugi hoạt động đúng chức năng.
Kiểm tra hư hỏng ở phần ren và phần cách điện của bugi. Nếu có hư hỏng, hãy thay thế bugi.
Kiểm tra khe hở điện cực của bugi.
Khe hở điện cực lớn nhất cho bugi cũ: 1.1 mm (0.043 in). Nếu khe hở điện cực lớn hơn giá trị lớn nhất, hãy thay thế bugi. Khe hở điện cực của bugi mới: 0.7 đến 0.8 mm (0.028 đến 0.032 in). Làm sạch các bugi. Nếu điện cực bị bám muội cacbon, hãy làm sạch bugi bằng máy làm sạch sau đó làm khô nó.
Gợi ý: Chỉ dùng máy làm sạch bugi khi điện cực đã sạch dầu. Nếu điện cực có bám dầu, thì dùng xăng để làm sạch dầu trước khi dùng máy làm sạch.
4.2.3. Quy trình kiểm tra hệ thống đánh lửa
Bước 1: Kiểm tra rằng giắc nối phía dây điện của cuộn đánh lửa đã được cắm chắc chắn.
Nếu đã cắm chắc chắn thì đi đến bước 2. Nếu giắc nối bị lỏng thì lắp lại cho chắc chắn.
Bước 2: Tiến hành thử đánh lửa cho mỗi cuộn đánh lửa.
Nếu không có lửa thì thay thế cuộn đánh lửa đó bằng chiếc còn tốt và tiến hành thử lại 1 lần nữa.
Nếu vẫn không có lửa thì đi tới bước 3. Bước 3: Kiểm tra bugi.
Nếu bugi hỏng thì thay thế.
Nếu bugi còn tốt thì đi đến bước 4.
Bước 4: Kiểm tra sự cấp nguồn đến cuộn đánh lửa có IC đánh lửa. Bật khóa điện ON. Kiểm tra rằng có điện áp ắc quy tại cực dương (+) của cuộn đánh lửa. Nếu không có điện áp thì kiểm tra dây điện giữa khóa điện và cuộn dây đánh lửa có IC đánh lửa.
Bước 5: Kiểm tra dây điện và giắc nối cuộn đánh lửa
Tháo giắc nối, đo giá trị điện trở rồi so sánh với giá trị tiêu chuẩn.
Nếu không như tiêu chuẩn thì sửa chữa hay thay thế dây điện và giắc nối.
4.3. Chẩn đoán hệ thống đánh lửa
4.3.1. Chẩn đoán hư hỏng theo máy quét mã lỗi
Để xác định nhanh chóng hiệu quả và chính xác nguyên nhân hư hỏng của động cơ ta cần phải thực hiện theo quy trình chẩn đoán sau:
Các yêu cầu trước khi lấy mã chẩn đoán:
Điện thế ắc quy cung cấp cho hệ thống tối thiểu là 11 V. Tay số ở vị trí số không.
Tắt các trang thiết bị phụ trên máy.
Bướm ga ở vị trí đóng hoàn toàn (tiếp điểm không tải ngắt). Bật khoá điện ở vị trí ON (không nổ máy).
Trên giắc kiểm tra dùng dụng cụ nối tắt SST để nối tắt cực T (cực kiểm tra) với cực E1 (cực nối đất của ECU). Sau đó đọc số lần nháy của đèn Check Engine.
Nếu động cơ hoạt động bình thường đèn sẽ nháy đều đặn, bật 2 lần và tắt 2 lần trong một giây. Mã tương ứng với chế độ hoạt động bình thường.
Nếu hệ thống có sự cố đèn sẽ nháy theo những nhịp khác nhau tương ứng với từng mã đã được quy định.