1.3 .Hệ thống các kĩ năng thực hành – thí nghiệmvật lí cần thiết
1.3.3. Kĩ năng sử dụng thiết bị thí nghiệmtrong dạy học vật lí
Mục đích: đảm bảo thành công bài học có sử dụng TNtheo hướng tăng cường hoạt động nhận thức tích cực của HS, khai thác ý nghĩa phương pháp luận của TN Vật lí. Do vậy bản thân SV(đang được đào tạo ở trường sư phạm) cần:
- Hiểu sâu sắc các đặc điểm, yêu cầu của từng loại TNđược sử dụng trong dạy học Vật lí.
- Xây dựng kế hoạch bài học (giáo án) theo hướng triệt để khai thác sử dụng TN làm phương tiện nhận thức của HS. (Kĩ năng này được đánh giá qua số lượng bài học có sử dụng TN)
+ Sử dụng TN tạo tình huống có vấn đề, tạo động cơ hứng thú nhu cầu nhận thức của HS (TN mở đầu).
+ Sử dụng TN trong quá trình nghiên cứu kiến thức mới. + Sử dụng TN củng cố kiến thức mới.
+ Sử dụng TN kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS. - Thực thi bài học có sử dụng TN
- Sử dụng TNđúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ. - Tiến hành TNthành công ngay.
- Sử dụng TNđảm bảo yêu cầu về các mặt khoa học vật lí và khoa học sư phạm
* "Kĩ năng thiết kế TN trong dạy học" bao gồm các kĩ năng thành phần sau đây:
+ Dự kiến được cách thức hướng dẫn HS tự thấy được nhu cầu cần phải tiến hành TN để giải quyết vấn đề đặt ra (nghĩa là xác định được mục đíchTN)
+ Dự kiến được cách thức hướng dẫn HS tự đề xuất hay điều chỉnh phương án TN phù hợp với điều kiện đã cho.
+ Dự kiến được cách thức hướng dẫn HS tự đề xuất việc lựa chọn các dụng cụ (phù hợp với phương án TN đã đưa ra).
+ Dự kiến được cách thức hướng dẫn HS tự đưa ra sơ đồ TN
+ Dự kiến được cách thức hướng dẫn HS tự đề xuất quy trình tiến hành TN + Dự kiến được cách thức hướng dẫn HS tự đề xuất cách thức quan sát, thu thập các số liệu.
+ Dự kiến được cách thức hướng dẫn HS tự đề xuất cách thức trình bày số liệu (kiểu loại bảng, đồ thị...)
+ Dự kiến được cách thức hướng dẫn HS tự đề xuất cách thức xử lí, phân tích số liệu để rút ra kết luận mong muốn.
+ Dự kiến được cách thức hướng dẫn HS tự đánh giá chung về quá trìnhTN.
* "Kĩ năng thực hiện TN trong dạy học" bao gồm các kĩ năng thành phần sau đây:
+ Hướng dẫn HS tự thấy được nhu cầu cần phải tiến hành TN để giải quyết vấn đề đặt ra (nghĩa là xác định được mục đíchTN)
+ Hướng dẫn HS tự đề xuất/ hay điều chỉnh phương án TN
+ Hướng dẫn HS tự đề xuất việc lựa chọn các dụng cụ (phù hợp với phương án TNđã đưa ra)
+ Hướng dẫn HS tự đưa ra sơ đồ TN
+ Hướng dẫn HS tự đề xuất quy trình tiến hành TN
+ Hướng dẫn HS tự đề xuất cách thức quan sát, thu thập số liệu
+ Hướng dẫn HS tự đề xuất cách thức trình bày số liệu (kiểu loại bảng hay đồ thị...)
+ Hướng dẫn HS tự đề xuất cách thức xử lí, phân tích số liệu để rút ra kết luận mong muốn
+ Hướng dẫn HS tự đánh giá chung về quá trình TN
* Vai trò, vị trí của việc bồi dưỡng kĩ năng sử dụng TN vào dạy học Vật lí cho SV trong quá trình đào tạo
Vật líđại cương chủ yếu là Vật lí cổ điển. Các kiến thức xây dựng bằng con đường thực nghiệm do đó TN là phương tiện đặc biệt cần thiết để thực hiện việc xây dựng đa số kiến thức vật lí. Trong quá trình dạy – học học phần “TN Cơ – Nhiệt” ở trường Đại học Hùng Vương chưa thật sự bồi dưỡng kĩ năng sử dụng TN vào dạy học, SVchỉ được tập trung hình thành kĩ năng TN và từ đó rõ ràng việc sử dụng TNvào mục đích dạy học còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, TN vật lí là phương tiện, phương pháp dạy học giữ vai trò, chức năng quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ của dạy học vật lí đặc biệt là chức năng trực quan, chức năng phương pháp luận. TN được thực hiện ở tất cả các giai đoạn trong quá trình dạy học; có ý nghĩa lớn trong việc tích cực hóa hoạt động học tập củaSV, làm cơ sở cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tập trung vào người học. Rõ ràng kĩ năng sử dụng TN trong dạy học vật lí là kĩ năng đặc biệt cần thiết, rèn luyện cho SV sư phạm vật lí nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay.