Tiến trình dạy học theo trạm chủ đề “Các định luậtbảo toàn”

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo trạm trong dạy học một số kiến thức chương (Trang 55)

1.2.4 .Ưu điểm và hạn chế của hình thức học tập theo trạm

2.4. Tiến trình dạy học theo trạm chủ đề “Các định luậtbảo toàn”

CHỦ ĐỀ: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Thời lượng 03 tiết (Gồm các tiết ... theo PPCT) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của động năng. - Nêu được đơn vị đo động năng.

- Phát biểu được định nghĩa trọng trường, trọng trường đều. Viết được biểu thức trọng lực của một vật.

- Phát biểu được định nghĩa và viết biểu thức của thế năng trọng trường (thế năng hấp dẫn), thế năng đàn hồi. Định nghĩa được khái niệm mốc thế năng.

- Nêu được đơn vị đo thế năng.

- Viết được công thức tính cơ năng, phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường. Công thức tính cơ năng của một vật, phát biểu định luật bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động dưới tác dụng lực đàn hồi của lò xo.

2.Kĩ năng:

- Vận dụng được định lí biến thiên động năng giải các bài tập đơn giản. - Hiểu rõ động năng là một dạng năng lượng cơ học mà mọi vật có khi chuyển động, động năng là một đại lượng vô hướng và có tính tương đối.

- Viết được công thức tính thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi. - Vận dụng được công thức tính thế năng để giải các bài tập đơn giản . - Nêu được các ví dụ thực tế: một vật có thế năng thì có khả năng sinhcông.Thiết lập công thức tính cơ năng, định luật bảo toàn cơ năng để giải một số bài toán đơn giản.

3. Thái độ:

- Giáo dục cho HS tính cẩn thận, vượt khó, chính xác, khoa học, ... - Tích cực học tập.

- Nhận ra được hiện tượng khi một vật có động năng thì có thể sinh công trong tự nhiên và khoa học kĩ thuật, từ đó có thể vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.

- Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh trong học tập vật lí.

- Nhận ra được hiện tượng khi một vật có thế năng thì có thể sinh công trong tự nhiên và khoa học kĩ thuật, từ đó có thể vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.

- Phân biết được hai dạng năng lượng là thế năng và động năng.

4. Năng lực hướng tới:

- Năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí để vận dụng vào thực tế.

- Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh trong học tập vật lí.

- Bồi dưỡng tinh thần nhân ái, yêu thương giúp đỡ nhau trong cuộc sống, trách nhiệm của bản thân trước các vấn đề cộng đồng.

II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC:

- Hình thức: Dạy học trên lớp; Thảo luận nhóm; Nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp:

 Nêu và giải quyết vấn đề;  Dạy học theo trạm

- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm đôi, giao nhiệm vụ, mảnh ghép.

III. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên:

- Ví dụ thực tế về các hiện tượng liên quan đến bài học. - Phiếu học tập, phiếu bài tập, trò chơi.

2. Học sinh:

- Ôn lại kiến thức bài cũ và chuẩn bị bài mới.

- Phần HĐ khởi động: Chung cả lớp, HS hoạt động cá nhân

- Phần HĐ hình thành kiến thức, vận dụng: Chia lớp thành 3 nhóm (Mỗi nhóm 6 HS). Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng, 1 thư kí. Các nhóm tự phân công nhiệm vụ.

- Phần HĐ ...: ...

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Thứ tự Lớp ... Lớp ... Lớp ...

Ngày giảng

Sĩ số Ngày giảng Sĩ số Ngày giảng Sĩ số Tiết 1

Tiết 2 ...

2. Kiểm tra bài cũ: ...

3. Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV: Cho HS quan sát video về vụ va chạm xe.

GV: Những yếu tố nào dẫn đến vụ va chạm?

HS dự đoán: Do xe đi nhanh, vận tốc di chuyển lớn.

3.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:

a. Nội dung 1: Tìm hiểu định nghĩa động năng – thế năng – cơ năng.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm: Quan sát video thực tế và chỉ ra trong video có các đại lượng nào được xuất hiện. Từ đó suy ra mối liên hệ giữa các đại lượng.

- GV hướng dẫn các nhóm thực hiện

- HS quan sát video và tiến hành hoạt động theo nhóm trong... phút

Nhóm 1: Hoàn thành phiếu học tập 1a Nhóm 2: Hoàn thành phiếu học tập 2a

nhiệm vụ: HS chia 3 nhóm, mỗi nhóm 6 HS để thực hiện nhiệm vụ, GV có các

phiếu 3 loại màu xanh, đỏ, vàng; cho HS lần lượt lên bốc thăm màu rồi từ đó HS có cùng màu sẽ về một nhóm. Trong hoạt động này HS sẽ được thực hiện hoạt động và hoàn thành phiếu học tập tại 3 trạm: 1a, 2a, 3a. Mỗi nhóm có thể bắt đầu thực hiện từ bất kỳ trạm nào trong 3 trạm. Sau thời gian .... phút, HS sẽ thực hiện kĩ thuật mảnh ghép, các phiếu màu sẽ được đánh số thứ tự 1-2-3, tất cả các bạn có số thứ tự giống nhau sẽ được ghép lại thành 1 nhóm và thực hiện luân chuyển phiếu học tập.

Nhóm 3: Hoàn thành phiếu học tập 3a

* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV quan sát HS các nhóm hoạt động hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn.

(GV theo dõi quá trình hoạt động của học sinh, hướng dẫn cho học sinh khi học sinh đã sử dụng hết các phiếu trợ giúp mà vẫn không hoàn thành được nhiệm vụ của 3 trạm đã đặt ra)

- Học sinh hoạt động theo nhóm. - HS thực hiện nhiệm vụ học tập ở mỗi trạm, thảo luận và hoàn thành các phiếu học tập tương ứng.

- GV yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả cho từng trạm (nội dung phiếu học tập sau khi đã hoàn thiện). Mỗi nhóm báo cáo kết quả của một trạm theo hướng dẫn của giáo viên.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

* Nhóm 1: HS quan sát video liên quan đến động năng.

- Hiện tượng xảy ra: 2 chiếc búa có khối lượng và kích cỡ khác nhau tác dụng vào 1 chiếc đinh.

+ Ở trường hợp chiếc búa nhỏ, khi đóng nhẹ chiếc đinh thì chiếc đinh có chuyển động và lún nhẹ vào thanh gỗ, còn khi đóng mạnh, tăng vận tốc, chiếc định lún sâu hơn. + Ở trường hợp chiếc búa lớn hơn, khi đóng chiếc đinh, chiếc đinh sẽ lún sâu hơn.

- Động năng phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng.

* Nhóm 2: HS quan sát 2 video liên quan đến thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi.

- Video 1: Liên quan đến thế năng trọng trường.

+ Hiện tượng xảy ra: Quả nặng có khối lượng khác nhau, rơi từ độ cao khác nhau tác dụng lên chiếc đinh. Ở trường hợp 1, với cùng 1 quả nặng nhưng rơi ở vị trí khác nhau, quả nặng rơi ở vị trí thấp hơn thì đinh lún nhẹ hơn còn rơi ở

- GV yêu cầu cá nhân trong các nhóm nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm bạn.

vị trí cao hơn thì đinh lún sâu hơn. Ở

trường hợp 2, thay đổi khối lượng quả nặng, khối lượng tăng gấp đôi dẫn đến độ lún của chiếc đinh sâu hơn.

+ Thế năng trọng trường phụ thuộc vào độ cao và khối lượng. - Video 2: Liên quan đến thế năng đàn hồi.

*Nhóm 3: HS quan sát video liên quan đến cơ năng.

- HS: Cá nhân của các nhóm nhận xét, đánh giá.

* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động

- GV nhận xét, đánh giá.

GV treo bảng tổng kết kết quả có được từ nhiệm vụ, HS chú ý bổ sung phần còn thiếu.

- Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở.

b. Nội dung 2: Giải ô chữ, mối liên hệ giữa các đại lượng trong công thức liên quan đến động năng, thế năng, cơ năng. Vận dụng các công thức để giải bài tập.

*Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụhọc tập

*Nhiệm vụ 1: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Giải ô chữ về mối liên hệ giữa các đại lượng , từ đó đưa ra công thức tính động năng, thế năng, cơ năng.

- HS lắng nghe GV phổ biến nội quy trò chơi.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. Có 5 câu hỏi tương ứng với nó là 5 cụm từ khóa hàng ngang. HS có thể chọn ngẫu nhiên các

câu hỏi từ 1-5 tùy ý, trả lời sai có thể nhường quyền trả lời cho bạn khác.

6. Khi nào vật có thế năng nhỏ nhất?

7. Động năng tỉ lệ thuận với khối lượng và …………. của vật? 8. Thế năng gì của một vật là dạng

năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật?

9. Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của một vật chịu tác dụng của lực gì?

10. Biểu hiện của trọng trường là sự xuất hiện trọng lực tác dụng lên một vật có …………. đặt tại vị trí bất kì trong khoảng không gian có trọng trường. V Â T L I

*Nhiệm vụ 2: GV cho HS hoạt động cá nhân vận dụng công thức để giải các bài tập tự luận (làm vào vở). Phiếu bài tập tự luận (Phụ lục)

* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV theo dõi quá trình hoạt động của HS, hỗ trợ HS khi gặp khó khăn.

- HS thực hiện nhiệm vụ, cá nhân trả lời các câu hỏi.

* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

*Nhiệm vụ 1: GV cho HS lần lượt tham gia trả lời câu hỏi ô chữ. Trả lời hết 5 câu hỏi.

*Nhiệm vụ 2: GV cho HS báo cáo kết quả sau khi hoàn thành bài tập vào vở. - HS làm 1 số bài lên bảng.

- HS tham gia trò chơi ô chữ:

- HS thực hiện nhiệm vụ.

c. Nội dung 3: Giải thích hiện tượng *Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụhọc tập

- GV phổ biến cho HS quy định về nội dung. Ở phần này HS sẽ thảo luận theo bàn, nghiên cứu các hiện tượng diễn ra trong tài liệu được cung cấp. - Sau đó trả lời theo yêu cầu trong phiếu trợ giúp 1a trạm 2a.

- HS nhận nhiệm vụ.

* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV quan sát quá trình thảo luận của các bàn, hỗ trợ các cá nhân gặp khó khăn.

- HS thực hiện nhiệm vụ đã giao.

- GV cho đại diện HS của các bàn lên trả lời.

- HS lên trả lời.

d. Nội dung 4: Ứng dụng – Tìm hiểu nhà máy thủy điện *Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụhọc tập

- GV phổ biến cho HS quy định về nội dung. Ở phần này HS sẽ vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã có giải thích cấu tạo, tìm hiểu nguyên tắc vận hành của nhà máy thủy điện, giải quyết tình huống thực tiễn liên quan.

- Sau đó trả lời theo yêu cầu trong phiếu trợ giúp 1a trạm 3a.

- HS nhận nhiệm vụ.

* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV quan sát quá trình thảo luận của các nhóm, hỗ trợ các nhóm khi gặp khó khăn.

- HS thực hiện nhiệm vụ đã giao.

* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV cho đại diện HS lên treo và báo cáo kết quả.

- Đại diện nhóm lên trả lời.

3.3. Hoạt động 3: Luyện tập

HS áp dụng các công thức để giải nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.

*Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụhọc tập

- GV phổ biến cho HS quy định về nội dung. Ở phần này HS áp dụng các công thức về động năng, thế năng, cơ năng để giải nhanh các câu hỏi trắc nghiệm hoàn thành phiếu bài tập trắc nghiệm.

- HS nhận nhiệm vụ.

- GV quan sát , hỗ trợ HS khi gặp khó khăn.

- HS thực hiện nhiệm vụ đã giao.

* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV cho các cá nhân lần lượt trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

- HS trả lời.

3.4. Hoạt động 4: Vận dụng

- GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS: Hoàn thành phiếu bài tập tự luận.

3.5. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- GV giao cho HS về nhà tìm hiểu cách đưa nước lên cao mà không dùng máy bơm.

• Mục đích: giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

• Nội dung: Nhiệm vụ HT yêu cầu HS tự tìm tòi, mở rộng thêm ND bài học; đây là những HĐ mang tính nghiên cứu, sáng tạo, cần sự giúp đỡ của GĐ, cộng đồng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tôi đã hệ thống cấu trúc nội dung của chủ đề, đồng thời có sự so sánh về mục tiêu của chủ đề theo chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu được xác định theo phương pháp dạy học theo trạm. So sánh cho thấy, phương pháp dạy học theo trạm không những đáp ứng đầy đủ mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kĩ năng mà còn đặc biệt quan tâm tới mục tiêu phát triển năng lực, trong đó có năng lực giải quyết vấn đề.

Dựa trên các mục tiêu đó, tôi đã tiến hành thiết kế các trạm học tập với các dụng cụ, các hoạt động đa dạng, phong phú. Trong các trạm đó có những trạm bắt buộc và những trạm tự chọn để HS có thể lựa chọn theo sở thích và hứng thú bản thân.

Biên soạn tiến trình dạy học chủ đề “Các định luật bảo toàn” trong chương trình Vật lí 10 THPT, chúng tôi quan tâm đến quá trình làm bộc lộ kỹ năng cho học sinh như làm việc nhóm; kỹ năng giải quyết vấn đề,… giúp học sinh tự rèn luyện cho bản thân mình tính độc lập, tự lực, tỉ mỉ và cẩn thận. Biến quá trình học tập của học sinh thành quá trình tự tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng và trải nghiệm. Giúp học sinh có điều kiện phối hợp kiến thức các môn để giải quyết vấn đề đặt ra ở từng trạm học tập.

Để đánh giá tính khả thi của việc tổ chức dạy học theo trạm, theo tiến trình dạy học được thiết kế, chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Phong Châu (Huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú thọ) và được thể hiện cụ thể trong chương 3.

Chương 3

THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thử nghiệm sư phạm

3.1.1. Mục đích của thử nghiệm

Thử nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm nghiệm giả thuyết của đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học theo trạm trong dạy học một số kiến thức chương “các định luật bảo toàn”, thì sẽ có hiệu quả trong bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh”.

Thử nghiệm sư phạm nhằm trả lời các câu hỏi sau:

 Hình thức dạy học theo trạm kiến thức về các định luật bảo toàn, các ứng dụng áp dụng vào có khả khi không?

 Tổ chức dạy học theo trạm khi dạy kiến thức về các định luật bảo toàn, các hiện tượng thực tế có bồi dưỡng được năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn cho HS không?

3.1.2. Nhiệm vụ thử nghiệm sư phạm

Để đạt được mục đích đó, trong quá trình thực nghiệm sư phạm tôi đã thực hiện các nhiệm vụ sau:

 Lên kế hoạch thử nghiệm sư phạm.

 Khảo sát, điều tra cơ bản để chọn HS thử nghiệm, chuẩn bị các thông tin và điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác thử nghiệm sư phạm.  Trao đổi với học sinh thử nghiệm về phương pháp và nội dung thử

nghiệm.

 Triển khai hình thức dạy học nội dung bài dạy theo theo tiến trình đã soạn thảo.

 Xử lí, phân tích kết quả thử nghiệm, đánh giá theo các tiêu chí, từ đó nhận xét và rút ra kết luận về tính khả thi và hiệu quả của đề tài.

3.2. Đối tượng thử nghiệm sư phạm

Thử nghiệm sư phạm được tiến hành nhóm HS lớp 10A9, trường THPT Phong Châu, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo trạm trong dạy học một số kiến thức chương (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)