Phân tích – đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo trạm trong dạy học một số kiến thức chương (Trang 68)

1.2.4 .Ưu điểm và hạn chế của hình thức học tập theo trạm

3.4. Phân tích – đánh giá kết quả thực nghiệm

3.4.1. Phân tích diễn biến của quá trình thử nghiệm sư phạm.

Trước khi dạy bằng phương pháp DHTT, qua quan sát trên lớp, tôi nhận thấy HS chỉ giải quyết được các bài tập lí thuyết, còn các bài tập liên quan đến thực tiễn thì HS còn lúng túng chưa tìm ra được cách giải quyết. Và khi ở trên lớp, do HS chỉ tiếp cận phương pháp dạy học truyền thóng nên việc hoạt động nhóm còn hạn chế.

Buổi thử nghiệm được thực hiện tại trạm 2: “Công thức và vận dụng”. Tại trạm 1: Mục đích của trạm là HS phải xác định được mối liên hệ giữa các đại lượng và viết được công thức của động năng, thế năng, cơ năng. Nhiệm vụ của các em là nghiên cứu và trả lời các câu hỏi để điền vào ô chữ. Các em HS đều rất dễ dàng tìm ra từ khóa của câu hỏi thông qua việc nghiên cứu SGK và tài liệu.

Hình 3.1: HS thực hiện nhiệm vụ tại trạm.

Sang trạm 2: Ở trạm này yêu cầu HS phải vận dụng được kiến thức về động năng để giải thích một hiện tượng thực tế. Khi thực hiện nhiệm vụ của trạm HS được bồi dưỡng về năng lực phát hiện, xác định rõ vấn đề cần giải quyết; thu thập thông tin cần thiết chuyển vấn đề thực tiễn thành dạng có thể khám phá, giải quyết bằng bài toán khoa học. Từ việc quan sát video về vụ va chạm xe giúp HS xác định được vấn đề ở đây liên quan đến vận tốc và khối

lượng. Liên hệ ngay với kiến thức về động năng đã thực hiện ở trạm trước. Sau đó HS sẽ giải quyết vấn đề, đưa ra những phương án tối ưu để hạn chế thiệt hại những vụ va chạm như thế này.

Hình 3.2: HS tham gia giải thích hiện tượng.

Trạm 3a và 3b tuy là trạm tự chọn nhưng tất cả các nhóm đều thực hiện nhiệm vụ tại trạm. Trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ tại các trạm này HS được rèn luyện năng lực: Phát hiện và xác định rõ vấn đề cần giải quyết; thu thập và phân tích thông tin; chuyển hiện tượng thực tế thành giả thuyết khoa học. Để giải thích được hiện tượng nêu ra trong phiếu học tập HS phải tìm kiếm thông tin liên quan đến đặc điểm về nhà máy thủy điện. Sau khi nghiên cứu tài liệu HS có thể giải quyết được vấn đề: thủy điện trên cao, sức chứa nước nhiều dẫn đến thế năng cao, áp suất lớn. Trạm 3b HS sẽ về nhà nghiên cứu và tìm hiểu về guồng nước.

Hình 3.3: HS tìm hiểu nhà máy thủy điện

Đến trạm 4a và 4b cũng là trạm tự chọn. HS sẽ được vận dụng các công thức đã học tại trạm 1 để thực hiện nhiệm vụ hoàn thành phiếu câu hỏi trắc nghiệm. HS sẽ lần lượt trả lời nhanh 10 câu hỏi. Trạm 4b HS về nhà hoàn thiện.

Hình 3.4: HS vận dụng giải bài tập.

3.4.2. Đánh giá kết quả thử nghiệm sư phạm.

Qua buổi thực nghiệm ở trên lớp tôi nhận thấy: Các em rất hứng thú với các nhiệm vụ tại các trạm: đưa ra được các cách giải thích và phương án giải quyết tình huống mới độc đáo, sáng tạo. Với trạm đầu việc diễn đạt của các em còn hạn chế nhưng ở những trạm tiếp theo các em đã biết trình bày đúng, đủ nội dung câu trả lời theo cách hiểu của mình. Trong hoạt động nhóm, các em đã biết cách phân công nhiệm vụ trong nhóm và mỗi cá nhân đều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các em hăng hái tranh luận để làm sáng tỏ vấn đề, tình huống đặt ra làm cho không khí lớp học rất sôi nổi. Với các yêu cầu giải

thích hiện tượng các em rất chịu khó nghiên cứu tài liệu, theo dõi và quan sát kỹ các hiện tượng. Đưa ra nhiều phương án giải thích thú vị. Tất cả các nhóm đều hoàn thành các trạm học tập. Trong quá trình làm việc các em cũng rất chủ động đặt ra các câu hỏi thắc mắc của các nhóm mình cho GV.

3.5. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thử nghiệm

a. Thuận lợi

Trường THPT Phong Châu có đội ngũ GV rất nhiệt tình và tâm huyết với nghề, tận tình giúp đỡ tôi trong công việc. Nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian, đối tượng HS giúp tôi nhanh chóng hoàn thành đề tài của mình.

Là GV trực tiếp giảng dạy tại lớp thử nghiệm, nên tôi nắm rõ đặc điểm tình hình học tập của HS.

Lớp thử nghiệm là lớp có chất lượng HS đầu vào tương đối cao, có tinh thần hợp tác, đoàn kết, nhiệt tình và nghiêm túc trong quá trình học.

b. Khó khăn

Do tình hình dịch bệnh Covid – 19 kéo dài nên quá trình thực tập bị gián đoạn, vì vậy chỉ thực nghiệm được ở 1 số trạm.

Trình độ HS trong lớp thực nghiệm chưa thật sự đồng đều, có nhiều HS có sức học tốt, có năng lực làm việc độc lập, tự chủ. Tuy nhiên, vẫn có một số ít HS với sức học yếu, chưa thể độc lập suy nghĩ để tự hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Kỹ năng giải quyết vấn đề của HS còn nhiều hạn chế, đặc biệt HS ít được thực hành phân tích các hiện tượng thực tế ngay trên lớp, nên việc phân tích và giải thích hiện tượng còn ỷ lại trợ giúp của GV.

HS chưa được tiếp cận với PPTCDH theo trạm nên trong lần đầu tiếp xúc còn rất bỡ ngỡ, do đó HS chưa hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ yêu cầu của GV.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau buổi thực nghiệm sư phạm, thông qua việc tổ chức, theo dõi và phân tích diễn biến buổi thực nghiệm, chúng tôi có những nhận xét sau:

Tiến trình dạy học đã soạn thảo đạt được mục tiêu dạy học đề ra. Việc tổ chức dạy học theo trạm đã kích thích hứng thú học tập, làm cho HS tích cực, tự lực, sáng tạo trong học tập. HS đã chủ động lựa chọn thứ tự thực hiện nhiệm vụ, tự đặt ra giải pháp và thực hiện, sau đó trình bày và tổng hợp kiến thức.

Dạy học theo trạm giúp HS làm chủ hoạt động học tập của mình, từ đó giúp học hiểu sâu sắc kiến thức đã học và có thể vận dụng những kiến thức đó.

Tổ chức dạy học theo trạm cũng rèn cho HS những kĩ năng tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá) và phát triển một số kĩ năng cần thiết cho cuộc sống như kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng phê bình, … Các phân tích thực nghiệm trên đã khẳng định tính khả thi trong việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông nói chung và tính khả thi của việc tổ chức dạy học theo trạm nói riêng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học.

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy một số hạn chế, khó khăn đối với phương pháp tổ chức dạy học đã soạn thảo như sau: Để có một buổi dạy hay, phát huy được tính tích cực của HS thì GV phải chuẩn bị kĩ bài, đầu tư thời gian, công sức tìm các tư liệu phục vụ cho bài dạy nhằm mở rộng kiến thức cho HS để HS hình thành kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, không áp đặt.

Ngoài ra không phải nội dung kiến thức nào cũng có thể tổ chức dạy học theo trạm, GV phải lựa chọn những nội dung phù hợp (thường là các định luật Vật lí, các khái niệm…) để phát huy cao nhất hiệu quả của giờ học. Phải sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại (máy vi tính, phần mềm mô phỏng, …), sự đòi hỏi cao ở người học (biết sử dụng máy vi tính, làm việc tự lực, tự tìm tòi để có thể hoàn thành nhiệm vụ ở các phiếu học tập…) nên đây cũng là một thách thức lớn cho các trường học và cho cả người học.

Vì thế, trong điều kiện hiện tại, muốn áp dụng thành công PPDH theo trạm vào dạy học ở các trường Trung học tại Phú Thọ thì cần thu nhỏ quy mô, để HS làm quen dần, nên tổ chức dưới nhiều hình thức như ngoại khóa, các

buổi hoạt động dịp đầu tuần…có nhiều GV hỗ trợ, thời gian chuẩn bị nhiều hơn, quản lý, quan sát hoạt động của HS được chặt chẽ hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đề tài đã đạt được một số kết luận:

Phân tích và làm rõ cơ sở lí luận về dạy học theo trạm, các khái niệm, biểu hiện và biện pháp bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của người học . Trong đó, chúng tôi nhấn mạnh người học giữ vai trò trung tâm của hoạt động dạy học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, nhờ đó họ rèn luyện NLGQVĐ, phát triển tư duy sáng tạo và kĩ năng cần thiết.

Dựa trên cơ sở lí luận, chúng tôi đã xây dựng được tiến trình dạy học theo trạm chủ đề “Các định luật bảo toàn” - Vật lí 10 THPT nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS, hướng tới những mục tiêu xác định.

Quá trình thử nghiệm sư phạm đã chứng tỏ tính khả thi của tiến trình dạy học đã soạn thảo. Kết quả thu được sau thử nghiệm đã chứng tỏ phương pháp dạy học theo trạm không những giúp HS nắm vững kiến thức mà còn kích thích hứng thú say mê nghiên cứu, rèn luyện năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, rèn luyện năng lực cộng tác làm việc theo nhóm.

Qua quá trình thử nghiệm sư phạm ở trường phổ thông, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

Dạy học phải được đổi mới một cách toàn diện trong đó đặc biệt chú trọng tới đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học. Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá theo hướng liên tục và đa dạng, tạo điều kiện cho HS có cơ hội tự đánh giá năng lực của bản thân. Cải thiện cơ sở vật chất của các trường phổ thông để phục vụ hiệu quả việc thực hiện các phương pháp dạy học mới, tích cực.

Do điều kiện về thời gian, năng lực và khuôn khổ của khóa luận nên quá trình thử nghiệm chỉ tiến hành cho một nhóm HS nên việc đánh giá tính hiệu quả của tiến trình dạy học chưa có tính khái quát cao. Chúng tôi sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu và có những cải tiến để dạy học theo trạm phát huy hiệu quả trong điều kiện dạy học ở nước ta hiện nay. [6]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Lăng Bình (Chủ biên), Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng (2010), Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm.

[2] Phùng Việt Hải (2013), Ứng dụng phương pháp dạy học theo trạm trong dạy học chương chất khí, vật lí 10, tạp chí khoa học giáo dục, số (1), trường Đại học An Giang.

[3] Trần Văn Nghiên (2010), Tổ chức dạy học theo trạm một số kiến thức chương “Mắt – Các dụng cụ quang học” – Sách giáo khoa vật lý lớp 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Hà Nội.

[4] Phạm Xuân Quế - Ngô Diệu Nga – Nguyễn Văn Biên - Nguyễn Anh Thuấn – Thạch Thị Đào Liên - Nguyễn Văn Nghiệp – Nguyễn Trọng Sửu (2014),

Hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp Trung học phổ thông môn Vật lí, Tài liệu tập huấn, Bộ Giáo dục và đào tạo.

[5] Trần Văn Thái (2012), Tổ chức dạy học theo trạm một số kiến thức của chương “Chất khí” vật lí 10 ban cơ bản ở trường phổ thông. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

[6] Vy Thị Phương Thảo (2015), Tổ chức dạy học theo trạm chủ đề “Chất khí” – Vật lí 10. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.

[7] Trần Thị Thanh Vân (2011), Tổ chức dạy học theo trạm một số nội dung kiến thức chương “Cơ học” - Vật lý 8 – Trung học cơ sở, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Hà Nội.

[8] Nhữ Cao Vinh (2014), Tổ chức dạy học theo trạm nội dung kiến thức về lăng kính, thấu kính vật lí 11 trung học phổ thông nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh. Luận văn thạc sĩ giáo dục, trường đại học Quốc Gia Hà Nội.

[9] Bộ giáo dục và Đào tạo, (5/2015), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới .

[10] Web http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/, Bài viết Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực.

PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH

Về mức độ tham gia của HS trong giờ học Vật lí ( Đánh dấu X vào phương án trả lời cho mỗi câu hỏi)

Mức độ Các hoạt động

Thường xuyên

Đôi khi Không dùng

HS đọc các kết luận, định nghĩa, định luật, công thức trong SGK

HS tranh luận, trao đổi với GV và các bạn về các kết luận và nhận xét

HS vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng trong thực tế

HS biết đến PHTCDH theo trạm

Phụ lục 2: PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN

Về mức độ sử dụng các PPDH truyền thống và dạy học theo trạm của GV trong giờ học Vật lí

(Đánh dấu X vào phương án trả lời cho mỗi câu hỏi)

Phương pháp dạy học Thường xuyên

Đôi khi Không dùng

Truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, luyện tập)

Phụ lục 3: PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH

(Dùng cho học sinh lớp thực nghiệm)

Đánh dấu X vào một ô vuông tương ứng với phương án trả lời cho mỗi câu hỏi

Câu Nội dung câu hỏi Phương án trả lời

1 Bạn thấy phương pháp dạy học theo trạm như thế nào?

Nhàm chán Bình thường Hứng thú Rất hứng thú

2 Theo bạn chủ để “Các định luật bảo toàn” có thích hợp với phương

pháp tổ chức dạy học theo trạm không?

Không thích hợp Thích hợp

3 Bạn thấy phương pháp dạy học theo trạm có điểm

gì hay hơn những phương pháp dạy học cũ?

Đúng Sai

Tự tìm tòi kiến thức mới

Tự thiết kế và tiến hành thí nghiệm Thường xuyên trao đổi nhóm

Cảm thấy hứng thú vì nội dung các trạm phong phú, đa dạng và hấp dẫn (tự trải nghiệm,..)

Hiểu bài mà không cần ghi chép nhiều Thể hiện được hết năng lực của mình

4 Bạn thấy mình đã làm tốt những gì qua giờ học

bằng phương pháp dạy học theo trạm trên?

Đúng Sai

Hứng thú hơn những giờ học bằng phương pháp truyền thống

Sáng tạo hơn trong việc tự thiết kế phương án thí nghiệm

Tập trung suy nghĩ để hoàn thành phiếu học tập hơn các giờ học khác.

Tin tưởng hơn vào kiến thức rút ra khi quan sát video thực tế

Tự tin hơn vì có thể tự mình thực hiện được nhiệm vụ mới

Tự do, thoải mái trao đổi kết quả với bạn cùng nhóm

5 Bạn thấy dạy học chủ đề “Các định luật bảo

toàn” bằng phương pháp dạy học theo trạm giúp bạn phát huy được năng lực nào sau đây?

Đúng Sai

Tự lực (tự tìm phương giải quyết, tự xây dựng kiến thức mới, phân tích hiện tượng, …)

Tích cực (Hứng thú với nội dung các trạm,…) Sáng tạo (thỏa sức đưa ra ý kiến của riêng mình,…). Hoạt động nhóm

6 Bạn có thích thường xuyên được học tập theo

phương pháp dạy học theo trạm không?

Phụ lục 4: PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH

Về mức độ dự đoán hiện tượng xảy ra

(Đánh dấu X vào phương án trả lời cho mỗi câu hỏi)

Mức độ Tự đưa ra được dự đoán Cần sử dụng phiếu trợ giúp Cần GV hướng dẫn trực tiếp

Video liên quan đến động năng

Video liên quan đến thế năng

Video liên quan đến cơ năng

Phụ lục 5: ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP TẠI TRẠM 1

1. Video dùng búa đập đinh. 2. Phân tích video.

Khi dùng búa đóng đinh, búa sẽ tác dụng một lực lên đinh và sinh công khiến đinh cắm sâu vào gỗ. Công phụ thuộc vào tốc độ và khối lượng.

TRẠM 1

1. Videothả rơi các quả nặng ở độ cao khác nhau. 2. Phân tích video.

Quả nặng sinh công. Công lúc này phụ thuộc vào khối lượng và độ cao.

TRẠM 2

1. Video liên quan đến sự chuyển động của con lắc đơn và con lắc lò xo.

2. Phân tích video.

- Tác dụng lực cho con lắc dao động từ vị trí cân bằng B lên vị trí biên C, độ cao của con lắc tăng dần.

+ Trong quá trình dao động thế năng trọng trường của con lắc tăng dần Thế năng đạt gtri cực đại và động năng bằng 0.

- Con lắc quay về vị trí cân bằng, động năng tăng dần và thế năng của con lắc giảm dần.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo trạm trong dạy học một số kiến thức chương (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)