Giải pháp thúc đẩy dịch vụ hành chính công Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về dịch vụ công trực tuyến và xây dựng ứng dụng minh họa (Trang 39 - 45)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN

2.6. Giải pháp thúc đẩy dịch vụ hành chính công Việt Nam

Để giải quyết những hạn chế, bất cập từ thực tiễn triển khai cung cấp dịch vụ hành chính công trong nền hành chính nhà nước, cần chú trọng tập trung vào các giải pháp cơ bản, việc cải tiến các dịch vụ công trước hết phải xuất phát từ sự thay đổi sâu sắc trong tư duy, chuyển từ tư duy “quản lý”, “áp đặt” sang tư duy “phục vụ”.

Ngày 14/10/2015, Thủ tướng chính phủ vừa ban hành nghị quyết 36a/NQ - CP về chính phủ điện tử với mục tiêu đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Trong đó, tới năm 2017, 100% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến. Theo đó, trong ba năm 2015 - 2017 tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính. Hồi đầu đến hết năm 2016 các bộ, ngành trung ương có 100 các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ

phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ (dịch vụ công trực tuyến mức độ 3). Bên cạnh đó, một số dịch vụ công phổ biến, liên quan nhiều tới người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng (dịch vụ công trực tuyến mức độ 4).

Để làm được điều nay cần khẩn trương triển khai các giải pháp để nâng cao chất lương dịch vụ công trực tuyến:

- Các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo triển khai đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của bộ chính trị, các chương trình, kế hoạch của chính phủ và các nghị quyết, quyết định của chính phủ, Thủ tướng chính phủ về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin; tập trung vào giải pháp đẩy mạnh đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, nhất là trong việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với những lĩnh vực bức thiết, liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Từng bước triển khai các hệ thống thông tin quốc gia về dân cư, đất đai - xây dựng, doanh nghiệp,... Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện chứng từ, hồ sơ điện tử.

- Đẩy mạnh triển khai hình thức thuê doanh nghiệp công nghệ thực hiện dịch vụ cho thuê từng phần hoặc thuê trọn gói, bao gồm: phần cứng, phần mềm, đường truyền, giải pháp để cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến. để bảo đảm an ninh thông tin, bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được chỉ định thầu; xác định giá thuê tạm thời ngắn hạn (dưới 12 tháng) nếu chưa đủ điều kiện cần thiết để xác định giá thuê ổn định.

- Bổ sung, nâng cấp và tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị trực thuộc lên cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương. Tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương lên cổng dịch vụ công quốc gia.

- Xây dựng môi trường pháp lý cũng cần được quan tâm. Các quy định pháp lý về cung cấp dịch vụ công trên môi trường mạng cũng như việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu, nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động của cơ quan nhà nước, hoạt động trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân và hoạt động phục vụ lợi ích công cộng đã và đang được ghi nhận trong các văn bản luật và quy phạm pháp luật.

Do đó, ngoài việc cung cấp thông tin đầy đủ về quy trình, thủ tục của các dịch vụ công trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử (khoản 2, điều 8, luật công nghệ thông tin), để đảm bảo tính minh bạch của các dịch vụ công điện tử, cần các quy định pháp lý về xác định danh tính công dân, doanh nghiệp và tổ chức tham gia dịch vụ công điện tử. Thêm vào đó, các văn bản luật liên quan tới thanh toán điện tử cho các dịch vụ công trực tuyến cần được xây dựng để đảm bảo môi trường giao dịch tin cậy và an toàn cho thanh toán phí dịch vụ. Thanh toán phí dịch vụ công điện tử liên quan đến vấn đề mở rộng cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử liên ngân hàng, đặc biệt là bảo mật đường truyền truy cập dữ liệu tài khoản tiền gửi của khách hàng nhằm để cung cấp các công cụ trực tuyến thuận lợi cho quá trình thanh toán phí giao dịch, giúp tăng cường sự tiện lợi và bảo vệ người tham gia giao dịch khỏi các rủi ro tài chính. Cũng cần có văn bản pháp lý cho những quy định cụ thể về phương thức thanh toán, chẳng hạn thanh toán bằng thẻ: Có thể sử dụng thẻ tín dụng hay buộc phải dùng thẻ trả phí cho dịch vụ. Do đó, các quy định kéo theo như: giao dịch từ chối cung cấp dịch vụ khi thẻ quá hạn, thẻ không có khả năng thanh toán hoặc phát hiện thẻ bị đánh cắp cũng cần được xây dựng cho dịch vụ công trực tuyến của chính phủ. Hay khi giao dịch được thực hiện và việc thanh toán phí dịch vụ thành công thì người sử dụng dịch vụ sẽ nhận được tin nhắn hoặc email về việc thanh toán phí. Ngoài trách nhiệm tự bảo mật tài khoản và chịu trách nhiệm nếu để xảy ra mất mát do rò rỉ thông tin từ phía người tham gia các giao dịch trực tuyến, cần thêm các quy định pháp lý về thủ tục, trình tự xử lý khiếu nại và chính sách bảo hiểm giao dịch. Các trường hợp thông tin không chính xác hoặc nghi ngờ phạm pháp, lừa đảo hoặc vi phạm khác cần quy định về phong tỏa tài

khoản, khóa truy cập tài khoản, ngừng cung cấp dịch vụ hoặc lập hồ sơ gửi cơ quan công an hoặc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác. Cần các quy định pháp lý về miễn trừ trách nhiệm hoặc cam kết khắc phục hậu quả của cơ quan quản lý dịch vụ công điện tử trong một số trường hợp như: Phần cứng, phần mềm hoặc mạng gặp sự cố và hoạt động không chính xác. Các tình huống không lường trước như mất điện, hỏa hoạn, lũ lụt, trộm cắp, hỏng hóc thiết bị, bị tấn công bẻ khóa hoặc trong thời gian bảo trì hệ thống.

- Một vấn đề khác phải được chú ý, đó là vấn đề đảm bảo an toàn và bí mật thông tin cá nhân của các dịch vụ công điện tử. Đối với các dịch vụ công điện tử, vấn đề an ninh dường như mâu thuẫn với sự thuận tiện, dễ sử dụng. Nhu cầu cung cấp nhiều dịch vụ, quy trình đơn giản, thuận tiện cho người dân có thể dẫn đến mất an toàn. Trái lại, dịch vụ đòi hỏi nhiều cấp độ đăng nhập, khai báo thì không thân thiện với người sử dụng dịch vụ. Vì vậy, các chuyên gia an ninh mạng và công ty xây dựng phần mềm dịch vụ công trực tuyến cần lựa chọn phương án để hài hòa cả hai yếu tố này nhưng cũng cần có biện pháp phòng ngừa với những nguy cơ như: bị đánh cắp dữ liệu, sai lệch kết quả, sửa đổi thông tin, giả mạo. Để phòng ngừa tất cả các nguy cơ này, các biện pháp đảm bảo an ninh phải được thực hiện ở tất cả các tầng truy nhập.

Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các dịch vụ công điện tử ở Việt Nam chủ yếu ở mức độ 1, 2. Nên những dịch vụ này chưa yêu cầu về sử dụng chữ ký điện tử trong giao dịch. Việt Nam chỉ có 11 dịch vụ trực tuyến ở mức độ 4. Mặc dù vậy, ứng dụng chữ ký điện tử trong triển khai các dịch vụ công trực tuyến là xu hướng tất yếu tại Việt Nam khi số lượng các dịch vụ công điện tử ở mức độ 3, 4 đang được tập trung xây dựng ngày càng nhiều.

Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử công cộng là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động công cộng. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chuyên dùng là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động chuyên ngành hoặc lĩnh vực. Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử

chuyên dùng phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử. Các tổ chức, cơ quan nhà nước triển khai các giao dịch điện tử nói chung và dịch vụ công trực tuyến nói riêng nên áp dụng chữ ký điện tử trong việc triển khai. Khi triển khai cần có lộ trình, kế hoạch và bước đi cụ thể đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi cao và cần tập trung cho việc đầu tư nguồn lực (đào tạo con người có trình độ, kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này). Cũng cần đầu tư tài chính và cơ sở hạ tầng, lựa chọn các công nghệ phù hợp, tránh lạc hậu, phù hợp với sự phát triển của công nghệ của thế giới và Việt nam. Tránh đầu tư lãng phí và đảm bảo tính hiệu quả cao trong quá trình đầu tư.

Cho đến nay, ứng dụng chữ ký số được cho là biện pháp giải quyết triệt để các nguy cơ an ninh trong giao dịch trực tuyến cũng như được công nhận về tính pháp lý, nó đảm bảo được tính toàn vẹn, xác thực và chống chối bỏ. Chính vì thế, hiện nay hầu hết các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ trong ngân hàng, chứng khoán của các nước như Mỹ, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Singapore đều sử dụng giải pháp chữ ký số cho các giao dịch điện tử.

Ở Việt Nam, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020. Mục tiêu tổng quát đến năm 2020 là: Hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia được đảm bảo an toàn thông tin số bởi các hệ thống bảo mật chuyên dùng có độ tin cậy cao; hình thành mạng lưới điều phối ứng cứu sự cố về an toàn mạng và hạ tầng thông tin quốc gia; 100 cán bộ quản trị hệ thống trong hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia được đào tạo và cấp chứng chỉ quốc gia về an toàn thông tin số. Năm 2010, ban hành hệ thống các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá an toàn thông tin số và ban hành các tiêu chuẩn về hệ thống mã hóa quốc gia cho phép quản lý các hệ thống hạ tầng mã khóa công khai tại Việt Nam. Cục an toàn thông tin số quốc gia sẽ được thành lập để quản lý, điều phối và hướng dẫn cho các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin số trên phạm vi cả nước. Thành lập các nhóm ứng cứu sự cố máy tính tại các cơ quan đơn vị và liên kết các thành một mạng lưới trên toàn quốc nhằm

ứng phó kịp thời khi xảy ra các sự cố mất an toàn thông tin số. 100 Website cơ quan nhà nước có giải pháp chống tấn công.

Đổi mới nhận thức về chức năng của Nhà nước, về nền hành chính phục vụ nhân dân, đảm bảo sự tiếp cận dễ dàng và công bằng của công dân đối với dịch vụ hành chính công. Đưa yếu tố “phục vụ” vào sứ mệnh tổ chức của hành chính công, thành lập các nhóm công tác chính sách để điều phối việc lập và thực hiện kế hoạch giữa các ngành, trong đó nhấn mạnh việc xác định trình tự công việc và theo dõi kết quả hoạt động. Tiến hành các điều tra lĩnh vực công thường kỳ, tập trung vào các khía cạnh liên quan đến vai trò của hành chính công và phát triển kinh tế, huy động sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cũng như các tổ chức xã hội dân sự, các cơ quan dân cử, cán bộ dân cử. Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền các cấp; giảm đầu mối, bỏ cấp trung gian theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành chính thống nhất, thông suốt, hiện đại và đúng với vai trò. Thực hiện nhất quán nguyên tắc: Một việc chỉ giao cho một cơ quan, một người chịu trách nhiệm chính.

Tập trung chỉ đạo rà soát và cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi nhất cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu chính đáng của người dân, như: thành lập, giải thể, tạm ngưng, phá sản doanh nghiệp; đăng ký kinh doanh và chứng nhận đầu tư; đầu tư xây dựng công trình, dự án và nhà ở; quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản; xuất nhập khẩu; nộp thuế; hộ tịch, hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thị thực nhập cảnh; công chứng, chứng thực, thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.

Khẩn trương rà soát các loại thủ tục hành chính, bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp trên xem xét sửa đổi theo hướng tạo thuận tiện cho nhân dân và doanh nghiệp. Xử lý nghiêm những cá nhân và tổ chức tùy tiện đặt ra các quy định trái pháp luật, trái thẩm quyền, gây khó khăn, phiền hà cho các đơn vị, tổ chức và người dân khi tiếp cận dịch vụ. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính trong hoạt động dịch vụ hành chính công.

Công bố công khai các thủ tục (các loại giấy tờ, biểu mẫu) và quy trình giải quyết công việc, thời gian giải quyết, phí và lệ phí theo quy định để nhân dân biết và thực hiện thuận lợi. Tập trung cải cách theo hướng đơn giản, minh bạch, công khai về thủ tục hành chính. Xây dựng và đưa vào thực hiện các quy định về quyền được thông tin của người dân, tạo điều kiện để người dân tham gia, giám sát hoạt động của cơ quan cung ứng dịch vụ hành chính công. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước. Hiện đại hóa nền hành chính, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính, của cán bộ, công chức, đặc biệt là kỹ năng hành chính và áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính. Quy hoạch và xây dựng công sở theo hướng tập trung và từng bước hiện đại, có đủ điều kiện và phương tiện làm việc, tạo thuận lợi cho người dân khi đến liên hệ và giải quyết công việc.

Tiếp tục phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân. Quán triệt sâu sắc trong nhận thức và hành động của cả hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ý thức phục vụ dân, gần dân, giúp dân, học dân. Khắc phục tình trạng vô trách nhiệm hoặc đùn đẩy khó khăn của cán bộ, công chức cho người dân và doanh nghiệp. Xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân trong quá trình quản lý hành chính. Tạo lập cơ sở pháp luật nhằm bảo đảm quyền giám sát trực tiếp của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy hành chính, tăng cường các hình thức dân chủ trực tiếp để người dân tham gia vào công việc của nhà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về dịch vụ công trực tuyến và xây dựng ứng dụng minh họa (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)