Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức Toán học cho học sinh lớp 12 thông qua các bài tập có nội dung thực tiễn về giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số (Trang 86 - 89)

CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm

3.5.1. Phân tích định tính

- Theo dõi HS trong giờ học TN, chúng tôi thấy đa số HS tích cực, phấn khởi, hợp tác, hỗ trợ cùng thực hiện các nhiệm vụ. HS tự tin trình bày ý kiến thảo luận, ý kiến nhận xét. Khả năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ toán của các em khá tốt khi phân tích giả thiết của bài toán, định hƣớng vấn đề cần giải quyết. Một số HS có khả năng giúp đỡ các bạn cùng hoàn thành nhiệm vụ. Với các hoạt động GV đƣa vào câu hỏi có nội dung thực tiễn, hoạt động trải nghiệm, HS thảo luận hứng thú, sôi nổi và rất trách nhiệm để có đƣợc sản phẩm theo yêu cầu. Các sản phẩm thu đƣợc sau mỗi hoạt động đƣợc đánh giá tốt. Khi làm bài kiểm tra nhận thức về kiến thức đã học, các em bình tĩnh, tự tin. Đa số các em nắm đƣợc kiến thức bài học, biết tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số trên khoảng, trên đoạn. Một số em giải quyết đƣợc câu hỏi liên quan đến TT.

Còn ở lớp đối chứng, HS cơ bản học tập tích cực, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ ở từng hoạt động. Các hoạt động diễn ra đều đều, rất ít HS hào hứng học tập. Sản phẩm của các hoạt động ít hơn, HS hoàn thành nhiệm vụ chậm. Một số HS chán nản trong giờ học, GV phải động viên, giúp đỡ. HS chỉ đƣợc tiếp cận 1 ví dụ và 2 bài tập có nội dung gắn với TT ở trƣờng hợp rất đơn giản. Khi làm bài kiểm tra nhận thức về kiến thức đã học, đa số các em nắm đƣợc kiến thức bài học, biết tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số trên khoảng, trên đoạn. Số HS quan tâm giải quyết đƣợc câu hỏi liên quan đến TT rất ít.

Nhƣ vậy, qua tiến hành thực nghiệm cho thấy tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp mà luận văn đã đề xuất. Các biện pháp đó đã nâng cao hiệu quả dạy học chủ đề GTLN, GTNN của hàm số cho học sinh 12, kiểm tra đƣợc NL vận dụng kiến thức GTLN, GTNN của hàm số vào thực tiễn của HS, góp phần quan trọng trong bồi dƣỡng NL vận dụng kiến thức TH vào TT cho HS lớp 12.

3.5.2. Phân tích định lượng

Dựa vào kết quả làm bài kiểm tra ( đề bài theo phụ lục 5) của học sinh lớp thực nghiệm 12A3 và học sinh lớp đối chứng 12A4, chúng tôi phân tích theo điểm số nhƣ sau:

Bảng 3.1. Bảng phân phối thực nghiệm tần số, tần suất

Lớp Điểm (đã làm tròn) Lớp 12A3 Lớp 12A4 Tần số Tần suất (%) Tần số Tần suất(%) 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 2 0 0 0 0 3 0 0 1 2,8 4 2 5,7 7 20 5 5 14,3 10 28,6 6 10 28,6 8 22,9 7 10 28,6 7 20 8 7 20 2 5,7 9 1 2,8 0 0 10 0 0 0 0 Cộng 35 1 35 1

Hình 3.1. Biểu đồ phân bố tần số điểm của lớp TN - ĐC

Hình 3.2. Biểu đồ phân bố tần suất điểm của lớp TN - ĐC

Bảng 3.2. Bảng các tham số đặc trƣng Tham số Lớp x(đ) S 2(đ) S(đ) 12A3 6,51 1,45 1,20 12A4 5,54 1,56 1,25

Có thể tổng hợp kết quả nhƣ sau: Lớp

12A3 12A4

Phân loại theo điểm

Các bài kiểm tra có điểm trung bình 6,51 điểm 5,54 điểm

Đạt điểm 5 trở lên 94,3% 77,2%

Điểm số chiếm đa số 6 và 7 (57,2%) 5 và 6 (51,5%)

Điểm trung bình 42,9% 51,5%

Điểm khá 48,6% 25,7%

Điểm giỏi 2,8 % 0%

Theo dõi bảng 3.1 ta thấy kết quả bài kiểm tra có sự chênh lệch đáng kể: Bài kiểm tra đạt điểm 9, ở lớp thực nghiệm có 01 học sinh, lớp đối chứng không có học sinh nào; bài kiểm tra đạt điểm 8, ở lớp thực nghiệm có 07 học sinh, lớp đối chứng chỉ có 02 học sinh; bài kiểm tra đạt điểm 7, ở lớp thực nghiệm có 10 học sinh, lớp đối chứng có 07 học sinh. Rõ ràng số lƣợng học sinh đạt điểm khá giỏi ở lớp thực nghiệm nhiều hơn so với lớp đối chứng, điểm trung bình các bài kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình các bài kiểm tra của học sinh lớp đối chứng là 0,97 điểm.

Qua bảng 3.2 cũng thấy rõ độ lệch chuẩn về điểm của HS lớp thực nghiệm thấp hơn so với học sinh lớp đối chứng, tức là nhận thức, NL của học sinh lớp thực nghiệm là đồng đều hơn nhận thức, năng lực của học sinh lớp đối chứng .

Nhƣ vậy, bƣớc đầu nhận thấy rằng NL học chủ đề GTLN, GTNN của hàm số của lớp TN (12A3) là khá cao và đều hơn so với lớp ĐC (12A4). Điều này đã chứng tỏ việc bồi dƣỡng NL vận dụng kiến thức TH cho học sinh mà chúng tôi đã đề xuất đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức Toán học cho học sinh lớp 12 thông qua các bài tập có nội dung thực tiễn về giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)