CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.4 Kết luận chƣơng 1
Trong chƣơng 1, luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, đó là:
- Tìm hiểu về đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS
- Tìm hiểu về đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi học sinh THCS
- Nếu khái niệm dạy học giải quyết vấn đề: luận văn chỉ rõ khái niệm về VĐ trong dạy học môn Toán, tình huống gọi VĐ, dạy học GQVĐ và quá trình GQVĐ
26
- Nêu khái niệm năng lực giải quyết vấn đề: luận văn nêu rõ khái niệm về năng lực, năng lực toán học, năng lực GQVĐ, các biểu hiện thể hiện năng lực GQVĐ của HS, các thành tố của năng lực GQVĐ
- Điều tra thực trạng bồi dƣỡng năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học chủ đề bài toán cực trị hình học cho học sinh ở trƣờng THCS
Qua phân tích nội dung, cũng nhƣ chỉ ra thực trạng bồi dƣỡng năng lực GQVĐ cho HS THCS trong dạy học bài toán cực trị hình học hiện nay đã khẳng định cơ sở thực tiễn, sự cần thiết của việc bồi dƣỡng năng lực GQVĐ; góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học, năng lực GQVĐ cho HS THCS. Đây sẽ là cơ sở để đƣa ra những biện pháp bồi dƣỡng năng lực GQVĐ cho HS THCS trong dạy học bài toán cực trị hình học
27
CHƢƠNG 2: DẠY HỌC CHỦ ĐỀ BÀI TOÁN CỰC TRỊ HÌNH HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ CHO HỌC SINH 2.1 Định hƣớng để đề xuất các biện pháp sƣ phạm
Định hướng 1: Hệ thống các biện pháp phải thể hiện rõ ý tưởng góp phần phát
triển năng lực GQVĐ cho HS, đồng thời cũng góp phần quan trọng vào việc làm cho HS nắm vững các tri thức, kĩ năng của môn học.
Một trong những định hƣớng cơ bản của việc đổi mới GD của nƣớc ta hiện nay là chuyển từ nền GD chỉ mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành và phát triển năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của ngƣời học. Đó cũng là những xu hƣớng quốc tế trong cải cách phƣơng pháp dạy học ở nhà trƣờng phổ thông.
Việc sử dụng PPDH gắn liền các hình thức tổ chức dạy học. Phụ thuộc vào từng đối tƣợng và điều kiện cụ thể mà đƣa ra các hình thức tổ chức thích hợp nhƣ học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp… Cần phải chuẩn bị tốt về mặt phƣơng pháp đối với các giờ dạy thực hành để đảm bảo đầy đủ các yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho ngƣời học.
Cần sử dụng đủ và hiệu quả các trang thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã quy định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tƣợng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Định hướng 2: Hệ thống các biện pháp phải thể hiện tính khả thi, có thể thực
hiện được trong quá trình dạy học.
Việc đổi mới PPDH theo định hƣớng phát triển năng lực thể hiện qua 4 đặc trƣng cơ bản sau:
28
học sinh tự khám phá những điều chƣa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức đƣợc sắp đặt sẵn. GV là ngƣời tổ chức và chỉ đạo, hƣớng dẫn HS tiến hành các hoạt động học tập nhằm tìm tòi, phát hiện kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn…
+ Hai, chú trọng rèn luyện cho HS năng lực tìm hiểu, biết khai thác SGK và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới… Định hƣớng cho HS cách tƣ duy nhƣ phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, … để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
+ Ba, tăng cƣờng dạy học hợp tác, phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trƣờng giao tiếp GV – HS và HS – HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
+ Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức nhƣ theo lời giải/đáp án mẫu, theo hƣớng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm đƣợc nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
Định hướng 3: Hệ thống các biện pháp không chỉ sử dụng trong dạy học
Toán học nói riêng, mà còn có thể sử dụng trong quá trình dạy học nói chung và có thể vận dụng trong thực tiễn.
Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và GQVĐ) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tƣ duy, khả năng nhận biết và GQVĐ. Đặt bản thân ngƣời học vào trong một tình huống có vấn đề, tình huống đó chứa đựng mâu thuẫn nhận thức mà ngƣời học có mong muốn giải quyết. Từ đó, ngƣời học sẽ đi tìm phƣơng án để giải quyết và thông qua việc giải quyết vấn đề sẽ giúp HS lĩnh hội đƣợc các tri thức, kiến thức, kỹ
29
năng và phƣơng pháp nhận thức. Dạy học GQVĐ là con đƣờng cơ bản để phát huy tính chủ đông, tích cực trong nhận thức của học sinh, có thể áp dụng dạy học giải quyết vấn đề vào trong nhiều hình thức dạy học khác nhau với mức độ tự lực khác nhau của HS. Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn.
Định hướng 4: Trong quá trình thực hiện các biện pháp, cần quan tâm đúng
mức tới việc tăng cường hoạt động cho học sinh, phát huy tối đa (trong chừng mực có thể) tính tích cực, độc lập cho học sinh.
Hiện nay, đa số cách học của học sinh là tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Vì vậy, ta phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tự học (học sinh biết sử dụng SGK, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin…), trên cơ sở đó bồi dƣỡng cho học sinh các phẩm chất tự chủ, độc lập, sáng tạo của tƣ duy. Bên cạnh đó, chúng ta có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phƣơng pháp chung và phƣơng pháp đặc thù của từng môn học để thực hiện. Tuy nhiên khi sử dụng bất kỳ phƣơng pháp nào chúng ta cũng phải đảm bảo đƣợc nguyên tắc “HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hƣớng dẫn của GV”.
2.2 Các yêu cầu đối với biện pháp dạy học
Qua việc tổng hợp một số nghiên cứu, ta thấy các biện pháp dạy học phải đảm bảo đủ các yêu cầu:
Đảm bảo sự công bằng
Công bằng ở đây không có nghĩa là tất cả các đối tƣợng học sinh phải học và làm đƣợc các việc tƣơng tự nhau. Công bằng ở đây có nghĩa là cung cấp cho mỗi học sinh những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần thiết phù hợp với ngƣời học để đạt đƣợc cùng một mục tiêu cuối cùng.
Đây là một nguyên tắc chính của GD dựa trên năng lực bởi vì nó hƣớng đến sự phát triển và thế mạnh của mỗi cá nhân thay vì một chuẩn chung duy
30
nhất. Dựa trên điểm mạnh và điểm yếu của từng cá nhân mà học sinh nhận đƣợc dạy và hỗ trợ tƣơng ứng, mỗi cá nhân đều có cơ hội thành công nhƣ nhau. Do đó, việc dự đoán thành tích phân biết dựa trên văn hóa, tầng lớp xã hội, thu nhập hộ gia đình hoặc ngôn ngữ bị loại bỏ hoàn toàn.
Giáo dục dựa trên năng lực cũng giúp tạo ra một nền văn hóa hòa nhập, nơi tất cả các đối tƣớng học sinh cảm thấy an toàn và đƣợc tôn trọng.
Nhấn mạnh vào các năng lực có thể đo lƣờng giúp hình thành và phát triển các kỹ năng cho cuộc sống
Năng lực phải đƣợc xác định trƣớc và đặt làm mục tiêu học tập cho mỗi học sinh.
Nhƣng những năng lực này dựa trên cái gì?
Năng lực tập trung vào sự hiểu biết thực tế mà học sinh có về môn học. Những năng lực này có thể dựa trên:
Khả năng của học sinh trong việc nắm bắt khái niệm
Khả năng của học sinh trong việc áp dụng kiến thức cho các vấn đề có ý nghĩa
Học sinh có thể làm chủ các kỹ năng liên quan
Để có thể nhận thấy rõ hơn đƣợc kết quả, các năng lực cần hình thành cho học sinh phải đƣợc xác định trƣớc bởi lãnh đạo nhà trƣờng. Để thực hiện đƣợc việc này, cần sự phối hợp của toàn thể giáo viên để có thể xây dựng và phát triển các kiến thức và kỹ năng cần thiết từ đó xác định mức độ thành thạo các kỹ năng.
Giúp học sinh nắm quyền chủ động
Mục tiêu cuối cùng của mỗi học sinh trong một lớp học cụ thể là gì? Câu trả lời cho câu hỏi này không nên chỉ dành cho giáo viên.
Các mục tiêu học tập đƣợc đặt ra cho cả lớp (và toàn trƣờng) phải rõ ràng cho cả học sinh và phụ huynh.
31
Trong một hệ thống giáo dục dựa trên năng lực, học sinh hiểu ba điều sau khi bắt đầu lớp học:
Học sinh cần phải học những gì
Làm thế nào để biết là học sinh đã làm chủ đƣợc nội dung bài học Học sinh sẽ đƣợc đánh giá nhƣ thế nào
Khi mỗi học sinh có thể đặt ra cho mình một mục tiêu cuối cùng rõ ràng thì học sinh sẽ chịu trách nhiệm nhiều hơn cho việc học của chính bản thân mình.
Ví dụ, một học sinh hiểu rằng mình cần phải học và hiểu rõ hơn về môn toán và áp dụng nó bằng cách hoàn thành dự án thiết kế một khu vƣờn nhỏ. Học sinh cần trang bị cho mình các kiến thức về đo đạc, tính toán. Học sinh sẽ áp dụng các kỹ năng toán học đã đƣợc học để đo kích thƣớc của khu vƣờn và xác định xem trồng bao nhiêu cây sẽ là phù hợp.
Nếu học sinh đã đặt ra cho mình mục tiêu rõ ràng, hiểu rõ những gì mình cần làm để chủ động chiếm lĩnh và thành thạo kiến thức trên lớp, học sinh đó sẽ chủ động hơn đối với quá trình học tập của mình. Sau đó, khi thực hiện dự án, học sinh gặp phải một số khó khăn trong dự án hoặc chƣa đủ kiến thức để có thể hoàn thành dự án một cách chính xác, học sinh đó sẽ tự mình nhận ra rằng chúng cần sự giúp đỡ.
Do đó, việc đặt ra mục tiêu và kết quả rõ ràng sẽ giúp học sinh có trách nhiệm hơn với việc học tập của bản thân mình. Điều này sẽ giúp học sinh chủ động hơn trong học tập, học tập tốt hơn cả ở trƣờng và sau này khi đến tuổi trƣởng thành.
Hỗ trợ học sinh khi cần thiết
Theo ví dụ ở trên, khi học sinh gặp vấn đề với dự án làm vƣờn và cần nhận đƣợc sự giúp đỡ. Khi đó, ngƣời giáo viên đóng vai trò rất quan trọng, giáo viên sẽ xuất hiện và cung cấp sự hỗ trợ cho học sinh. Trong môi trƣờng giáo dục dựa trên năng lực, học sinh nên đặt cho mình một khung thời gian
32
chung để hiểu rằng nên giải quyết vấn đề trong bao lâu trƣớc khi yêu cầu giúp đỡ và khi nào trong giờ học học sinh có thể tiếp cận giáo viên.
Giáo dục dựa trên năng lực hoạt động thông qua sự không công bằng để tạo nên sự công bằng giữa các học sinh chính là nhƣ vậy. Vì vậy, ngƣời GV khi làm việc với học sinh phát hiện đƣợc những điểm yếu khác nhau của từng học sinh và giúp học sinh phát huy điểm mạnh của mình, mỗi học sinh sẽ tiến về phía trƣớc để làm chủ trên con đƣờng học tập của mình một cách độc đáo (nhƣng không kém phần hiệu quả). Kinh nghiệm học tập cá nhân này mang lại cho mỗi học sinh một cơ hội bình đẳng để thành công.
Tuy nhiên, để quá trình này hoạt động trơn tru, giáo viên phải có sẵn các nguồn lực và kiến thức để trợ giúp học sinh. Ngoài ra, học sinh có thể yêu cầu sự trợ giúp từ bạn mình: giáo viên cũng cần nhận thức đầy đủ về từng tiến bộ của học sinh.
Đánh giá sự phát triển năng lực của học sinh
Có rất nhiều hình thức và mục đích khác nhau liên quan đến việc đánh giá học sinh. Dƣới đây là ba loại đánh giá đặc biệt hữu ích trong quá trình dạy học phát triển năng lực:
Đánh giá quá trình
Hình thức đánh giá này sẽ giúp giáo viên xác định đƣợc vị trí của mỗi học sinh trong toàn bộ quá trình học tập và điều chỉnh việc giảng dạy sao cho phù hợp.
Đánh giá này cung cấp cho giáo viên khả năng điều chỉnh trong thời gian thực bằng cách xác định rõ ràng các lĩnh vực chính mà học sinh cần cải thiện.
Ví dụ, giáo viên có thể yêu cầu học sinh gửi một bài luận video hoặc tạo một danh sách những trang web hay tài liệu mà học sinh tham khảo. Những loại đánh giá này cho phép học sinh thể hiện và phát huy đƣợc sự chủ động và sự hiểu biết của họ về chủ đề, đó là cơ sở cho việc học tập dựa trên
33
năng lực. Sau đó, giáo viên có thể điều chỉnh nội dung của bài học tiếp theo sao cho phù hợp với từng học sinh hoặc lên kế hoạch giảng dạy dành riêng cho những học sinh kém hơn.
Đánh giá hả năng ứng dụng
Hình thức đánh giá này là yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức mà mình đã đƣợc học và áp dụng nó để giải quyết một số tình huống trong thực tế. Hình thức đánh giá này là một cách hiệu quả để thể hiện mức độ làm chủ các năng lực. Thêm vào đó, học sinh có thể phát triển các kỹ năng mà chúng sẽ cần trong tƣơng lai.
Hình thức đánh giá này có thể bao gồm sử dụng kiến thức tiếng Anh để viết thƣ xin việc cho đơn xin việc hoặc sử dụng hiểu biết về vật lý để thiết kế và xây dựng một tòa tháp từ tăm xỉa răng và kẹo dẻo.
Đánh giá tổng ết
Khi sử dụng công nghệ trong lớp học, việc đánh giá tổng kết trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nhiều phần mềm trong lớp học cho phép giáo viên và học sinh đánh giá và báo cáo tiến độ, giúp giáo viên thấy chính xác từng học sinh đang ở đâu trong quá trình học tập.
2.3. Dạy học chủ đề bài toán cực trị hình học cho học sinh THCS theo định hƣớng phát triển năng lực giải quyết vấn đề định hƣớng phát triển năng lực giải quyết vấn đề
2.3.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng ỹ năng đọc hiểu đề bài và vẽ hình a. Mục đích
Bồi dƣỡng cho HS các kỹ năng về đọc hiểu đề bài và vẽ hình sao cho đúng. HS biết cách phân biệt và sử dụng các dụng cụ học tập để vẽ hình, kiểm tra hình vẽ, vẽ hình xuôi ngƣợc để rèn kỹ năng vẽ hình. Biết liên hệ giữa đề bài với các các kiến thức đã học, từ đó chuyển thành thao tác tƣ duy để vẽ hình. Từ đó, bồi dƣỡng cho HS khả năng phát hiện và làm rõ vấn đề.
Biện pháp này tập cho HS thói quen đọc hiểu đề bài trƣớc khi vẽ hình, đầu tiên phải nắm đọc thật kỹ đề bài và tìm xem đề bài cho cái gì, chúng ta
34
cần làm gì, tức là học sinh phải phân biệt rõ giả thiết và kết luận, rồi sau đó vẽ hình cho chính xác
b. C s của biện pháp
Biện pháp này phù hợp với các định hƣớng đã nêu ở trên.