Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng ứng dụng học và thi trực tuyến (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu nội dung 1

- Khi khảo sát hiện trạng công tác giảng dạy tại trường Tiểu học Gia Cẩm, tác giả thực hiện lấy ý kiến của hai giáo viên dạy tin tại cơ sở để nắm bắt được chương trình học, kiểm tra môn tin học của học sinh của trường. Hiện tại, trường Tiểu học Gia Cẩm gồm 39 lớp thuộc 5 khối, trong đó có 24 lớp học môn tin học. Tại trường Tiểu học Gia Cẩm hiện tại giáo viên dạy theo hình thức sử dụng máy

18

chiếu và học sinh quan sát và sử dụng sách giáo khoa, máy tính tại phòng máy để thực hiện các thao tác đơn giản. Đối với các bài thi các em được kiểm tra trên giấy.

- Tác giả nghiên cứu, tìm hiểu về đặc điểm của ứng dụng E- Learning trên mạng Internet, qua các đồ án, ứng dụng được thể hiện trên các video và hỏi ý kiến của giảng viên, chuyên gia. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy E- Learning rất hữu ích:

+ Hỗ trợ học trực tuyến với rất nhiều công cụ và nội dung phong phú. + Giao tiếp giữa người dạy và người học.

+ E-Learning có tính tương tác cao dựa trên Multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người.

- Qua quá trình khảo sát tình hình thực tế đặc biệt trong lần thực tập 2 tại công ty AHT, tác giả tiếp tục nghiên cứu phần mềm mã nguồn mở Wordpress, hệ quản trị cơ sở dữ liệu để làm công cụ xây dựng phần mềm. Qua quá trình nghiên cứu tác giả thấy Wordpress có các tính năng nổi bật sau:

+ Dễ sử dụng

+ Cộng đồng hỗ trợ đông đảo + Nhiều gói giao diện có sẵn + Nhiều plugin hỗ trợ

+ Dễ phát triển cho lập trình viên + Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ

+ Dễ dàng việt hóa

+ Có thể làm nhiều loại ứng dụng

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu nội dung 2

- Qua quá trình khảo sát thực tế tại trường Tiểu học Gia Cẩm, trao đổi với cán bộ tại công ty AHT, giảng viên hướng dẫn, tác giả tiến hành phân tích, thiết kế các chức năng chính của ứng dụng.

19

+ Đối tượng sử dụng ứng dụng gồm giáo viên và học sinh. Giáo viên có vai trò như người quản trị hệ thống, người dùng; học sinh đóng vai trò người dùng.

- Phân tích, nghiên cứu nội dung chương trình môn tin học cho học sinh tiểu học để thiết kế cơ sở dữ liệu.

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu nội dung 3

- Sau khi phân tích, thiết kế, tác giả tiếp tục nghiên cứu, thực hiện cài đặt và xây dựng các plugin cho phần mềm. Ứng dụng gồm:

+ Trang chủ: Bao gồm các tin tức nổi bật, hình ảnh về trường. + Học: Bao gồm các bài học môn tin học cho học sinh lớp 3, 4, 5. + Thi: Bao gồm các bài thi trắc nghiệm môn tin học.

+ Phản hồi: Học sinh thông qua phần phản hồi để tương tác với giáo viên. + Xây dựng hệ thống câu hỏi thi và bài học của giáo viên.

- Sau khi xây dựng xong, ứng dụng sẽ được áp dụng thử nghiệm trong một số tiết học môn tin ở trường Tiểu học Gia Cẩm. Qua các lần học sẽ đánh giá được tình trang hệ thống, điểm được, điểm chưa được, từ đó cải thiện hệ thống qua các lần thử nghiệm nhằm đạt được mục tiêu.

20

Một phần của tài liệu Xây dựng ứng dụng học và thi trực tuyến (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)