Thiết kế giao diện và các chức năng của ứng dụng

Một phần của tài liệu Xây dựng ứng dụng học và thi trực tuyến (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thiết kế giao diện và các chức năng của ứng dụng

3.2.1. Thiết kế giao diện của ứng dụng

* Các trang chính của ứng dụng:

Qua khảo sát quy trình hoạt động của ứng dụng, nghiên cứu các nghiệp vụ, ta thấy nổi bật ba trang chính là: Trang chủ, Học trực tuyến, Thi trực tuyến.

- Trang chủ: Quản lý đăng nhập hệ thống, quản lý bài viết, thông báo. - Trang học trực tuyến: Quản lý các bài học của học sinh.

- Trang thi trực tuyến: Quản lý bài thi của học sinh.

Giao diện ứng dụng được xây dựng dựa vào sơ đồ cấu trúc ứng dụng. Giao diện gồm có 4 phần:

- Phần đầu là header: Chứa logo của trường Tiểu học Gia Cẩm và thanh menu ngang.

- Phần 2 là content: Chứa các nội dung chính của ứng dụng. - Phần 3 là sidebar: Chứa các bài viết mới và chat.

- Phần 4 là footer: Chứa nội dung copyright.

a. Trang chủ

Trang chủ của ứng dụng yêu cầu đăng nhập trước khi có yêu cầu xem thông tin của học sinh hoặc muốn quản trị ứng dụng, và sử dụng chức năng quản lý. Người quản trị có thể thay đổi mật khẩu của mọi tài khoản thành viên

26 để đảm bảo tính bảo mật của ứng dụng.

b. Trang học trực tuyến

Là trang quản lý tất cả bài học của học sinh, yêu cầu đăng nhập để được xem bài học.

c. Trang thi trực tuyến

Là trang quản lý các bài thi của học sinh, Yêu cầu đăng nhập trước khi làm bài thi.

3.2.2. Các chức năng chính của người quản trị

Hình 3. 7: Các chức năng chính của người quản trị

- Admin có quyền sử dụng toàn bộ các chức năng của ứng dụng.

- Admin được phép thêm, sửa, xóa nội dung và thay đổi các giao diện của ứng dụng.

- Admin được phép tạo đề thi, quản lý thời gian thi và danh sách học sinh được phép tham gia thi.

* Quản lý hệ thống

- Hệ thống được quản lý bởi một người quản trị tối cao (Admin), được xác định trong quá trình cài đặt.

- Thiết kế giao diện (theme) để đưa vào hệ thống, cho phép người quản trị tùy chọn thay đổi giao diện của hệ thống cho phù hợp với mục đích.

- Đưa thêm các plugin vào cấu trúc hệ thống, tăng chức năng cho hệ thống. - Đưa thêm các gói ngôn ngữ vào hệ thống, cho phép hiển thị đa ngôn ngữ. - Mã nguồn được viết bằng PHP dễ hiểu, có thể thay đổi.

27 * Quản lý thành viên

Chức năng này do admin đảm nhiệm, admin có thể tạo tài khoản người dùng mới vào hệ thống, chứng thực người dùng đó đã là thành viên của hệ thống hay chưa và thực hiện phân quyền cho họ.

Mục tiêu được đưa ra là làm sao giảm thiểu các khâu quản lý học sinh trong đó vẫn duy trì bảo mật cao.

- Chức năng tạo tài khoản đăng nhập (Acount): Mỗi người chỉ cần tạo một tài khoản – mỗi tài khoản có thể truy cập vào các khóa học khác nhau trong hệ thống

- Khả năng gửi mail tự động: Người dùng có thể tạo tài khoản đăng nhập cho mình, một mail sẽ được gửi tới hộp thư để xác nhận. Người dùng sẽ nhận được mail khi có thông báo hoặc các thay đổi quan trọng trên hệ thống cũng như trong khóa học mà họ có tham gia.

- Các quyền cho các kiểu người dùng có thể quy định dễ dàng tùy vào yêu cầu và mục đích của hệ thống. Admin có thể tạo ra các kiểu người dùng với các vai trò tùy vào chức năng của kiểu người dùng đó (quản trị, người tạo khóa học, giảng viên, học viên,…)

- Admin có thể tạo ra các khóa học, gán quyền cho các kiểu người dùng và phân quyền cho các người dùng.

- Các người dùng được có một hồ sơ trực tuyến (profile) bao gồm ảnh, thông tin của người dùng, các thông tin về bài viết, các khóa học tham gia trong hệ thống,…được lưu trong hồ sơ và có thể thiết lập cho phép người khác xem hay không.

- Mỗi người dùng có thể chọn cho riêng mình một ngôn ngữ để hiển thị trong giao diện của hệ thống (English, French, German, Spanish, Việt Nam…) * Quản lý khoá học

Với vai trò giảng viên, người dùng có quyền điều khiển tất cả các thiết lập cho một khóa học, bao gồm cả việc hạn chế hoặc cho phép giảng viên khác tham gia xây dựng khóa học.

28

- Có nhiều định dạng khóa học như theo tuần, theo chủ đề hoặc một cuộc thảo luận tập trung vào việc thảo luận các vấn đề liên quan. Giảng viên lựa chọn các định dạng tùy theo mục đích.

- Tập hợp các hoạt động hỗ trợ cho khóa học rất đa dạng: Diễn đàn, bài thi, các nguồn tài nguyên, các lựa chọn, các câu hỏi khảo sát, bài tập lớn, chat, các cuộc thảo luận,… Các hoạt động này dễ dàng được thêm vào khóa học và sắp xếp tùy ý giảng viên.

- Bài học (Lesson)

Cho phép các giảng viên tạo và quản lý một loạt các trang được kết nối với nhau. Mỗi trang có thể kết thúc bởi một câu hỏi. Học viên trả lời câu hỏi, sau đó sẽ đi tiếp, lùi hoặc ở nguyên vị trí cũ là tùy vào kết quả học viên trả lời câu hỏi đó và mục đích của giảng viên. Nó được cấu tạo bằng một hệ thống các bảng phân nhánh.

* Quản lý bài thi

Với vai trò giảng viên, người dùng có quyền điều khiển tất cả các thiết lập cho một bài thi, cho phép học sinh được làm bài nhiều lần để ôn tập hay không, hay chỉ được thi duy nhất một lần. Hay cho phép học sinh của mình xem lại được bài đã làm.

- Các giáo viên có thể định nghĩa một cơ sở dữ liệu về các câu hỏi để sử dụng lại trong các bài thi khác nhau.

- Các câu hỏi có thể được lưu trữ trong các danh mục để dễ truy cập, và những danh mục này có thể "được công khai" để có thể truy cập chúng từ bất kỳ khóa học nào trên site.

- Các bài thi được tự động tính điểm, và có thể được tính điểm lại nếu các câu hỏi bị thay đổi.

- Các bài thi có thể có giới hạn về thời gian, học viên làm quá thời gian cho phép sẽ không được tính điểm.

- Tùy thuộc vào lựa chọn của giáo viên, các bài thi có thể được thử nhiều lần, và có thể nhìn thấy các thông tin phản hồi về các câu trả lời đúng

29

- Các câu hỏi của bài thi và các câu trả lời có thể được sắp xếp lại trật tự (sắp xếp một cách ngẫu nhiên) để giảm gian lận trong bài thi.

- Các câu hỏi cho phép các hình ảnh và định dạng HTML.

- Các câu hỏi có thể được nhập vào từ các file văn bản bên ngoài. - Các bài thi có thể được thử nhiều lần, nếu được cho phép.

- Số lần thử nghiệm có thể được tích luỹ, nếu được, và kết thúc toàn bộ một số phiên.

- Các câu hỏi nhiều lựa chọn hỗ trợ một hoặc nhiều câu trả lời. - Các câu trả lời ngắn (các từ hoặc các nhóm từ).

- Các câu hỏi phù hợp. - Các câu hỏi ngẫu nhiên.

- Các câu hỏi số (với các thứ tự có khả năng cho phép).

- Các câu hỏi trả lời được nhúng (kiểu cloze) với các câu trả lời trong các đoạn văn bản.

- Nhúng các đồ hoạ và các văn bản mô tả. - Bài thi (Quiz)

Tạo được tất cả các dạng câu hỏi quen thuộc bao gồm đúng - sai, đa lựa chọn, câu trả lời ngắn, câu hỏi phù hợp, câu hỏi số,…

- Người dạy có thể tạo ra một ngân hàng câu hỏi và sử dụng lại trong các bài thi khác nhau.

- Các câu hỏi có thể được lưu trữ trong các danh mục dễ truy cập, và những danh mục này có thể "công khai" để có thể truy cập chúng từ bất kỳ khóa học nào trên hệ thống.

- Các bài thi được tự động tính điểm.

- Các bài thi có thể có giới hạn về thời gian.

- Tùy thuộc vào lựa chọn của giảng viên, các bài thi có thể được thử nhiều lần, và có thể nhìn thấy các thông tin phản hồi về các câu trả lời hay không. - Các câu hỏi của bài thi và các câu trả lời có thể được sắp xếp một cách ngẫu nhiên.

30

- Các câu hỏi cho phép có hình ảnh và định dạng HTML.

- Các câu hỏi có thể được nhập vào từ các tập tin bên ngoài Wordpress. - Các bài thi có thể cho phép thử nhiều lần.

- Quản lý điểm

Điểm số của học sinh trong từng khoá học được báo cáo chi tiết lại để cho giáo viên tiện quản lý học sinh của mình.

3.2.3. Các chức năng chính của người dùng

Người dùng sau khi đăng nhập vào ứng dụng chỉ được phép xem thông tin cá nhân của mình, tham gia thi và xem điểm thi sau khi kết thúc bài thi. Ngoài ra, trong lúc sử dụng ứng dụng người dùng nếu có thắc mắc hay vướng mắc gì trong lúc sử dụng ứng dụng thì được phép phản hồi tới admin trong phần bình luận hoặc chat.

Hình 3. 8: Các chức năng chính của người dùng

Một phần của tài liệu Xây dựng ứng dụng học và thi trực tuyến (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)