CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.3.2. Kết quả định tính
Sau quá trình tổ chức thực nghiệm sƣ phạm, thông qua quá trình lên lớpvà kết quả của bài kiểm tra chúng tôi đã theo dõi sự chuyển biến trong hoạt động học tập của học sinh lớp thực nghiệm và nhận thấy học sinh căn bản đạt đƣợc những điều sau đây:
- Thứ nhất: Trong giờ lên lớp học sinh học tập tích cực hơn, chịu khó suy nghĩ tìm tòi cách giải bài tập, có nhiều ý kiến hay, sáng tạo, khi thầy cô đặt câu hỏi giơ tay phát biểu xây dựng bài nhiều hơn, các hoạt động nhóm đôi, nhóm đông ngƣời luôn diễn ra sôi nổi, hiệu quả và học sinh cảm thấy rất hứng thú khi đến giờ học toán chứ không còn nặng nề hay áp lực nhƣ trƣớc.
- Thứ hai: Khả năng tiếp thu kiến thức mới, khả năng phát hiện sai lầm và khả năng giải toán nhanh đƣợc nâng lên rõ rệt, đặc biệt là hai kĩ năng giải toán nhanh và phát hiện sai lầm đã đƣợc các em thƣờng xuyên thể hiện trong các giờ luyện tập. Các em học sinh đã tìm đƣợc nhiều cách giải trong cùng một bài toán và có những cách giải độc đáo, nhanh hơn và tối ƣu hơn.
- Thứ ba: Khả năng huy động kiến thức cũng nhƣ khả năng liên tƣởng và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt trong giải bài toán. Các em học sinh biết huy động kiến thức cơ bản, các tri thức liên quan để kết nối chúng thành một mạch chuỗi các kiến thức có tính vừa chặt chẽ, vừa logic đáp ứng đƣợc nhiều câu hỏi nhay dạng toán khác nhau trong cùng một chủ đề kiến thức, kỹ năng lựa chọn công thức cũng đa dạng hơn, phƣơng pháp giải tốt, trình bày lời giải bài toán một cách chặt chẽ, ngắn gọn và rõ ràng.
- Thứ tƣ: Học sinh có thêm một phƣơng pháp mới làm việc và học tập tốt hơn, một phƣơng pháp mang bản chất một quy trình, dây chuyền và công nghệ. Qua đó giúp học sinh hình thành và phát triển riêng cho bản thân một thế giới quan về khoa học toán học, cách thức tƣ duy mới về một vấn đề toán học đã đƣợc nâng lên một cách rõ ràng.