STT Đặc trƣng Đã rèn luyện (%) Chƣa rèn luyện (%)
1. Tính bộc lộ qua hoạt động của NL 19,64 80,36
2. Tính đảm bảo hoạt động có hiệu quả
của NL 30,36 69,64
3. Tính độc đáo của NL 35,71 64,29
4. Đề xuất những câu hỏi 23,21 76,79
5. Sẵn sàng tranh luận 30,36 69,64
6. Biết đánh giá phƣơng án tối ƣu 58,93 41,07
7. Tính hoàn thiện 30,36 69,64
8. Tính nhạy cảm vấn đề 12,50 87,50
9. Tính chính xác trong giải toán 80,36 19,64
10. Loại bỏ sai lầm trong tƣ duy 51,79 48,21
Từ kết quả ở Bảng 1.2 cho ta thấy: đa số GV hiện nay trong DH vẫn đang tập trung truyền thụ kiến thức, chƣa chú trọng đến việc DH phát triển phẩm chất và năng lực; đặc biệt là chƣa quan tâm nhiều đến DH phát triển NLKP cho HS. Dẫn chứng: có 80,36% GV tập trung vào việc rèn luyện tính chính xác trong giải toán cho HS; chỉ có 30,36% GV rèn luyện tính đảm bảo hoạt động có hiệu quả của NL; 12,5% GV rèn luyện tính nhạy cảm của vấn đề 23,21% GV rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi cho HS; và tƣơng tƣ nhƣ vậy các kỹ năng: thu thập và đánh giá thông tin, điều chỉnh ý kiến, sẵn sàng tham gia tranh luận … tỉ lệ GV đã từng rèn luyện cho HS cũng còn tƣơng đối thấp, lần lƣợt là: 37,50% - 33,93% - 30,36%...
*) Thực trạng của việc vận dụng các PPDH tích cực nhằm phát triển NLKP cho HS
Chúng tôi cho rằng: để rèn luyện và phát triển tƣ duy nói chung và NLKP cho HS nói riêng thì trong quá trình tổ chức DH, GV cần phải vận dụng tối đa các phƣơng pháp, kỹ thuật DH nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS. Kết quả điều tra thực trạng về việc sử dụng các PP, biện pháp và kỹ thuật DH của GV đã cho thấy: tỷ lệ GV sử dụng các PP, kỹ thuật DH“truyền thống” nhƣ thuyết trình và vấn đáp gợi mở… là tƣơng đối cao và sử dụng các phƣơng pháp và kỹ thuật DH phát huy tính tích cực của HS còn rất thấp (Bảng 1.3).
Bảng 1.3. Thực trạng của việc sử dụng các phƣơng pháp và kỹ thuật dạy học trong dạy học môn toán ở trƣờng THPT
Tần số sử dụng Phƣơng pháp Thường xuyên (%) Không thường xuyên (%) Không sử dụng (%) 1. Thuyết trình 78,57 8,93 12,50 2. Vấn đáp gợi mở 62,50 32,14 5,36
3. Dạy học nêu và giải quyết vấn đề 8,93 32,14 58,93
4. Dạy học hợp tác 25,00 41,07 33,93
5. Dạy học khám phá 19,64 42,86 37,50
6. Dạy học theo dự án 5,36 50,00 44,64
7. Dạy học chƣơng trình hóa 3,57 23,21 73,21
8. Đồng thời áp dụng nhiều PP và kỹ thuật dạy
học 51,79 41,07 7,14
Từ kết quả ở Bảng 1.3 chứng tỏ: hiện nay GV chƣa thực sự DH phát triển năng lực cho HS nói chung và chƣa rèn luyện nhiều về NLKP cho HS nói riêng.
*) Những khăn trong việc DH phát triển tư duy trong DH Toán nói chung và nội dung Giới hạn nói riêng ở trường THPT
Để tìm hiểu những khó khăn mà GV gặp phải khi DH phát triển tƣ duy trong DH Toán nói chung và chủ đề Giới hạn nói riêng, tôi đã đặt câu hỏi: “Theo Thầy (Cô), việc rèn luyện và phát triển NLKP cho HS trong DH Toán nói chung và nội dung Giới hạn nói riêng ở trường THPT có những khó khăn gì?”. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau (Bảng 1.4).
Bảng 1.4. Những khó khăn gặp phải khi DH phát triển NLKP thông qua TDPP, TDST cho HS Nội dung Đồng ý (%) Không đồng ý (%)
1.Nội dung kiến thức của tiết dạy quá nhiều. 60,71 39,29
2.Trình độ HS nói chung còn yếu. 80,36 19,64
3.Tƣ duy phê phán còn xa lạ đối với HS 73,21 26,79
4.Tƣ duy sáng tạo còn xa lạ đối với HS 57,14 42,86
5.GV chƣa nắm chắc cách thức để rèn luyện tƣ duy cho
HS. 83,93 16,07
6.Nội dung chủ đề Giới hạn quá khó đối với HS. 82,14 17,86 7.Khả năng vận dụng các PPDH tích cực của GV còn hạn
chế 53,57 46,43
Từ Bảng 1.4 cho thấy: GV đã đƣa ra khá nhiều lý do khác nhau đẫn đến việc chƣa DH theo hƣớng phát triển NLKP cho HS. Cụ thể: 60,71%cho rằng nội dung kiến thức của mỗi tiết dạy quá nhiều, 80,36% cho rằng trình độ HS còn yếu và 57,14% đến 73,21% GV cho rằng TDST và TDPP còn xa lạ đối với HS. Tuy nhiên có tới 83,93% GV chƣa nắm chắc cách thức để rèn luyện tƣ duy cho HS. Theo tôi, đây mới là nguyên nhân dẫn đến những khó khăn mà
GV sẽ gặp phải nếu DH theo hƣớng phát triển NL cho HS và tôi rất lạc quan về tỷ lệ này. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với mức độ hiểu biết của GV về NL nói chung và NLKP nói riêng.
Kết quả phỏng vấn trực tiếp GV cho thấy: Hầu hết GV cho rằng:“Nội dung Chủ đề Giới hạn là khó đối với HS, mặt khác trong chuẩn kiến thức kỹ năng không yêu cầuDH phát triển TDPP, TDST cho HS nên chúng tôi chú trọng vào việc truyền thụ kiến thức cho HS nhằm đáp ứng được chuẩn kiến thức, kỹ năng đề ra”. Thực trạng trên cho thấy, để đáp ứng đƣợc yêu cầu DH phát triển phẩm chất và năng lực nói chung, DH phát triển NLKP cho HS nói riêng rất cần có sự chỉ đạo, định hƣớng rõ ràng từ các cấp quản lý giáo dục, song song với nó là sự thay đổi về nhận thức; sự tâm huyết và khả năng cập nhật thông tin, PP, kỹ thuật DH của từng GV.
Khi đƣợc hỏi: Để phát triển NL nói chung và NLKP nói riêng trong dạy Toán thầy (cô) cần phải chú trọng những vấn đề gì? Tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau (Bảng 1.5).
Bảng 1.5. Những vấn đề cần quan tâm trong dạy học theo hƣớng phát triển NLKP cho HS Ý kiến Nội dung Có (%) Không (%)
1. Cần dạy cho HS biết cách đặt các câu hỏi có tính hệ
thống 82,14 17,86
2. Tăng cƣờng cho HS làm các bài tập dạng mở, nhiều cách giải, khác dạng, bài tập câm, bài tập có tính thực tiễn …
91,07 8,93
3. Tạo ra các tình huống có vấn đề trong DH và yêu cầu
HS giải quyết tình huống. 94,64 5,36
Ý kiến Nội dung Có (%) Không (%)
5. Tăng cƣờng tổ chức hoạt động thảo luận nhóm, tranh
luận 85,71 14,29
6. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập 75,00 25,00
7. Xây dựng các chủ đề giáo dục STEM, khoa học - kỹ
thuật liên quan đến môn Toán. 23,21 76,79
8. Rèn luyện thói quen và khả năng tự đánh giá cho HS 73,21 26,79 Nhƣ vậy, về nhận thức đa số GV dạy toán đã có những hiểu biết nhất định về DH phát triển NL nói chung và NLKP nói riêng. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết của GV là không đồng đều; vẫn còn 17,86% ý kiến cho rằng dạy cho HS biết cách đặt câu hỏi có tính hệ thống; 26,79% cho rằng: rèn luyện thói quen và khả năng tự đánh giá không phải là rèn luyện tƣ duy cho HS trong khi đó đây là 2 kỹ năng quan trọng cần phải rèn luyện cho HS. Tƣơng tự nhƣ vậy, tỷ lệ GV không cho rằng: giao dự án học tập hoặc bài tập lớn (35,71%), tổ chức DH theo nhóm (14,29%), xây dựng các chủ đề giáo dục STEM (76,79%) là các biện pháp hiệu quả trong rèn luyện và phát triển tƣ duy bậc cao cho HS cũng chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao từ 14,29% đến 76,79%
Tôi đã tiến hành dự giờ “không báo” trƣớc của 3 GV trƣờng THPT Phù Yên với tổng số 10 tiết, kết quả cho thấy:
Có rất ít giờ học GV thực sự tạo môi trƣờng cho HS hoạt động, hoặc tạo điều kiện cho HS tự trình bày ý kiến của mình; nhiều giờ học GV hầu nhƣ không chú ý đến việc rèn luyện NLKP cho HS; nhiều GV không dám để HS tự do tranh luận vì sợ làm mất thời gian, không xử lý đƣợc tình huống phát sinh, không hoàn thành việc truyền tải nội dung kiến thức bài dạy. Trong một số trƣờng hợp, HS chƣa kịp nói hết ý kiến GV đã ngắt lời hoặc bác bỏ ý kiến của HS làm cho HS cảm thấy lúng túng, e ngại…Với cách làm nhƣ vậy, chúng tôi cho rằng: GV đã làm triệt tiêu tính tích cực của HS, lâu dần các em
trở nên thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng nói riêng và học tập nói chung.
Ở một số giờ học GV chỉ áp đặt cách giải quyết của mình, đƣa ra cách giải bài toán nhƣng không giải thích rõ cơ sở của lời giải đó nên khiến cho HS làm theo GV nhƣng không hiểu. HS cứ ghi chép cách giải của GV mà không hiểu gì hoặc hiểu không thấu đáo, khi gặp bài tập tƣơng tự vẫn không tự mình giải đƣợc.Thậm chí, có đôi khi GV còn không chấp nhận cách giải khác của HS.
Nhƣ vậy, điều kiện tiên quyết để thực nghiệm đề tài là cần thiết phải trang bị những kiến thức về NLKP, các biện pháp, kỹ thuật DH và quy trình DH theo hƣớng phát triển NLKP cho GV.
b) Kết quả khảo sát học sinh
Cũng tƣơng tự nhƣ GV, để khảo sát thực trạngvề dạy – học theo hƣớng phát triển NLKP tôi đã thiết kế 1 phiếu hỏi dành cho HS (Phụ lục 2).
Để kiểm chứng lại kết quả khảo sát về việc sử dụng các PP, biện pháp và kỹ thuật DH của GV dạy toán, chúng tôi đã đƣa ra câu hỏi đối với HS nhƣ sau:“Khi dạy học môn Toán ở trường em, thầy/cô thường sử dụng cách thức dạy học như thế nào?”. Kết quả thu đƣợc ở Bảng 1.6.