Vị trí cống KST Cây Khô dự kiến đặt trên rạch Cây Khô cách ngã ba rạch Cây Khô – rạch Tôm khoảng 0,2km. Đây là tuyến đường thủy nội địa Quốc gia cấp III rất quan trọng, đặc biệt đối với Tp Hồ Chí Minh với lưu lượng tàu thuyền lớn. Do đó, khi xây dựng cống Kiểm soát triều trên tuyến này cần phải thiết phải xây dựng âu thuyền để đảm bảo lưu thông, vận chuyển hàng hóa trên tuyến không bị ảnh hưởng.
Căn cứ theo điều kiện địa hình tại vị trí xây dựng cống KST Cây Khô thấy rằng, việc bố trí âu thuyền có thể xem xét một số phương án sau:
Phương án 1: Âu thuyền được bố trí bê bờ trái (huyện Nhà Bè) tại vị trí lòng rạch Tôm, Âu thuyền độc lập và phân cách với cống bằng cù lao đất giữa Rạch Tôm và sông Cần Giuộc. Phương án này có ưu điểm là tách riêng cống và âu thuyền, tận dụng phần lòng rạch Tôm làm âu, không phải làm đập để ngăn. Tuy nhiên, Rạch Tôm có chiều rộng khoảng 80m, đáy rạch khá nông (-2,0m) trong khi ngưỡng âu là -5,5m, chiều rộng âu 15m nên khối lượng đào đắp lớn, ngoài ra, phía thượng lưu có đoạn Rạch Tôm vuông đổ ra vuông góc với tim âu sẽ gây bất lợi cho tàu thuyền ra vào. Khối lượng đào kênh nôi tiếp ra vào âu cũng rất lớn. Ngoài ra, hiện nay phía bờ trái có cao độ địa hình rât thấp, chưa có đường gia thông tiếp cận đến vị trí công trình nên khi bố trí khu quản lý vận hành sẽ không thuận lợi.
Dự án: Giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (Giai đoạn 1) Hạng mục: Cống Kiểm soát triều Cây Khô
TẬP CK1.0-BẢN THUYẾT MINH GIAI ĐOẠN: TKBVTC
Phương án 2: Âu được bố trí bên bờ trái cùng với cống, tường âu kết hợp làm trụ pin cống. Phương án này có ưu điểm là khối lượng đào đắp nhỏ, tuyến kênh dẫn vào âu khá thẳng và thuận lợi. Tuy nhiên, cũng như phương án 1 phương án này việc bố trí khu quản lý vận hành âu không thuận lợi, mặt khác vị trí cửa rạch Tôm đổ ra sông Cần Giuộc ngay vị trí kênh dẫn vào âu sẽ bất lợi cho tàu thuyền khi di chuyển.
Phương án 3: Âu được bố trí ở giữa luồng phân cách hai khoang cống. Phương án này có ưu điểm là tàu thuyền ra vào âu rất thuận lợi. Tuy nhiên, hai khoang cửa điều tiết của cống cũng là khoang thông thuyền chính lại bị đẩy sâu về hai phía bờ, không trùng với tuyến luồng hiện hữu gây khó khăn cho tàu thuyền khi di chuyển. Ngoài ra, để đảm bảo đủ chiều rộng đoạn kênh vào ầu cần phải bố trí các khoang cống tách rời khỏi âu và có khoảng cách khá lớn làm tăng khối lượng đào đắp và xây dựng, việc bố trí bến neo đậu tàu chờ qua âu không thuận lợi.
Phương án 4: Âu được bố trí bên bờ phải (huyện Bình Chánh), tường âu kết hợp làm tường trụ pin cống. Phương án này có ưu điểm là khối lượng đào đắp và xây dựng nhỏ, kênh dẫn vào âu và các vị trí bến neo đậu khá thuận lợi, nhà quản lý cống và âu thuyền bố trí bên bờ phải thuận lợi hơn do có tuyến đường kết nối từ tỉnh lộ 50 vào vị trí công trình. Tuy nhiên, đoạn kênh dẫn phía thượng lưu âu có Rạch Rắn đổ ra sẽ gây bất lợi cho tàu thuyền khi di chuyển vào âu.
Qua phân tích ưu nhược điểm của các phương án trên thấy rằng Phương án 4 là phương án có nhiều ưu điểm và tương đối phù hợp nhất đối với điều kiện địa hình cống KST Cây Khô, để khắc phục nhược điểm của Phương án này thì âu thuyền cần phải bố trí hợp lý với tuyến cống để kênh dẫn tránh xa cửa ra của Rạch Rắn. Vì vậy, kiến nghị lựa chọn phương án bố trí tổng thể âu thuyền theo phương án 4.