Biện pháp thi công đóng cừ chống thấm

Một phần của tài liệu Ban thuyet minh Cay Kho (Trang 88 - 90)

- Đất, cát thải trong quá trình khoan được vận chuyển đi đổ bằng xà lan chở đất;

4.1.3.3 Biện pháp thi công đóng cừ chống thấm

4.1.3.3.1 Phân đoạn thi công cừ chống thấm

Để đảm bảo tiến độ thi công và phù hợp với biện pháp dẫn dòng, trình tự thi công các hạng mục công trình. Dự kiến toàn bộ hàng cừ chống thấm được chia làm 02 đợt, trong đó:

- Đợt 1: Thi công đóng toàn bộ hàng cừ chống thấm trong phạm vi thân cống thuộc Phân đoạn 1 (từ mép ngoài trụ T1 đến mép ngoài trụ T2) sau khi thi công xong các cọc khoan nhồi xung quanh vị trí hàng cừ và trước khi đóng cừ khung vây phân đoạn 1.

- Đợt 2: Thi công đóng toàn bộ cừ chống thấm còn lại thuộc Phân đoạn 2 sau khi đã thi công xong các cọc khoan nhồi xung quanh vị trí hàng cừ và trước khi đóng cừ khung vây phân đoạn 2.

Dự án: Giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (Giai đoạn 1) Hạng mục: Cống Kiểm soát triều Cây Khô

TẬP CK1.0-BẢN THUYẾT MINH GIAI ĐOẠN: TKBVTC

- Đóng cọc định vị, lắp đặt khung sàn đạo bằng búa rung và cẩu trên xà lan; - Dùng búa rung ghép, đóng cừ đến cao trình +1,00m;

- Định vị thanh dẫn hướng vào sàn đạo;

- Dùng búa rung kết hợp thanh dẫn (đóng âm) đóng cừ đến cao độ thiết kế;

- Sau khi đóng xong số cừ cho 1 hệ sàn đạo tiến hành luân chuyển hệ sàn đạo để đóng đoạn tiếp theo.

4.1.3.3.3 Biện pháp thi công

Đây là kết cấu quan trọng của công trình nhằm đảm bảo ổn định thấm dưới đáy do vậy việc thi công cừ chống thấm phải đảm bảo tính liên tục, các me cừ phải móc với nhau và thẳng hàng, cao độ đỉnh cừ không được chênh lệch quá lớn (sai số khoảng ±5cm). Việc đóng cừ chống thấm được thực hiện trên mặt nước do vậy phải dùng cẩu, búa đóng cọc đặt trên hệ nổi, sử dụng hệ thống sàn đạo bao gồm cọc định vị cự ly phân đoạn 5,75m/cọc, hệ văng kẹp H350 để không chế chuyển vị ngang và đứng. Cừ được hạ xuống bằng phương pháp rung chấn động. Cọc thi công âm dưới mặt nước nên phải có kẹp nối cừ, để các thanh cừ được xỏ me vào với nhau thì cần phải thi công theo thứ tự bậc thang với cây cừ đầu tiên của mỗi lần luân chuyển khung sàn đạo phải là cây cừ đóng nhô khỏi mặt nước. Để đảm bảo cao độ hàng cừ bằng phẳng thì cây cừ đầu tiên sau khi hạ đến cao độ thiết kế phải được treo vào hệ sàn đạo bằng dây cáp tránh bị tụt khi hạ thanh cừ tiếp theo. Các thanh cừ sau được gối vào thanh cừ trước bởi kết cấu cữ định vị hàn vào đầu mỗi thanh cừ.

Dự án: Giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (Giai đoạn 1) Hạng mục: Cống Kiểm soát triều Cây Khô

TẬP CK1.0-BẢN THUYẾT MINH GIAI ĐOẠN: TKBVTC

4.1.3.3.4 Thiết bị, nhân lực và thời gian thi công

Bảng 16. Tính toán lựa chọn thiết bị thi công chính

Giai đoạn thi công

Khối

lượng Cường độ thi công

Chọn máy Năng suất Số máy

làm việc Thời gian thi công

(thanh) (thanh/ngày) (thanh/ca) (máy) (ngày)

GĐ 1 160,0 11 Búa rung ≥

60kw 5,5 1 15

- Thiết bị thi công chính

Tổng hợp các thiết bị chính phục vụ thi công như sau:

TT Tên thiết bị Đặc tính kỹ thuật Đơn vị Số lượng

Đợt 1 Đợt 2

1 Máy đóng cọc Búa rung ≥ 60kw bộ 1 1

2 Cần cẩu ≥ 25T bộ 2 2

3 Xà lan ≥ 200T cái 2 2

4 Tàu kéo 150CV cái 1 1

5 Máy hàn 250A-300A cái 1 1

6 Máy thủy bình cái 1 1

7 Máy kinh vĩ cái 1 1

8 Hệ sàn đạo đóng cừ bộ 1 1

9 Thanh kẹp đóng cừ âm dài 8m cái 1 1

- Nhân lực: 10 - 15 người

- Thời gian: Đợt 1: 10 ngày

Đợt 2: 7 ngày

Một phần của tài liệu Ban thuyet minh Cay Kho (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)