Tình hình mắc bệnh của đàn lợn con theo mẹ tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 58 - 60)

Chỉ tiêu

Tên bệnh

Bảng 4.7 cho thấy trong 348 lợn con theo dõi thì có: 98 lợn con mắc hội chứng tiêu chảy, chiếm tỉ lệ 28,16%. Có 32 lợn con mắc hội chứng viêm phổi và chiếm tỉ lệ 9,77%.

Hội chứng tiêu chảy có tỉ lệ mắc cao lên đến 28,16% là do một số nguyên nhân sau: Nguồn bệnh chủ yếu là do sự xâm nhập của vi khuẩn E.coli,

Salmonella và do ký sinh trùng gây nên. Hội chứng tiêu chảy lây rất nhanh qua tiếp xúc phân đã mắc bệnh từ con này sang con khác và qua không khí. Nguyên nhân tiếp đó có thể là do lợn mẹ mất sữa hoặc lợn con bị lạnh. Qua đây cho thấy trại lợn vẫn khá chủ quan trong việc vệ sinh sát trùng trong chuồng lợn nái sinh sản.

Hội chứng viêm phổi có tỉ lệ mắc thấp hơn nhiều chỉ 9,77%. Nguyên nhân chủ yếu gây hội chứng viêm phổi giai đoạn theo mẹ là do thay đổi thời tiết đột ngột đang ấm chuyển sang mưa lạnh dẫn tới nhiệt độ chuồng nuôi và lồng úm không đáp ứng được điều kiện lý tưởng cho lợn con. Từ tỉ lệ mắc hội chứng viêm phổi thấp có thể thấy việc giữ cho nhiệt độ chuồng nuôi và lồng úm lợn con ở nhiệt độ thích hợp đối với trại lợn đã làm khá tốt.

4.4.3. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh

 Điều trị bệnh trên đàn lơn nái sinh sản:

Em đã chẩn đoán và điều trị các bệnh trên đàn lợn nái của trại, đó là viêm tử cung, viêm vú, mất sữa, sát nhau. Triệu trứng điển hình của các bệnh như sau:

Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm tử cung là niêm mạc tử cung bị viêm, tử cung tiết dịch nhờn, trong đục hoặc có mùi tanh sốt nhẹ hoặc không sốt, nặng thì dịch viêm sền sệt có mủ lẫn máu mùi rất tanh, thân nhiệt tăng cao, giảm ăn, mệt mỏi kém ăn, sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn.

Triệu chứng của bệnh viêm vú là vú căng cứng, nóng đỏ, có biểu hiện đau khi sờ nắn, không tiết sữa nếu vắt mạnh sữa chảy ra có nhiều cặn lẫn máu. Bệnh mất sữa là hiện tượng giảm lượng sữa hoặc mất hẳn, lợn nái nằm úp bụng xuống nền chuồng không cho con bú, heo con lông xù, da khô gầy yếu nằm mỗi nơi một con đi lại chậm chạp và chết dần.

Bệnh sát nhau ở lợn biểu hiện không rõ ràng. Lợn mẹ không yên tĩnh, hơi đau đớn, thi thoảng rặn, thân nhiệt hơi tăng, thích uống nước và từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch màu nâu.

bệnh xảy ra trên từng đối tượng lợn nái và tiến hành đưa ra phác đồ điều trị cho từng bệnh cụ thể. Đối với lợn nái đẻ và nuôi con được nuôi riêng trong từng ô chuồng nên thuận tiện cho việc chẩn đoán, kiểm soát bệnh cũng như công tác điều trị.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 58 - 60)