Loại Ngày lợn Tuổi 4 Lợn 21 con 21 21 Số liệu 4.5 cho thấy về việc tiêm phòng vắc xin của trại đã được thực
hiện nghiêm ngặt theo quy trình tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái và lợn con theo mẹ.
Từ việc làm vắc xin cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ tại trại, em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong công tác tiêm phòng. Để việc phòng bệnh cho lợn bằng vắc xin đạt hiệu quả, cần phải nâng cao trách nhiệm của cán bộ kỹ thuật trong việc thực hiện nghiêm túc lịch làm vắc xin cho đàn lợn. Các kỹ thuật làm vắc xin phải chính xác để không bị ảnh hưởng đến lợn cũng như
tái toàn thân hay co giật, nếu nặng có thể chết ngay. Vì vậy cần phải có kỹ năng phòng chống sốc cho lợn. Trong trường hợp lợn bị sốc
nhẹ hoặc lợn nhỏ thì bế lợn lên dùng đá lạnh trườm lên đầu lợn nhằm tránh máu dồn lên não và đông cứng, sau đó đặt lợn xuống máng nước dội nước lên người. Nếu bị nặng thì dùng thuốc cafein kết hợp với vitamin B1, C tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3 - 5 ngày liền, kết hợp cho uống chất điện giải gluco K+C và vitamin ADE.
4.4. Kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh cho lợn nái và lợn con theo mẹ tại trại
4.4.1 Phương pháp phát hiện bệnh
Để xác định được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại, hàng ngày, chúng em tiến hành theo dõi, quan sát về những biểu hiện của đàn lợn nái thông qua các bước sau:
* Kiểm tra tình trạng ăn uống bằng cách trực tiếp quan sát, theo dõi con vật hàng ngày.
- Trạng thái cơ thể bình thường: con vật ăn uống bình thường, vận động nhanh nhẹn.
* Kiểm tra thân nhiệt:
- Quan sát, cảm nhận bằng tay:
+ Trạng thái bình thường: toàn thân lợn nái có màu bình thường, không đỏ, dùng mu bàn tay sờ không nóng.
+ Trạng thái bệnh lý: toàn thân đỏ ửng, dùng mu bàn tay sờ thấy nóng ran. - Đo thân nhiệt qua trực tràng bằng nhiệt kế 43ºC:
+ Trước khi đo nhiệt độ phải vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân tụt xuống hết thang độ.
+ Dùng bông cồn lau nhiệt kế trước và sau khi sử dụng. + Bôi 1 lớp mỏng vaseline lên một đoạn từ đầu nhiệt kế.
+ Cho từ từ nhiệt kế vào trực tràng theo hướng hơi xiên xuống dưới để tránh niêm mạc bị tổn thương.
+ Để nhiệt kế ở trực tràng từ 5 - 10 phút, rồi lấy ra xem nhiệt độ trên thang nhiệt kế.
+ Trạng thái bình thường: thân nhiệt bình thường, ổn định ở 37.5 - 38.5ºC.
+ Trạng thái bệnh lý: hơi sốt hoặc sốt cao 40 - 42ºC. * Quan sát bên ngoài cơ quan sinh dục:
- Trạng thái bình thường: màu sắc âm hộ bình thường, không sưng, không sung huyết hay thủy thũng.
- Trạng thái bệnh lý: âm hộ sưng, sung huyết, thủy thũng, có dịch viêm chảy ra từ âm hộ, gốc đuôi có dính nhiều dịch viêm.
* Kiểm tra âm đạo:
- Rửa sạch và sát trùng mép âm môn.
- Dùng mỏ vịt có hệ thống đèn soi đã được vô trùng để kiểm tra.
+ Trạng thái bình thường: con vật không đau, màu sắc niêm mạc âm đạo, màu và mùi niêm dịch bình thường.
+ Trạng thái bệnh lý: con vật đau đớn, niêm mạc âm đạo đỏ, tổn thương, niêm dịch đục, có mùi tanh, hôi.
* Kiểm tra nước tiểu:
+ Trạng thái bình thường: nước tiểu trong, mùi khai tự nhiên, không có mùi tanh, hôi thối.
+ Trạng thái bệnh lý: nước tiểu đục, lẫn tổ chức hoại tử, dịch viêm, mùi tanh, hôi thối.
Trên cơ sở biểu hiện lâm sàng khác thường của lợn nái chúng em tiến hành ghi số tai hoặc đánh dấu từng con bằng cách phun sơn màu đỏ, sau đó tiến hành chẩn đoán lâm sàng, ghi rõ tuổi, thân nhiệt, triệu chứng lâm sàng và ghi vào sổ nhật ký thực tập. Từ những triệu chứng thu thập được chúng em tiến hành điều trị cho lợn nái bị bệnh theo sự hướng dẫn của kỹ sư phụ trách tại trại.
4.4.2. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản và đàn lợn con theo mẹ tại trại
Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản
Chúng em tiến hành theo dõi 25 con lợn nái. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6.