Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.5. Kết quả thực hiện các công việc khác
Trong thời gian thực tập tại trại em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn vừa được học và làm một số các thao tác trên lợn con như đỡ lợn đẻ, mài nanh, thiến lợn đực và phối giống cho lợn nái.
Bảng 4.10. Kết quả thực hiện công việc khác
STT Nội dung công việc
1 Đỡ đẻ cho lợn (lợn con sinh ra) 2 Mài nanh
3 Tiêm chế phẩm Fe-B12 phòng bệnh thiếu máu
4 Bấm đuôi
5 Cầu trùng (cho uống) 6 Thiến lợn đực
Bên cạnh công tác nuôi dưỡng, trong thời gian thực tập em còn tham gia vào các khâu kỹ thuật khác trên đàn lợn nái đẻ như: đỡ đẻ cho lợn, làm công tác hộ lý cho lợn con sơ sinh. Trong quá trình thực hiện đã giúp em củng cố thêm về kiến thức liên quan đến chăm sóc lợn nái sinh sản.
Quy trình đỡ đẻ
Để công tác đỡ lợn đẻ thành công cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phục vụ cho việc đỡ đẻ, dụng cụ bao gồm: lồng úm, bóng đèn hồng ngoại, khay đựng cồn, khăn khô, kéo và chỉ buộc rốn phải được ngâm trong khay đựng nước sát trùng.
- Thao tác đỡ đẻ: Trước khi đẻ lợn mẹ phải được vệ sinh (tắm) sạch sẽ, bộ phận sinh dục và bầu vú cũng được lau chùi sạch sẽ. Khi lợn con được đẩy ra ngoài nhanh chóng dùng tay vuốt mồm cho lợn dễ thở sau đó dùng khăn khô lau sạch nhớt và lớp màng trên người lợn con, phải lau thật khô và sạch lợn con thì nó mới nhanh khỏe. Sau đó dùng chỉ buộc dây rốn cách rốn 1
nghỉ một thời gian. Trường hợp nếu ra nước ối và phân xu sau 1 - 2 giờ rặn đẻ nhiều mà không đẻ hoặc con nọ cách con kia trên 1 giờ thì phải can thiệp. Sau khi lợn mẹ đẻ xong cần vệ sinh sạch sẽ bầu vú, cơ quan sinh dục và cho lợn con vào bú sữa đầu. Trong khi lợn con bú mẹ cần chú ý quan sát để tránh trường hợp lợn mẹ đè con.
- Thao tác mài nanh, cắt đuôi và tiêm sắt cho lợn con: Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, dùng máy mài nanh lợn để tránh tình trạng lợn con cắn nhau hoặc cắn vú gây viêm vú cho lợn mẹ. Trong thời gian thực tập chúng tôi đã tiến hành bấm nanh cho 606 con lợn con và tất cả đều an toàn.
Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa:
+ Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn và sau khi lợn con bú sữa đầu được 2- 3 giờ đồng hồ thì tiến hành mài nanh.
+ Lợn con 3 ngày tuổi đầu tiên được cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy.
+ Lợn con 4 ngày tuổi lợn con được cắt đuôi, tiêm sắt và cho uống thuốc phòng cầu trùng.
+ Lợn con 7 - 10 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.
+ Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh tomahawk plus
+ Lợn con được 21 ngày tuổi tiêm phòng suyễn.
+ Lợn con được 21 ngày tuổi tiêm phòng chống còi cọc. + Lơn con được 21 ngày tuổi tiêm phòng tai xanh. + Lợn con được 22-25 ngày tuổi tiến hành cai sữa. Công tác chuyển lợn con qua nuôi chuồng thịt.
+ Lợn con ở trại được nuôi theo mẹ từ 22 - 25 ngày tuổi, những lợn con đủ tiêu chuẩn về cân nặng sẽ được tách mẹ, những lợn con không đủ
cân nặng sẽ tiếp tục được ghép với những đàn có ngày nhỏ tuổi hơn để tiếp tục cho bú.
+ Lợn con khi đạt tiêu chuẩn chuyển qua nuôi ở ô chuồng tách,lợn
con sẽ được đánh dấu từ trước, sau đó được công nhân bắt ra khỏi chuồng và được đuổi đến khu ô chuồng tách. Ở đây lợn con được nuôi từ 15 - 20 ngày khi đã khỏe mạnh sẽ được chuyển qua nuôi ở chuồng nuôi lợn thịt.