Mqh giữa sinh khối tươi loài Keo tai tượng với chiều cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tích lũy carbon của một số loại rừng trồng tại hương sơn hà tĩnh (Trang 57 - 64)

loài Keo tai tượng với chiều cao

Nhìn vào các hình trên ta thấy mối quan hệ giữa sinh khối tươi và đường kính là có mối quan hệ mật thiết: đường kính càng tăng thì sinh khối tươi càng tăng. Tuy nhiên ta lại thấy chiều cao tăng thì chưa hẳn sinh khối đã tăng.

4.2. Nghiên cứu sinh khối cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng

4.2.1. Cấu trúc sinh khối cây bụi, thảm tươi

Tuy không phải là thành phần chính trong lâm phần nhưng cây bụi thảm tươi là một thành phần cấu thành nên hệ sinh thái. Thông qua quá trình đồng hóa CO2, lớp cây bụi thảm tươi cũng tích lũy một lượng sinh khối không nhỏ song song với quá trình tích lũy sinh khối của tầng cây gỗ. Vì vậy sinh khối cây bụi thảm tươi là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của sinh khối rừng trồng. Kết quả tính toán sinh khối tươi và khô cây bụi, thảm tươi của 9OTC theo loài cây trồng.

Bảng 4.4: Cấu trúc sinh khối cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng trồng

Đơn vị: Tấn/ha

Rừng trồng OTC Sinh khối tươi

(Tấn)

Sinh khối khô (Tấn) Bạch đàn Urophyla 01 1,35 0,91 02 2,13 1,46 03 1,28 0,90 TB 1,59 1,09 Keo Lai 01 5,00 1,79 02 5,60 2,01 03 5,25 1,86 TB 5,28 1,89 Keo tai tượng 01 6,10 2,19 02 6,75 2,42 03 7,90 2,84

* Sinh khối tươi

Mức độ biến động của sinh khối cây bụi thảm tươi rất lớn, nó phụ thuộc vào đặc điểm đất đai; thành phần loài cây bụi, thảm tươi; tuổi lâm phần; độ tàn che của tầng cây cao và các mức độ tác động vào rừng,... Cụ thể là:

+ Sinh khối cây bụi thảm tươi dưới tán rừng Bạch đàn là dao động từ 1,28 - 2,13tấn/ha và trung bình là 1,89tấn/ha. Theo các tài liệu đã nghiên cứu trước đây về cây bụi thảm tươi dưới tán rừng Bạch đàn cũng như thực tế nghiên cứu ta thấy mật độ cây bụi thảm tươi ở đây tương đối ít.

+ Sinh khối cây bụi thảm tươi dưới tán rừng Keo lai dao động từ 5,00 - 5,60tấn/ha và trung bình là 5,28tấn/ha.

+ Sinh khối cây bụi thảm tươi dưới tán rừng Keo tai tượng dao động từ 6,10 - 7,90tấn/ha và trung bình là 6,92tấn/ha.

* Sinh khối khô

Cũng giống như ở tầng cây cao, sinh khối của cây chủ yếu tập trung ở thân nhưng do cây bụi thảm tươi chủ yếu là những cây thấp, lá nhiều, thân nhỏ nên mặc dù có khối lượng lớn nhưng sinh khối lại thấp. Giữa 3 lâm phần không có sự giao động lớn

+ Sinh khối cây bụi thảm tươi dưới tán rừng Bạch đàn là dao động từ 0,90 - 1,46tấn/ha và trung bình là 1,09tấn/ha.

+ Sinh khối cây bụi thảm tươi dưới tán rừng Keo lai dao động từ 1,79 - 2,01tấn/ha và trung bình là 1,89tấn/ha.

+ Sinh khối cây bụi thảm tươi dưới tán rừng Keo tai tượng dao động từ 2,19 - 2,84tấn/ha và trung bình là 2,48tấn/ha.

4.2.2. Cấu trúc sinh khối vật rơi rụng

Vật rơi rụng được hiểu là lượng cành, lá khô, hoa quả, thân cây chết hàng năm rơi rụng xuống đất rừng, trong đó thành phần chủ yếu là cành và lá. Đây là lượng vật chất đã mất đi của cây rừng trong quá trình sinh trưởng, phát triển và đào thải của tự nhiên. Vì vậy, sinh khối nằm trong vật rơi rụng dưới tán rừng cũng là một bộ phận cấu thành sinh khối toàn bộ lâm phần. Kết quả tính toán sinh khối tươi và khô vật rơi rụng được cho ở bảng 4.6:

Bảng 4.5: Cấu trúc sinh khối vật rơi rụng

Đơn vị: tấn/ha

Rừng trồng OTC Sinh khối tươi

(Tấn)

Sinh khối khô (Tấn) Bạch đàn Urophyla 01 1,43 1,10 02 1,75 1,38 03 1,45 1,07 TB 1,54 1,18 Keo Lai 01 2,75 1,63 02 2,60 1,55 03 2,70 1,67 TB 2,68 1,62

Keo tai tượng

01 3,50 2,04

02 3,95 2,32

03 4,00 2,59

Nhận xét và thảo luận:

- Về sinh khối tươi vật rơi rụng

Theo bảng trên ta thấy lượng vật rơi rụng ở các tầng cây cao khác nhau là khác nhau. Trong đó ở rừng trồng Bạch đàn Urophylla là thấp hơn cả, vì Bạch đàn là loài cây có lá nhỏ, cành nhánh ít trong khi đó Keo lai và Keo tai tượng đều là loài cây có lá lớn. Hơn nữa ta cũng thấy là ở rừng trồng Bạch đàn thì thành phần cây bụi thảm tươi cũng ít hơn ở rừng Keo, do đó mà khả năng giữ lại cành khô lá rụng cũng kém hơn. Sinh khối tươi trung bình của vật rơi rụng tại rừng Bạch đàn là 1,54tấn/ha, của rừng Keo lai là 2,68tấn/ha, của rừng Keo tai tượng là 3,82tấn/ha.

- Về sinh khối khô vật rơi rụng

Tỷ lệ sinh khối khô vật rơi rụng dao động khá mạnh vì nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như bản chất vật rơi rụng, độ ẩm vật rơi rụng, nếu vật rơi rụng đã có từ lâu và độ ẩm thấp thì tỷ lệ sinh khối khô sẽ lớn và ngược lại, nếu vật rơi rụng nhiều nước, còn tươi thì tỷ lệ sinh khối khô/tươi sẽ giảm đi nhiều. Do đó mà ta không thể dựa vào lượng sinh khối khô của vật rơi rụng để xác định một quy luật nào đó.

Lượng sinh khối khô vật rơi rụng trung bình dưới tán rừng Bạch đàn là 1,18tấn/ha, rừng Keo lai là 1,62tấn/ha và rừng Keo tai tượng là 2,31tấn/ha.

4.3. Nghiên cứu tổng sinh khối toàn lâm phần

4.3.1. Nghiên cứu tổng sinh khối tươi toàn lâm phần

Sau khi nghiên cứu sinh khối tươi cây cá lẻ, sinh khối vật rơi rụng và sinh khối cây bụi thảm tươi ở cá mục 4.1, 4.2, 4.3 ta có sinh khối tươi toàn lâm phần ở bảng 4.7 như sau:

Bảng 4.6: Tổng sinh khối tươi toàn lâm phần theo loài

Đơn vị: Tấn/ha

Loài cây N

(cây/ha)

Tổng sinh khối tươi toàn lâm phần

Tầng cây gỗ Vật rơi rụng Cây bụi thảm

tươi Tổng Tấn % Tấn % Tấn % Tấn Bạch đàn Urophylla 1917 136,49 98,00 1,43 1,03 1,35 0,97 139,27 1883 136,14 97,23 1,75 1,25 2,13 1,52 140,02 1967 165,23 98,37 1,45 0,86 1,28 0,76 167,96 TB 1922 145,95 97,90 1,54 1,03 1,58 1,06 149,08 Keo lai 1933 109,52 93,39 2,75 2,35 5,00 4,26 117,27 1900 118,66 93,54 2,60 2,05 5,60 4,41 126,86 1867 126,41 94,08 2,70 2,01 5,25 3,91 134,36 TB 1900 118,13 93,63 2,68 2,12 5,28 4,19 126,16 Keo tai tượng 1950 79,25 89,20 3,50 3,94 6,10 6,87 88,85 1900 91,28 89,51 3,95 3,87 6,75 6,62 101,98 1833 92,88 88,64 4,00 3,82 7,90 7,54 104,78 TB 1894 87,80 89,10 3,82 3,88 6,92 7,02 98,54 Nhận xét:

Sinh khối tươi tầng cây gỗ là tổng sinh khối của toàn bộ các cây cá lẻ có trong lâm phần, do đó nó phụ thuộc rất lớn vào mật độ lâm phần và sinh

gỗ của Bạch đàn là lớn nhất 145,95tấn/ha, ít nhất là Keo tai tượng 87,80tấn/ha; ở sinh khối vật rơi rụng thì sinh khối lớn nhất là Keo tai tượng 3,82tấn/ha, ít nhất là Bạch đàn 1,54tấn/ha; sinh khối cây bụi thảm tươi lớn nhất là Keo tai tượng 6,92tấn/ha, ít nhất là Bạch đàn 1,58tấn/ha.

Theo như bảng 4.6 ta thấy trong tổng sinh khối tươi toàn lâm phần thì sinh khối tầng cây cao là thành phần chính chúng dao động trong khoảng 88,64% - 98,37%, sau đó là sinh khối cây bụi thảm tươi chúng dao động trong khoảng 0,76% – 7,54%, cuối cùng là sinh khối vật rơi rụng là 0,86% - 3,88%. Trong đó sinh khối tươi tầng cây cao của Bạch đàn là lớn nhất 97,90% sau đó là Keo lai 93,63% và cuối cùng là keo tai tượng 89,10%. Ngược lại với sinh khối tầng cây cao là sinh khối vật rơi rụng và cây bụi thảm tươi. Sinh khối vật rơi rụng của Bạch đàn là 1,03%, Keo lai là 2,12% và Keo tai tượng là 3,88%. Sinh khối cây bụi thảm tươi của Bạch đàn là 1,06%, Keo lai là 4,19% và Keo tai tượng là 7,02%.

Ta có thể thấy rõ sự khác nhau giữa các phần sinh khối này thông qua hình 4.13:

cây cao, 98% CBT T 1% VRR, 1% 1 2 3 Bạch đàn CBT T 4% VRR 2% Cây cao, 94% 1 2 3 Keo lai CBTT 7% VRR 4% cây cao 89% 1 2 3

Keo tai tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tích lũy carbon của một số loại rừng trồng tại hương sơn hà tĩnh (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)