Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC NĂNG LƯỢNG GIÓ TRÊN
4.4.1. giải pháp về thị trường
Rào cản lớn nhất hiện nay đối với điện gió ở Việt Nam đó là giá thành điện gió còn cao do vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn, dẫn tới giá bán điện gió cũng cao. Vì vậy, hiện nay điện gió chưa cạnh tranh về mặt kinh tế được với các ngành điện khác như thủy điện, nhiệt điện nên chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư.
Theo tính toán của Viện Năng lượng (Bộ Công thương) nếu sử dụng công nghệ từ các nước Mỹ và châu Âu, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn IEC (Hội đồng kỹ thuật điện quốc tế) về điện gió thì suất đầu tư của dự án điện gió là 2.250 USD/kW, giá điện bình quân quy dẫn là khoảng 10,68 UScents/kWh. Còn nếu sử dụng công nghệ đến từ Trung Quốc thì suất đầu tư sẽ là 1.700 USD/kW, giá bán điện cũng là 8,6 UScents/kWh. Tuy nhiên, hiện nay giá mua điện gió là khá thấp 1.614 đồng/kWh (tương đương khoảng 7,8 Usents/kWh) theo Quyết định số 37/2011/QĐTTg- về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió ở Việt Nam, cao hơn 310 đồng/kWh so với mức giá điện bình quân
hiện nay là 1.304 đồng/kWh, được xem là chưa hấp dẫn các nhà đầu tư điện gió trong và ngoài nước.
Để phát triển điện gió, tạo điều kiện cho điện gió cạnh tranh được với những nguồn điện khác như thủy điện, nhiệt điện thì cần phải hạch toán đầy đủ các chi phí để đưa vào giá thành của các nguồn điện này.
Giá thành thủy điện hiện nay còn rẻ vì chưa tính đến tiền đất chiếm dụng lòng hồ, tiền phá rừng để làm hồ chứa, chi phí phát sinh về xã hội do phải tái định cư…Còn giá thành của nhiệt điện cũng thấp hơn điện gió do chưa tính đến các chi phí do ô nhiễm môi trường (phát thải khí thải độc hại như CO2, SO2, NOx…), chi phí về y tế và chăm sóc sức khỏe do ô nhiễm.
Khi tính toán đầy đủ cả các chi phí trên thì giá thành của thủy điện và nhiệt điện sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho điện gió có thể cạnh tranh về giá đối với các nguồn điện này.
4.4.2. Giai pháp về công nghệ
Tương tự như công nghệ điện gió trên đất liền, tua-bin gió ngoài khơi cũng có các loại sau:
- Tua-bin gió trục đứng:
Một hạn chế của tua-bin gió trục đứng là không đưa được lên cao nên không đón được gió lớn. Tuy nhiên, khi ra khơi thì sự khác biệt giữa tốc độ gió trên cao và phía dưới gần mặt biển không lớn như ở đất liền do vậy loại trục đứng phát huy được hiệu quả.
- Tua-bin gió trục ngang:
Tua-bin gió trục ngang là loại phổ biến hiện nay không chỉ trên đất liền mà cả trên biển. Ở ngoài biển thường dùng tua-bin ngang và đóng cọc xuống đáy biển . Có nhiều hãng khác nhau của châu Âu và Mỹ đang sản xuất loại tua-bin này với công suất khác nhau, từ vài trăm kW đến 7,5MW.
Hình 1.16: Cấu tạo tua bin gió.
Đối với vùng biển, cho đến nay vẫn thường sử dụng loại tua-bin gió trục ngang và đóng cọc thẳng xuống đáy biển. Phương pháp này áp dụng phù hợp với những vùng biển nông, có độ sâu không quá 30m. Theo các nghiên cứu cho thấy với độ sâu dưới 30m có thể sử dụng loại đế đơn, từ 30 - 60m là vùng chuyển tiếp có thể sử dụng cả 2 loại là đế chôn cố định (loại 3 chân hoặc chân chùm) và đế nổi, ngoài 60m chỉ có thể
giống như trên đất liền. Còn các nhà máy điện gió được lắp đặt trên đảo thì có công nghệ tua-bin gió giống như trên đất liền (ví dụ như nhà máy phong điện Phú Quý). Các loại tua-bin gió trên biển hiện nay thể hiện qua hình sau:
Hình 1.17: Tuốc bin gió ngang và đứng
Như vậy, việc phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam có thể tiến hành qua 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Phát triển điện gió trên các vùng biển nông gần bờ, có độ sâu không quá 30m với công nghệ gần tương tự như trên đất liền giống như ở Nhà máy điện gió Bạc Liêu. Đó là sử dụng tua-bin trục ngang với độ cao tháp từ 80m đến 100m có đế đặt trực tiếp trên đáy biển, công suất từ 1,5 đến 5MW. Hai khu vực có thể phát triển các trang trại gió ngoài khơi tại các vùng biển nông gần bờ là vùng biển ven bờ Quảng Ninh, Hải Phòng và vùng biển ven bờ thuộc khu vực Nam Bộ, từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau.
- Giai đoạn 2: Phát triển điện gió trên các vùng biển có độ sâu 30 - 60m với kỹ thuật hỗn hợp cả tua-bin trục ngang và trục đứng. Với tua-bin trục ngang có đế đặt trực tiếp trên đáy biển hoặc đế nổi với neo chùm hoặc đặt trên các phao nổi dạng dàn khoan dầu khí với công suất tua-bin lớn hơn 5MW, tháp cao trên 100m. Khu vực phát triển trong giai đoạn này cũng tập trung chính ở vùng biển gần bờ thuộc khu vực phía bắc vịnh Bắc Bộ và Nam Bộ.
- Giai đoạn 3: Phát triển điện gió trên các vùng biển sâu hơn 60m, gần bờ chủ yếu thuộc vùng biển khu vực Bắc Trung Bộ từ Nghệ An đến Quảng Bình và Nam Trung Bộ từ Bình Định đến Bình Thuận. Kỹ thuật sử dụng cả 2 loại tua-bin trục ngang và trục đứng nhưng chỉ một loại đế nổi theo dạng neo chùm hoặc phao neo. Công suất tua-bin có thể đạt trên 7,5MW, độ cao tháp đôi với tua-bin trục ngang có thể lên đến trên 100m.