Phương pháp tính toán tốc độ gió ở các độ cao khác nhau

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG GIÓ TẠI VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM. (Trang 28 - 29)

Để đánh giá tiềm năng năng lượng gió tại một độ cao nào đó của khu vực, cần phải biết giá trị tốc độ gió ở độ cao đó. Song, trong thực tế, trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng, số trạm quan trắc cao không (có thể quan trắc được gió trên các độ cao) rất ít. Do đó, những nơi không có thiết bị quan trắc gió trên cao, phải xác định gió cho các độ cao một cách gián tiếp dựa vào tốc độ gió mặt đất quan trắc được từ các trạm khí tượng bằng một hàm phân bố gió theo độ cao.

Quy luật loga nhằm mô phỏng sự biến đổi theo chiều thẳng đứng của tốc độ gió ngang trong lớp biên, chủ yếu là lớp bề mặt (từ mặt đất đến độ cao khoảng 100m). Ở những lớp cao thuộc khí quyển tự do thì phân bố gió lại tuân theo luật gió địa chuyển. Nếu biết tốc độ gió V1 ở độ cao z1 có thể tính được tốc độ gió Vz ở độ cao zz theo công thức sau:

V z V1=

ln(ZoZz)

ln(ZZo1)

Trong đó, Vz là tốc độ gió ở độ cao cần tính zz , V1 là tốc độ gió quan trắc mặt đất, z0 là độ gồ ghề của mặt đệm, mức z1 là độ cao của máy đo gió mặt đất (z1 = 10 mét). Do độ cao cần tính thường lớn hơn độ cao đo gió mặt đất (zz > z1) nên Vz > V1 hay tốc độ gió tăng theo độ cao của địa hình. Ngoài ra, mức độ tăng lên của tốc độ gió theo độ cao phụ thuộc vào độ gồ ghề của mặt đệm (z0). Khi độ gồ ghề của mặt đệm càng lớn thì tốc độ gió ở độ cao cần tính (Vz) càng tăng nhanh.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG GIÓ TẠI VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM. (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)