0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Đánh giá tiềm năng năng lượng gió theo tốc độ gió

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG GIÓ TẠI VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM. (Trang 32 -33 )

Để đánh giá tiềm năng năng lượng gió nhằm phục vụ cho việc khai thác điện gió ở một khu vực nào đó, trước hết phải đánh giá được tiềm năng năng lượng gió lý thuyết trong khu vực đó. Tiếp đó, phải đánh giá được dải tốc độ gió tối ưu phù hợp với từng loại động cơ gió (tua-bin gió), xác định được những vị trí có khả năng khai thác đảm bảo thu được sản lượng điện tối ưu.

Ngoài ra, để đảm bảo khả năng khai thác năng lượng gió, cần tính đến các điều kiện địa lý, địa hình, các điều kiện tự nhiên, xã hội có liên quan đến việc lắp đặt các tua-bin gió cũng như khả năng hòa vào lưới điện quốc gia...

Bởi vậy khả năng khai thác năng lượng gió (tiềm năng kỹ thuật) phụ thuộc vào hai yếu tố: tiềm năng năng lượng gió lý thuyết của địa điểm và khả năng khai thác của thiết bị.

Do báo cáo này là bước đầu nghiên cứu về nguồn năng lượng gió, cùng với lượng thời gian có hạn nên người làm báo cáo chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá tiềm năng lý thuyết của năng lượng gió tại vùng biển ven bờ nước ta, do đó sẽ không đi sâu tìm hiểu đánh giá về tiềm năng kỹ thuật của năng lượng gió. Từ độ lớn và sự phân bố của tốc độ gió và hệ số mẫu năng lượng có thể đánh giá được tiềm năng năng lượng gió và sự phân bố của nó trong khu vực nghiên cứu.

Trong hai nhân tố quyết định giá trị của năng lượng là tốc độ gió trung bình và hệ số mẫu năng lượng thì tốc độ gió trung bình vẫn giữ vai trò chủ yếu. Do đó, sự phân bố tiềm năng năng lượng gió ở vùng biển ven bờ và hải đảo về cơ bản tương tự với phân bố của tốc độ gió trung bình. Để đánh giá tiềm năng năng lượng gió theo tốc độ gió trung bình năm, người làm báo cáo đã lựa chọn tốc độ gió tại độ cao 10m (tầng cơ bản) và độ cao 100m (tầng lắp đặt tua-bin gió).

Tiềm năng năng lượng gió trên biển thực tế sẽ cao hơn tiềm năng được tính toán trong Luận văn này dựa trên các số liệu về tốc độ gió đo đạc trên đất liền. Bởi vì do số liệu gió thu thập phần lớn từ các trạm khí tượng đặt ở trong đất liền, địa hình bị che chắn nên nếu so với khu vực ngoài khơi mặt nước không có các vật cản thì tốc độ

gió trên biển sẽ lớn hơn so với trên đất liền. Cụ thể như Dự án điện gió Bạc Liêu theo số liệu đo đạc và quan trắc từ vệ tinh từ năm 2000 – 2009 [32, 33] cho thấy tốc độ gió trung bình năm đạt tới 8,19m/s ở độ cao 100m tại khu vực dự án. Trong khi đó theo kết quả tính toán tốc độ gió trung bình năm ở độ cao 100m cho trạm Bạc Liêu chỉ đạt 5,1m/s. Như vậy, so với trong đất liền, tốc độ gió ngoài biển tăng lên rất nhiều.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG GIÓ TẠI VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM. (Trang 32 -33 )

×