Xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu Tiểu luận Thủy nông cải tạo đất ppt (Trang 37 - 38)

- Tập trung xử lý nước thải sinh hoạt tại thành phố HCM và các thành phố đô thị lớn; nước thải công nghiệp tại các tỉnh trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam như Bình Dương, TP.HCM, Đồng Nai, bà Rịa – Vũng Tàu.

- Kiểm soát chặt chẽ các khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng trong lưu vực:

+ Sông Đồng Nai: khu vực cầu La Ngà

+ Sông Sài Gòn: từ cầu Phú Cường đến khu vực Tân Thuận + Sông Thị Vải

+ Rạch Tây Ninh, trong thị xã Tây Ninh

+ Các sông, kênh rạch trong nội thành TP.HCM

- Ngoài ra, trên sông Đồng Nai cần kiểm soát chặt chẽ khu vực từ cầu Hóa An đến Đồng Nai, trên đoạn này có 3 nhà máy nước lớn.

- Tạm thời không cho phép đầu tư thêm 5 loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo ý kiến của thủ tướng chính phủ gồm: chế biến tinh bột sắn, chế biến mủ cao su, sản xuất hóa chất cơ bản (có phát sinh nước thải công nghiệp), nhuộm, thuộc da. Đồng thời hạn chế cấp phép đầu tư 5 loại hình công nghiệp khác có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao gồm: công nghiệp xi mạ, chế biến thủy sản, sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật, sản xuất phân bón (có phát sinh nước thải công nghiệp) và sản xuất bột giấy trên lưu vực sông Thị Vải.

- Nhanh chóng thúc đẩy việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai đã trình.

III. Kết luận

Ô nhiễm nước trên lưu vực sông Đồng Nai nói riêng và hệ thống sông ngòi nói chung của nước ta đang diễn ra ngày càng trầm trọng hơn, phức tạp hơn và nguy hiểm hơn.

Theo tài liệu của Hội Tài nguyên nước Việt Nam cho thấy năm 2005, lưu lượng nước trên lưu vực sông Đồng Nai chỉ cung cấp được khoảng 2.486m3 nước/người/năm (theo tiêu chuẩn quốc tế, nếu một người

dân chỉ được sử dụng dưới 4.000m3/người/năm là đã thiếu nước sạch trầm trọng), năm 2010 giảm xuống còn trên 2.000m3/người/năm và tới năm 2020 chỉ còn khoảng 1.770m3/người/năm. Tình hình thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng gay gắt. Điều này đặc biệt đe dọa nghiêm trọng tới nói riêng và cả nước nói chung.

Việc bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai là một nhiệm vụ quan trọng cần được thực hiện ngay và cần một thời gian dài, liên tục để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cần gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ tài nguyên nước nói riêng. Cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp, cộng đồng người dân về mọi mặt. Và các giải pháp cần được thực hiện đồng thời, đồng bộ từ các cấp và các địa phương trong lưu vực để thu được hiệu quả bảo vệ môi trường nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai./.

IV. Tài liệu tham khảo

Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2006_ lưu vực sông.

http://www.baomoi.com/He-thong-song-Dong-Nai-keu- cuu/45/5964565.epi http://ashui.com/mag/index.php/tintuc-sukien/vietnam/82- vietnam/2513-ha-luu-he-thong-song-dong-nai-o-nhiem-nang.html ttp://congnghiepmoitruongcie.wordpress.com/2011/03/31/bao-dộng-o- nhiễm-song-dồng-nai-2010/

Một phần của tài liệu Tiểu luận Thủy nông cải tạo đất ppt (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w