Thành tựu, tồn tại 2.Thành tựu

Một phần của tài liệu Tiểu luận Thủy nông cải tạo đất ppt (Trang 33 - 37)

6.2. Thành tựu

Kể từ khi thực hiện các biện pháp đến nay, đã có 3 khu công nghiệp đầu tư hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải tập trung Mỹ Xuân A và Mỹ xuân A2; Khu công nghiệp Phú Mỹ 1 cũng đang được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và dự kiến sẽ vận hành thử nghiệm trong tháng 8 này. Còn lại ba khu công nghiệp là Phú Mỹ 2, Cái Mép và Mỹ Xuân B1 đang hoàn tất thủ tục chuẩn bị đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung và dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2011.

Không chỉ vậy, đến nay, 14/14 khu công nghiệp- khu chế xuất của TP.HCM đã vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Cũng để chủ động trong công tác phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm, thành phố đã hoàn thiện hệ thống

kiểm tra chất lượng nước tại hệ thống sông, kênh rạch nội thành; thống kê dữ liệu các nguồn ô nhiễm nước thải công nghiệp trên địa bàn các quận huyện 4, 7, 9, 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè… và các điểm xả trực tiếp ra kênh rạch.

Việc thống kê này cho phép xác định sơ bộ mức độ ô nhiễm nước thải do các hoạt động sản xuất trong khu vực, đồng thời tính toán tải lượng ô nhiễm của các chất thải từ kênh rạch đổ vào hệ thống sông.

TP.HCM đã và đang triển khai nhiều giải pháp giảm thiểu chất thải cho kênh rạch. Cụ thể như quy định khu dân cư mới phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải (TP sẽ đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung ở những khu dân cư cũ). Đến nay, đã có 2 dự án cải thiện chất lượng nước kênh rạch là nhà máy xử lý kênh Nước Đen và nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng đi vào hoạt động với công suất gần 200.000 m³/ngày. Các dự án khác đang triển khai là nhà máy xử lý nước thải cho 3 lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hóa – Lò Gốm và Tham Lương – Bến Cát.

6.3. Tồn tại

Giải pháp ngăn chặn còn chậm

Sông Đồng Nai đoạn qua TP.Biên Hòa bị ô nhiễm nặng thường xuyên được cảnh báo, nhưng mức độ ô nhiễm vẫn chưa được cải thiện. Việc ngăn chặn và khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông vẫn còn rất chậm. Hiện mới dừng lại ở việc tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp, cơ sở có nguồn nước thải trực tiếp ra sông, suối, nếu phát hiện nguồn nước thải gây ô nhiễm thì phạt hành chính và

cho thời gian khắc phục. Do đó, có không ít doanh nghiệp bị phạt 3 - 4 lần vẫn chưa khắc phục được tình trạng ô nhiễm.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp có hệ thống ống ngầm sâu dưới đất để xả nước thải trực tiếp ra sông, nên rất khó phát hiện. Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, kiêm Chủ tịch Ủy ban hệ thống sông Đồng Nai nhấn mạnh: chính việc xử lý chưa nghiêm, hay còn ở mức nhẹ, nên nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình vi phạm.

Ở quận Tân Bình và Bình Tân, vẫn tồn tại nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang hoạt động trong lĩnh vực dễ gây ô nhiễm nhưng chưa đầu tư hệ thống xử lý chất thải. Chính quyền địa phương nhiều lần kiểm tra, xử phạt nhưng các đơn vị trên vẫn không khắc phục. Nguyên nhân do phần lớn các cơ sở này có hoạt động quy mô gia đình, tận dụng nhà làm nơi sản xuất nên rất khó xử lý triệt để vấn đề phát sinh ô nhiễm.

Tại nhiều khu chế xuất-khu công nghiệp, tình trạng các doanh nghiệp chưa thực hiện đấu nối hệ thống xử lý nước thải cục bộ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn khá phổ biến. Do vậy, vẫn còn lượng lớn nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường.

Công tác quản lý còn nhiều bất cập

Lưu vực sông Đồng Nai là một lưu vực lớn, đi qua nhiều địa phương như Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM… Tuy nhiên, giữa các địa phương này chưa có sự phối hợp với nhau trong việc giải quyết, bảo vệ môi trường. Trong khi đó, ngành chức năng lại không có một chính sách thích hợp để gắn kết các địa phương này lại, buộc họ có những quan tâm thích đáng đến vấn đề bảo vệ môi trường chung.

Điều đáng nói là trong thời gian qua, công tác quản lý các lưu vực sông còn nhiều bất cập vì khó phân định trách nhiệm, thẩm quyền rõ ràng giữa các Bộ, ngành. Hiện vẫn chưa có một cơ chế rõ ràng cho việc huy động nguồn lực từ các tổ chức tư nhân, phi chính phủ, các tổ chức quốc tế, cộng đồng tham gia vào việc phát triển và bảo vệ tài nguyên nước.

Kiểm soát nguồn thải: mỗi tỉnh một kiểu

Việc đưa ra các giải pháp thích hợp, đồng bộ để duy trì và cải thiện chất lượng nước là điều hết sức cần thiết. Thế nhưng việc khắc phục tình trạng này vẫn đang triển khai rất chậm tại nhiều tỉnh thành.

Ông Bùi Văn Danh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết cơ chế đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng của tỉnh còn hạn chế. Ngoài ra, nguồn nhân lực có chuyên môn về môi trường cũng là một bài toán khó khăn đối với tỉnh Bình Phước. Hiện tỉnh đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các công ty chế biến cao su, nhưng vấn đề mùi hôi thì chưa xử lý được. Do đó, cần có sự hỗ trợ về kinh phí và nguồn nhân lực thì mới có khả năng đáp ứng được những nhu cầu hiện nay.

Cứu sông Đồng Nai, phải hy sinh một phần kinh tế

Tình trạng các doanh nghiệp dùng rất nhiều mánh khóe, thủ đoạn để thoát được sự kiểm tra của thanh tra ngày càng phổ biến. Việc kiểm tra xử phạt do vậy mà còn gặp nhiều hạn chế. Nhằm buộc các doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường, các tỉnh thành phải chịu hy sinh một phần lợi ích kinh tế. Trường hợp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một ví dụ. Để giải quyết triệt để xây dựng được 50% nhà máy xử lý nước thải tỉnh phải bỏ ra kinh phí là 25 tỷ đồng. Đây cũng là một bài toán khó đối với nhiều địa phương.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Thủy nông cải tạo đất ppt (Trang 33 - 37)