Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật nhân giống loài cây mạy chả (pseudosasa amabilis) tại huyện điện biên tỉnh điện biên​ (Trang 40 - 42)

3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội

3.1.2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội

3.1.2.1. Điều ki n dân sinh – kinh t

Huyện Điện Biên là địa bàn cƣ trú của 8 dân tộc nhƣ: Thái (52,83%), Kinh (27,04%), H’Mông (9,97%), Khơ Mú (5,59%), Lào (2,85%), còn lại là các dân tộc khác Theo số liệu thống kê năm 2012, tổng dân số huyện Điện Biên là 111.405 ngƣời, chiếm 21,45% tổng số dân của tỉnh Điện Biên với

tổng số hộ là 25.549 hộ. Tỷ lệ tăngdân số tự nhiên của huyện năm 2012 là 1,18% thấp hơn nhiều so với mức trung bình của toàn tỉnh (tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh là 1,74%).

Dân số phân bố không đồng đều trên địa bàn huyện. Tại các xã vùng lòng chảo, điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, thu hút dân cƣ đến sinh sống và phát triển sản xuất, do đó, mức độ tập trung dân cƣ đông hơn, xã Noong Hẹt có mật độ dân số cao nhất cả huyện là 786 ngƣời/km2

.

Tại các xã vùng ngoài, địa hình núi cao, hiểm trở, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, xa các trung tâm buôn bán nên dân cƣ thƣa thớt, xã Mƣờng Lói có mật độ dân số thấp nhất 12 ngƣời/km2 . Năm 2012, tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động của huyện là 65.616 ngƣời, chiếm 59,6% dân số. Trong đó, số ngƣời trong độ tuổi có khả năng lao động hiện đang làm việc trong các ngành kinh tế là 62.991 ngƣời (chiếm 96% tổng số lao động trong độ tuổi), bao gồm: 53.542 lao động làm việc trong ngành nông nghiệp là (chiếm 85%), 6.299 lao động làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng (chiếm 10%) và 3.150 lao động trong ngành dịch vụ (chiếm 5%)(2). Nhìn chung, lao động vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trình độ lao động còn nhiều hạn chế, khối lƣợng công việc phụ thuộc vào mùa vụ dẫn đến hiệu quả lao động chƣa cao.

Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2012 của huyện là 12,8 triệu đồng/ngƣời/năm, cao gấp hơn 2 lần so với thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2008 (5,6 triệu đồng/ngƣời/năm) và cao hơn so với thu nhập trung bình chung của toàn tỉnh (11,2 triệu đồng/ngƣời/năm). Tuy nhiên, tổng số hộ nghèo là 6.438 hộ, chiếm 25,2% tổng số hộ; số hộ cận nghèo là 2.365 hộ, chiếm 9,26%

3.1.2.2. Giao thông – vận tải.

* Giao thông: Các tuyến giao thông chủ yếu của huyện bao gồm:

đƣờng cấp VI miền núi. Đây là tuyến nằm trên đƣờng xuyên Á nối sang Lào tại cửa khẩu quốc tế Tây Trang, nối thông với các tuyến đƣờng tỉnh 139, 141...

- Tuyến Quốc lộ 12: Đoạn đi qua huyện có chiều dài 29 km, đƣờng cấp VI miền núi

- Đƣờng tỉnh lộ 139 và 141 có chiều dài đi qua huyện 24 km, đƣờng cấp IV miền núi.

- Tuyến đƣờng vành đai biên giới phía Nam đoạn Pom Lót - Núa Ngam - Mƣờng Nhà - Mƣờng Lói dài 68 km đang xây dựng đạt cấp V miền núi

- Hệ thống đƣờng huyện, tổng chiều dài 219,50 km, trong đó đá dăm láng nhựa dài 109,40 km, đƣờng cấp phối dài 42,10 km, đƣờng đất dài 68,00 km.

- Hệ thống đƣờng xã có tổng chiều dài 27,20 km, trong đó đƣờng láng nhựa là 19,20 km, đƣờng cấp phối dài 3,5 km.

- Hệ thống đƣờng thôn, xóm có chiều dài 452,80 km, trong đó đƣờng láng nhựa dài 8,90 km, bê tông xi măng dài 15,80 km, đƣờng cấp phối 81,50 km, đƣờng đất 346,60 km.

- Hệ thống đƣờng dân sinh trên địa bàn huyện có chiều dài 449,20 km.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật nhân giống loài cây mạy chả (pseudosasa amabilis) tại huyện điện biên tỉnh điện biên​ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)