Nhận xét và đánh giá chung điều kiện khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật nhân giống loài cây mạy chả (pseudosasa amabilis) tại huyện điện biên tỉnh điện biên​ (Trang 42)

3.2.1. Thuận lợi

Điều kiện đất đai, khí hậu của khu vực phù hợp với loài cây Mạy chả. Về kinh tế - xã hội: Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong xã, bản đang từng bƣớc đƣợc nâng cao, đây là điều kiện tốt để ngƣời dân tham gia tích cực vào hoạt động nhân giống trồng rừng, bảo vệ rừng, cũng nhƣ những hoạt động lâm nghiệp nói chung.

Mạy chả Điện Biên là loài cây cung cấp nguyên liệu cho Công ty USUI thu mua và xuất khẩu thân cây sang Nhật Bản.

3.2.2. Khó khăn

Địa hình có sự chia cắt lớn và phức tạp gây trở ngại cho việc trồng và chăm sóc rừng tại xã.

Khu vực nghiên cứu nói riêng, khu vực các tỉnh miền núi Tây Bắc nói chung có đặc thù là mùa mƣa ngắn, mùa khô hạn kéo dài, cộng thông 12 những ảnh hƣởng của gió mùa Tây Nam (gió Lào) khô và nóng ảnh hƣởng rất lớn đến nhân giống, trồng rừng và bảo vệ rừng.

Tỷ lệ tăng dân số vẫn còn cao, lực lƣợng lao động đông, nhƣng trình độ dân trí, trình độ văn hoá, chuyên môn hạn chế, thiếu vốn, thiếu các nhà quản lý và kinh doanh giỏi. Cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng, vì vậy đã ảnh hƣởng không nhỏ tới công tác khai thác và phát triển cây Mạy chả điện biên.

Nhƣ vậy, những đặc điểm về dân số, lao động và tập quán của các dân tộc trong khu vực đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phƣơng nói chung và công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng Mạy chả Điện biên nói riêng

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm hình thái cây Mạy chả

Mạy chả là loài mọc phức hợp có các chồi nách phát triển từ gốc cây mẹ thành thân ngầm phát triển lan rộng theo phƣơng nằm ngang trong đất. Chồi nách từ đốt thân ngầm phát triển thành các thân khí sinh mọc rải rác. Các chồi nách từ gốc thân khí sinh mới phát triển thành măng và tạo thành bụi dày. Đây là tập hợp đặc điểm của cả hai loại tre trúc mọc cụm và tre trúc mọc tản.

Để nghiên cứu các đặc điểm hình thái thân khí sinh, thân ngầm, lá, mo nang của Mạy tôi tiến hành điều tra cây ở các vị trí khác nhau. Quan sát bằng mắt thƣờng kết hợp đo đếm tại hiện trƣờng và tính toán các giá trị của các cây trong các OTC ở trên các vị trí địa hình khác nhau, thu đƣợc những kết quả sau:

4.1.1. Hình thái thân khí sinh

Thân khí sinh của Mạy chả chia làm nhiều đốt, lóng thân rỗng, hình trụ, thẳng, mọc thành bụi. Trên lóng có vòng mo, vòng thân. Thân khí sinh mọc thẳng đứng, ngọn hơi cong, cao 2m - 3m có khi tới 4m - 5m. Thân cây màu xanh thẫm, trong thân có các vách trắng xếp sát nhau, màu hơi vàng (đây là đặc điểm để phân biệt với các loài khác trong họ tre nứa).

Hình 4.1. Thân khí sinh cây Mạy Chả

(Ngu n. Nhóm nghiên cứu, 2017 )

Thân khí sinh chia làm nhiều lóng giới hạn bởi các đốt, trên các đốt có các mắt mầm, mặt lóng tròn, nhẵn. Thân khí sinh là thành phần quan trọng bậc nhất của cây, là thành phần chính cấu tạo nên một cá thể cây độc lập.

Kết quả điều tra đƣờng kính và chiều dài lóng ở các vị trí khác nhau đƣợc tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.1. Đƣờng kính và chiều dài lóng của thân khí sinh OTC Thân khí sinh 1 D (cm) SDl SDl % Ll(cm) SLl SLl% 1 0,53 0,27 50,67 14,55 5,86 40,30 2 0,87 0,39 45,96 17,75 6,84 38,53 3 0,43 0,24 55,50 9,63 4,23 43,95 4 1,83 0,39 21,34 37,64 4,61 12,24

Kết quả bảng 4.1 cho thấy đƣờng kính lóng trung bình (D1) cao nhất 1,83cm và thấp nhất là 0,43cm. Hệ số biến động SDl% từ 21,34 – 55,50% cho thấy có sự phân hóa khác nhau ở các vị trí khác nhau.

Về chiều dài lóng của thân khí sinh cao nhất là 37,64cm và thấp nhất là 9,63cm. Hệ số biến động SLl% từ 12,24 – 43,95% có sự phân hóa khác nhau ở vị trí khác nhau.

Kết quả so sánh các OTC (chi ti t phụ biểu 08) cho thấy (ttt<0,05) có nghĩa là sinh trƣởng về đƣờng kính lóng và chiều dài lóng ở các vị trí địa hình khác nhau có sự khác nhau rõ rệt.

Chứng tỏ điều kiện sinh thái có ảnh hƣởng đến sự thay đổi về đƣờng kính và chiều dài lóng cây Mạy chả

4.1.2. Thân ngầm

Thân ngầm sống dƣới mặt đất, chia làm nhiều đốt, các đốt có chồi và đƣợc bao bọc bởi các mo nang dạng vảy. Sự sinh trƣởng và phát triển của thân khí sinh là do

thân ngầm quyết định. Quá trình sinh trƣởng và phát triển của thân ngầm phụ thuộc vào độ xốp của đất, độ ẩm,nhiệt độ,.... Thân ngầm bò trong đất đan kết với nhau tạo

thành mạng lƣới trong đất Hình 4.2. Thân ngầm

(Ngu n. Nhóm nghiên cứu, 2017)

Kết quả điều tra đƣờng kính và chiều dài lóng ở các vị trí khác nhau đƣợc tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.2. Đƣờng kính và chiều dài lóng thân ngầm OTC Thân ngầm 1 D cm SDl SDl% L1 cm SLl SLl% 1 0,70 0,17 24,10 2,85 0,38 13,45 2 0,79 0,19 23,45 4,03 0,65 16,20 3 0,60 0,15 24,46 0,31 0,05 16,94 4 0,92 0,13 14,58 3,33 0,39 11,85

Kết quả bảng 4.2 cho thấy đƣờng kính lóng trung bình của thân ngầm thấp nhất là 0,60cm cao nhất 0,92cm. Hệ số biến động SDl% từ 14,58 – 24,66% có sự phân hóa trung bình.

Về chiều dài lóng trung bình của thân ngầm thấp nhất là 0,31cm và cao nhất là 4,03cm. Hệ số biến động SLl% từ 11,85 – 16,94% có sự phân hóa thấp. Kết quả so sánh các OTC (chi ti t phụ biểu 09) cho thấy đƣờng kính lóng (ttt >0,05) có nghĩa là sinh trƣởng về đƣờng kính lóng ở các vị trí địa hình khác nhau không có sự khác nhau rõ rệt. Còn kết quả chiều dài lóng các OTC (ttt <0,05) có sự sai khác về chiều dài lóng ở các vị trí khác nhau.

Chứng tỏ vị trí địa hình khác nhau sẽ làm ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển về chiều dài của thân ngầm loài cây Mạy chả.

4.1.3. Hình thái lá

Mặt dƣới lá có lông mịn, mềm, phiến lá dài, gốc nhọn, 7 – 8 đôi gân lá. Bẹ lá màu vàng xanh. Cuống lá có lông ở mặt trên, hơi lƣợn sóng, có lông thƣa cứng (Hình 4.3). Kết quả điều tra hình thái lá đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.3. Hình thái lá OTC D cm SD SD% RLcm SRl SR% 1 11,02 4,41 40,00 1,55 0,62 40,05 2 11,75 5,75 48,95 1,74 0,82 47,22 3 10,22 3,99 39,07 1,42 0,50 35,55 4 14,92 6,13 41,08 2,12 0,80 37,94

Kết quả bảng 4.3 cho thấy: Chiều dài trung bình của lá lớn nhất là 14,92cm và thấp nhất là 10,22cm. với hệ số biến động từ 39,07% - 48,95%. Về chiều rộng trung bình của lá có sự chênh lệch ở các OTC lớn nhất là 2,12cm nhỏ nhất là 1,42cm, hệ số biến động từ 35,55% - 47,22%.

Kết quả so sánh giữa các OTC (chi ti t phụ biểu 10) cho thấy (ttt <0,05) nghĩa là chiều dài và chiều rộng lá ở các vị trí khác nhau có sai khác. Nghĩa là vị trí địa hình làm ảnh hƣởng đến hình thái lá của cây Mạy chả.

Hình 4.3. Lá cây Mạy chả

4.1.4. Mo nang

Mặt ngoài phủ lớp lông mịn, đoạn dƣới của bẹ mo mềm và cứng đoạn trên, mo có mầu trắng, hai mép có lông trắng.

Kết quả điều tra đƣợc tổng

hợp bảng sau: Hình 4.4. Mo nang

(Ngu n. Nhóm nghiên cứu, 2017)

Bảng 4.4. Mo nang OTC Tổng số mo

(mo) Dài TB(cm) Rộng TB(cm) Mũi TB(cm)

1 30 25,0 5,6 7,5

2 30 12,5 5,5 6,5

3 30 16,4 7,7 3,0

4 30 7,0 1,4 1,0

Kết quả điều tra 120 mo cây Mạy chả cho thấy chiều dài của mo nang trung bình cao nhất là 25,0cm và ngắn nhất là 7,0cm, chiều rộng trung bình cao nhất là 7,7cm và nhỏ nhất là 1,4cm, mũi mo dài trung bình cao nhất là 7,5cm và ngắn nhất là 1,0cm.

Theo thông tin từ trang http://www.midatlanticbamboo.com/ Mạy chả thân ngầm có chiều dài đạt tới 50cm, đƣờng kính lớn nhất tới 2,5cm. Đƣợc mô tả là cây lâu năm. Thân ngầm dài, phân tán, có vảy, thân khí sinh dài 600 – 1300 cm, đƣờng kính 30mm–57 mm. Lóng thân dài 24cm – 48cm. Bẹ mo hình ngọn giáo, dài 9cm –18cm; rộng 8mm – 20mm. Lá hình ngọn giáo, dài 15cm–35cm, rộng 15mm – 35 mm. (http://www.kew.org/data/grasses- db/www/imp08701.htm).

Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005)[15], Tre trúc Việt Nam (http://kiemlamangiang.gov.vn/index.php?page=front&tuychon=chitietloai&id=2 275) [55], Mạy chả là loài tre mọc tản, thân cây cao 2m – 3 m, có khi tới 4m – 5m,

thẳng đứng, đƣờng kính thân 2cm – 2,5cm, vách thân dày 0,8cm, lóng dài 26cm – 35cm. Bẹ mo đoạn dƣới thân có đáy dƣới rộng 8cm – 21cm, đáy trên rộng 0,8cm – 1cm; bẹ mo đoạn thân trên có đáy dƣới rộng 9cm – 26cm và đáy trên rộng 0,8cm – 1cm. Phiến mo đoạn dƣới rộng 0,6cm, cao 1cm; đoạn trên phiến mo rộng 0,6 cm và cao tới 7cm.Tai mo rộng 0,4cm, cao 1cm, có lông thƣa dài đến 0,6 cm. Lƣỡi mo dài 0,1cm. Phiến lá dài 19cm – 23cm, rộng 3cm – 3,2cm

Mạy chả trong đợt điều tra sinh trƣởng kém hơn so với mô tả về loài theo các tài liệu trên đây.

4.1.5. Măng Mạy chả

Xác định thời điểm ra măng một cách chính xác giúp ta chủ động khai thác có hiệu quả nhất đảm bảo số cây trƣởng thành đạt tỷ lệ cao, khai thác cây trƣởng thành 1 cách hợp lý cho năng suất cao, phẩm chất tốt, nâng cao chất lƣợng sản phẩm từ loài Mạy chả. Ngoài ra, mùa ra măng còn ảnh hƣởng đến tỷ lệ số cây sinh ra, cây trƣởng thành, mật độ của cây trong 1 bụi, số bụi và những cây trong những năm tiếp theo. Đối với Tre, Luồng việc xác định các đặc điểm vật hậu rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc sử dụng tổng hợp tài nguyên rừng sao cho mang lại việc hiệu quả cao nhất. Các đặc điểm vật hậu quan trọng nhất cần lƣu ý và quan tâm đến đó là thời điêm ra măng. Qua khảo sát ngoài thực địa cũng nhƣ qua phỏng vấn, thông tin vật hậu của Mạy chả cho thấy:

Hình 4.5. Măng Mạy chả

Thời điểm ra măng: Loài cây Mạy chả ra măng vào khoảng tháng 3 đến tháng 5, khi thân ngầm ngừng phát triển, dinh dƣỡng tập trung vào nuôi chồi măng nên măng phát triển mạnh. Tháng 5 – 6 là khoảng thời gian thời tiết chuyển sang mùa mƣa, nhiệt độ, lƣợng mƣa và độ ẩm không khí tăng cao, khi đó măng bắt đầu mọc lên mặt đất. Xác định thời điểm ra măng một cách chính xác giúp ta chủ động khai thác có hiệu quả nhất đảm bảo số cây trƣởng thành đạt tỷ lệ cao, khai thác cây trƣởng thành một cách hợp lý cho năng suất cao, phẩm chất tốt, nâng cao chất lƣợng sản phẩm từ loài Mạy chả. Ngoài ra, mùa ra măng còn ảnh hƣởng đến tỷ lệ số cây sinh ra, cây trƣởng thành, mật độ của cây trong 1 bụi, số bụi và những cây trong những năm tiếp theo.

Quá trình theo dõi sự phát triển của thân ngầm và măng là để xác định thời điểm đánh cây giống hay lấy thân ngầm làm giống gốc. Không nên đánh cây hay đào lấy thân ngầm khi chồi măng đã mọc dài, vì dễ gây tổn thƣơng làm gẫy măng và cây giống dễ bị chết do bộ rễ mới chƣa phát triển để hút dinh dƣỡng và nƣớc cung cấp nuôi cây khi trồng.

4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái

Nghiên cứu đặc điểm sinh thái là nghiên cứu mỗi quan hệ lẫn nhau giữa sinh trƣởng và phát triển với các yếu tố sinh vật học và sinh thái học của môi trƣờng sống. Môi trƣờng sống ở đây là toàn bộ tổng thể vật chất, năng lƣợng và đất đai, khí hậu, sinh vật tác động lên sự tồn tại của cây. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hƣởng của ba nhân tố chính đến đời sống của cây Mạy chả, đó là: tầng cây cao, quần xã thực vật rừng nơi có loài Mạy chả phân bố và nhân tố đất.

4.2.1. Trạng thái quần xã thực vật nơi có loài Mạy chả phân bố

Bảng 4.5. Nơi sống của Mạy chả

OTC Hiện trạng Độ tàn che Ghi chú

1 III A1 Rừng thứ sinh phục hồi 0,3- 0,4 Pá Khoang 2 III A1 Rừng thứ sinh phục hồi 0,7- 0,8 Pá Khoang

3 III A1 Rừng thứ sinh phục hồi 0,3 Mƣờng

Phăng

4 III A1 Rừng thứ sinh phục hồi 05 Pú Nhi

Mạy chả phân bố trong rừng thứ sinh phục hồi: Tại xã Pá Khoang với độ tàn che từ 0,3 đến 0,8, sinh trƣởng của Mạy chả ở đây không đƣợc tốt và bị ảnh hƣởng lớn từ ngƣời dân địa phƣơng và gia súc. Tại xã Mƣờng Phăng với độ tàn che là 0,3 ở đây Mạy chả bị ảnh hƣởng lớn từ ngƣời dân địa phƣơng và gia súc đến mức làm cho loài Mạy chả sinh trƣởng phát triển kém cây nhỏ. Tại xã Pú Nhi với độ tàn che 0,5, ở đây loài Mạy chả sinh trƣởng tốt.

4.2.2. Đặc điểm quần xã thực vật rừng khu vực có loài Mạy chả phân bố

4.2.2.1.Các chỉ tiêu sinh trưởng c tầng cây c o nơi có loài phân bố

Bảng 4.6. Biểu điều tra tầng cây cao nơi có loài phân bố

OTC D1.3 cm SD1.3% HVN m SHvn% HDC m SHdc% DT m SDt%

1 12,85 62,54 7,76 50,14 4,61 32,28 2,97 61,26

2 14,22 37,67 12,84 37,09 10,31 42,93 4,16 43,08

3 10,97 35,26 7,64 32,87 5,43 34,64 2,57 23,77

4 22,96 43,79 15,00 18,56 12,22 21,95 2,78 37,23

Kết quả phân tích ở bảng 4.6 cho thấy: Tầng cây cao nơi có loài Mạy chả phân bố có đƣờng kính bình quân cao nhất là 22,96cm nhất là 10,97cm.

Hệ số biến động SD1.3% từ 35,26 – 62,54%. Chiều cao bình quân cao nhất là 15m và thấp nhất là 7,64m. Hệ số biến động SHvn% từ 18,56 – 50,14%. Chiều cao dƣới cành bình quân cao nhất là 12,22m và thấp nhất là 4,61m. Hệ số biến động Sdc% từ 21,95 – 42,93%. Đƣờng kính tán bình quân cao nhất là 4,16m và thấp nhất là 2,57m. Hệ số biến động SDt% từ 23,77 – 61,26%.

Kết quả so sánh các chỉ tiêu sinh trƣởng của cây ở các OTC (chi ti t phụ biểu 11) cho (ttt<0,05) có sự sai khác rõ rệt. Nhƣ vậy vị trí địa hình ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của tang cây cao nơi có loài Mạy chả phân bố.

4.2.2.2. Ch t lượng c tầng cây cao nơi có loài Mạy chả phân bố

Bảng 4.7. Chất lƣợng tầng cây cao nơi có loài Mạy chả phân bố

OTC N Chất lƣợng (%) Tốt Trung bình Xấu n % n % n % 1 19 5 26,32 8 42,11 6 31,57 2 45 34 75,56 11 24,44 0 0,00 3 7 4 57,15 3 42,86 0 0,00 4 9 3 33,33 4 66,67 0 0,00

Kết quả bảng 4.7 cho thấy chất lƣợng cây ở các OTC nhau có tỉ lệ khác nhau: Tỷ lệ cây tốt thấp nhất là 26,32% và cao nhất là 75,57%. Tỉ lệ cây trung bình thấp nhất là 42,11% và cao nhất là 66,67%. Tỉ lệ cây xấu thấp nhất là 0 cao nhất 31,57%.

Qua kết quả phân tích ở biểu 4.5 và 4.6 cho thấy điều kiện sinh thái có ảnh hƣởng đến sự thay đổi về các chỉ tiêu sinh trƣởng của cây.

4.2.2.3. Công thức tổ thành c tầng cây c o ở từng OTC

Việc xác định công thức tổ thành để thể hiện sự phong phú về số loài, số lƣợng từng loài tại khu vực nghiên cứu. Qua tính toán (chi ti t phụ biểu 01) viết đƣợc CTTT của từng OTC đƣợc thể hiện vào bảng sau:

Bảng 4.8. Công thức tổ thành tầng cây cao nơi có loài phân bố OTC Công thức tổ thành 1 3,16Vr +1,58D + 1,58Sp1 + 1,05Ll + 0,53Ct + 0,53K + 0,53Bg + 0,53Hr + 0,53Mđ 2 4Tr + 1,33Sp3 + 0,67Mđ + 0,67Sp1 + 0,67Dg + 0,67Sp4 + 0,44Vt + 0,44 Bs + 0,22Sp2 + 0,22Vb + 0,22Cc + 0,22Xn + 0,22N 3 4,29Vt + 4,29k + 1,43Gt 4 7,78Hđ + 1,11Sp1 + 1,11Sp2 Ghi chú: VR: Vải rừng D: Dẻ quả to Tr: Trẩu Mđ: mán đỉa Vt: Vối thuốc Hđ: Hu đay Ll: Lúc lác Ct: Chẹo tía Dg: Dâu gia Vt: Vối thuốc K: Keo tai tƣợng K: Kè Bg: Ba gạc Bs: Ba soi Vb: Vú Bò Gt: Gỗ tạp Hr: Hồng rừng Mđ: Mán đỉa Cc: Chân chim

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật nhân giống loài cây mạy chả (pseudosasa amabilis) tại huyện điện biên tỉnh điện biên​ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)