Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật nhân giống loài cây mạy chả (pseudosasa amabilis) tại huyện điện biên tỉnh điện biên​ (Trang 37 - 40)

3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị tr địa lý.

Huyện Điện Biên nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Điện Biên, có toạ độ địa lý từ 200

17’ đến 210 40’ Vĩ độ Bắc, 1020 19’ đến 1030 19’ Kinh độ Đông. Ranh giới của huyện tiếp giáp nhƣ sau:

- Phía Đông giáp huyện Điện Biên Đông, thành phố Điện Biên Phủ - Phía Đông Bắc giáp huyện Mƣờng Ảng

- Phía Đông Nam giáp tỉnh Sơn La - Phía Bắc giáp huyện Mƣờng Chà

- Phía Tây và Tây Nam tiếp giáp với nƣớc Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.

Huyện Điện Biên có 154 km đƣờng biên giới chung với nƣớc Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào. Đây là một lợi thế to lớn, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển, giao lƣu kinh tế - văn hóa của huyện Điện Biên với các huyện trong, ngoài tỉnh và quốc tế.

3.1.1.2. Đị hình, địa thể

Địa hình của huyện đƣợc chia thành hai vùng rõ rệt:

- Vùng lòng chảo: Gồm 10 xã, có diện tích tự nhiên 34.193 ha (7.041 ha đất nông nghiệp, 3.341 ha đất lâm nghiệp, còn lại là đất khác và núi đồi tự nhiên), là vùng có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, ít bị chia cắt, độ dốc nhỏ dƣới 15 độ, độ cao hơn 400 mét so với mặt biển thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (nhất là sản xuất lúa ruộng), phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, là nơi tập trung dân cƣ, trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện Điện Biên và tỉnh Điện Biên. Đặc biệt có cánh đồng Mƣờng

Thanh với diện tích trên 4.000 ha, là cánh đồng rộng nhất vùng Tây Bắc (nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc). Với khả năng sản xuất lƣơng thực dồi dào, cánh đồng Mƣờng Thanh là vựa lúa của tỉnh Điện Biên.

- Vùng núi cao, vùng xa, biên giới (địa phƣơng quen gọi là vùng ngoài) gồm 09 xã (trong đó có 08 xã đặc biệt khó khăn), có diện tích tự nhiên 129.792 ha (6.503 ha đất nông nghiệp, 33.615 ha đất lâm nghiệp, còn lại là đất khác và núi đồi tự nhiên), chiếm 79% diện tích toàn huyện; có độ cao từ 1.000 mét trở lên, đỉnh cao nhất là Pú Pha Sung. Với địa hình chủ yếu là đồi, núi cao và đất dốc thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, phát triển thuỷ điện và xây dựng các hồ chứa nƣớc phục vụ sinh hoạt, cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp vùng lòng chảo.

3.1.1.3. Khí hậu – th y văn

* Khí hậu: Mang đặc điểm chung khí hậu vùng núi Tây Bắc, huyện Điện Biên nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, hàng năm chịu ảnh hƣởng của hai khối không khí lớn: Khối không khí phía Bắc lạnh, khô và khối không khí phía Nam nóng, ẩm, chia khí hậu Điện Biên thành hai mùa rõ rệt trong năm: - Mùa lạnh và khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau: Nhiệt độ thấp, bình quân 18,90 C - 19,10 C, ít mƣa, lƣợng mƣa chiếm 20% lƣợng mƣa cả năm, lƣợng bốc hơi lớn, độ ẩm thấp

- Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10: Nhiệt độ cao, bình quân tháng nóng nhất là 26,60 C (tháng 6, 7), mƣa nhiều, lƣợng nƣớc bốc hơi lớn, độ ẩm không khí cao. Lƣợng mƣa bình quân từ 1400 - 1600 mm/năm, mƣa nhiều tập trung vào tháng 6, 7, 8, chiếm khoảng 80% lƣợng mƣa cả năm

Nhìn chung, nhiệt độ trung bình trong các tháng đều lớn hơn 150 C. Vào các đợt gió mùa, mƣa, sƣơng muối, nhiệt độ thấp nhất trong ngày có thể xuống 3 - 50 C; ngƣợc lại, vào tháng nóng nhất (tháng 6, 7), nhiệt độ trong ngày có thể lên tới 38,60 C. Nhiệt độ bình quân có sự biến động theo năm và

giữa các tháng trong năm, tuy nhiên, mức độ chênh lệch không lớn, độ ẩm không khí trung bình dao động từ 80 - 85%. Nền nhiệt độ và độ ẩm này đã tạo nên một vùng khí hậu tƣơng đối mát mẻ cho khu vực, thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện phát triển một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng.

Trên địa bàn huyện mỗi năm trung bình xuất hiện từ 1 - 2 trận mƣa đá kèm theo lốc lớn. Vào các đợt rét đậm, rét hại, nhiệt độ xuống thấp tạo điều kiện để hình thành sƣơng muối, tập trung vào các khu thung lũng, khe đồi thấp tại các xã vùng cao. Hiện tƣợng mƣa đá và sƣơng muối xảy ra đều gây ảnh hƣởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, kìm hãm sự sinh trƣởng, phát triển của cây trồng, gây thiệt hại về hoa màu, nhà cửa của ngƣời dân. Một hiện tƣợng khá phổ biến ở vùng núi Tây Bắc là sƣơng mù. Số ngày có sƣơng mù tại huyện Điện Biên lên tới 100 ngày/năm. Sƣơng mù xuất hiện nhiều vào các tháng 1, 2 (khoảng 10-20 ngày/tháng) và ít hơn vào các tháng mùa nóng nhƣ tháng 6,7 (khoảng 2-5 ngày/tháng). Sƣơng mù thƣờng thấy chủ yếu ở những vùng thung lũng khuất gió, làm ảnh hƣởng đến sản xuất nông lâm nghiệp, giảm tầm nhìn khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn…

* Th y văn: Huyện Điện Biên có 2 con sông chính là sông Nậm Rốm và sông Nậm Núa, hợp lƣu tại Pá Nậm (xã Sam Mứn) và đổ sang Lào hợp lƣu với sông Nậm U.

- Sông Nậm Rốm: Bắt nguồn từ dãy núi Nà Tấu và Mƣờng Đăng qua Nà Nhạn, hợp lƣu với sông Nậm Phăng, Nậm Khẩu Hu, chảy qua lòng chảo theo hƣớng Bắc Nam hợp lƣu với 28 nhánh suối khác, diện tích lƣu vực khoảng 500km2. Lƣu lƣợng bình quân 8,74m3/s, mùa lũ bình quân 14,5m3

/s, mùa cạn 3,1m3/s. Đây là con sông có tiềm năng lớn đã đƣợc khai thác xây dựng các công trình thuỷ điện có hiệu quả.

- Sông Nậm Núa: Có hai nhánh chính là Nậm Núa chảy từ Mƣờng Nhà ra và Nậm Ngam chảy từ Pu Nhi xuống hợp lƣu tại bản Pá Ngam và chảy ra Pá Nậm hợp lƣu với sông Nậm Rốm, sông Nậm Núa về mùa mƣa thƣờng có lũ đột ngột, nƣớc không kịp tiêu về hạ lƣu thƣờng dồn ngƣợc về sông Nậm Rốm gây ngập lụt cho vùng thấp thuộc xã Sam Mứn, Noong Hẹt, Noong Luống

3.1.1.4. Hi n trạng sử dụng đ t và tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê năm 2013, diện tích đất rừng của huyện là 111.461,08 ha, chiếm 68% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:

- Đất rừng phòng hộ 81.040,89ha, chiếm 72,71% diện tích đất lâm nghiệp, bao gồm rừng có tự nhiên phòng hộ 35.062,46ha, đất có rừng trồng phòng hộ 9.771,80ha, đất khoanh nuôi rừng phòng hộ 18.847,50ha, đất trồng rừng phòng hộ 17.367 ha. Diện tích rừng phòng hộ phân bố chủ yếu ở các xã vùng ngoài nhƣ Mƣờng Nhà, Mƣờng Lói, Mƣờng Pồn, Na Ƣ…

- Đất rừng đặc dụng có diện tich 753,78ha, chiếm 0,68% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó, đất có rừng tự nhiên đặc dụng 653,44ha, đất trồng rừng đặc dụng là 100,34 ha. Rừng đặc dụng chỉ có ở xã Mƣờng Phăng.

- Đất rừng sản xuất có diện tích 29.657,33ha, chiếm 26,61% diện tích đất lâm nghiệp, gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất 13.004,55ha, đất có rừng trồng sản xuất 1.333,42ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất 5.756,13ha, đất trồng rừng sản xuất 9.563,8ha. Rừng sản xuất phân bố tập trung ở các xã Mƣờng Nhà, Mƣờng Lói, Núa Ngam, Sam Mứn…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật nhân giống loài cây mạy chả (pseudosasa amabilis) tại huyện điện biên tỉnh điện biên​ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)