STT Công việc Số lần phải thực hiện (lần) Số lần thực hiện được (lần) Tỷ lệ hoàn thành (%)
1 Vệ sinh chuồng trại 7 lần/tuần 452 100
2 Rửa chuồng 1 lần/2 tuần 36 100
3 Dọn lối đi, hành lang 1 lần/tuần 73 100
4 Quét mạng nhện 1 lần/tháng 17 100
Kết quả bảng 4.4. cho thấy: Trang trại ở Đan Mạch thực hiện các công tác vệ sinh chuồng trại ít, khơng thường xuyên trong khi ở Việt Nam các trang trại thực hiện vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi rất nghiêm ngặt.
Khi em hỏi về vấn đề này, chủ trang trại chia sẻ rằng ở Đan Mạch khơng có nhiều dịch bệnh nên họ đã sử dụng các chế phẩm sinh học để giảm thiểu ô nhiễm chất thải và khử trùng trong chuồng ni, vì vậy cơng nhân chỉ cần dọn dẹp định kì để giữ mơi trường sạch sẽ và chú tâm vào chăm sóc, ni dượng đàn lợn thì hiệu quả phịng bệnh vẫn đạt kết quả cao.
Trại chỉ tiến hành phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh sát trùng và khơng tiến hành phịng bệnh bằng phương pháp tiêm vắc xin cho đàn lợn nuôi. Lý giải về điều này, chủ trang trại và bác sĩ thú y phụ trách của trại cho rằng: đàn lợn nái của họ đang âm tính với các mầm bệnh; môi trường chăn nuôi của họ đang sạch bệnh, do đó họ khơng dùng bất cứ loại vắc xin nào. Vì việc, đưa vắc xin vào trại để phịng bệnh cho đàn lợn chưa hẳn sẽ an toàn cho đàn lợn, đặc biệt là với các loại vắc xin sống, khi hoạt lực của virut vẫn còn nếu phát tán ra ngồi mơi trường có thể sẽ là mầm bệnh cho trại chăn ni của họ. Bên cạnh đó, vì đàn lợn đang âm tính với các bệnh nên sử dụng vắc xin sẽ lãng phí và làm tăng chi phí trong chăn ni. Đan Mạch đang hướng tới nền chăn nuôi không sử dụng vắc xin và thuốc.
Quy trình phịng bệnh bằng phương pháp vệ sinh sát trùng được thực hiện như sau:
* Quy trình vệ sinh hằng ngày
- Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc kỹ sư, công nhân và sinh viên tất cả đều phải đi ủng, mặc đồ bảo hộ, sát trùng rồi mới vào chuồng.
- Vệ sinh máng ăn sạch sẽ.
- Cho lợn ăn, công việc cho ăn phần lớn phụ thuộc vào hệ thống máy móc có tính tốn về khẩu phần ăn cho mỗi lợn nái và lợn con:
+ Đối với lợn nái ở chuồng đẻ và lợn nái ở chuồng chờ phối và có thai giai đoạn 4 tuần đầu, trước khi cho ăn 2 tiếng, thức ăn đã được hệ thống trộn
theo tỷ lệ và đưa đến từng hộp thức ăn ở mỗi ô chuồng của lợn nái, đến giờ cho ăn, chỉ cần đẩy gạt là thức ăn sẽ chảy xuống máng cho lợn nái.
+ Đối với lợn nái ở chuồng bầu, việc cho ăn được kiểm soát bằng con chip điện tử có thể theo dõi bằng máy tính.
+ Đối với lợn con cai sữa, thức ăn cũng được hệ thống định kỳ đổ đầy vào hệ thống máng tự động, cung cấp đầy đủ thức ăn nước uống vòi tự động cho lợn con.
- Cào phân vào nơi quy định.
- Kiểm tra sau khi cho lợn nái ăn để biết tình hình ăn của lợn nái, nếu lợn bỏ ăn hoặc ăn ít thì phải tìm ra ngun nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Kiểm tra đàn lợn con, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời đối với những con có biểu hiện bệnh, cịi cọc, bỏ ăn.
- Định kỳ tiến hành rửa chuồng, quét dọn lối đi lại giữa các chuồng, quét mạng nhện, …
* Vệ sinh chuồng đẻ
- Hằng ngày tiến hành cào phân vào nơi quy định, rải rơm khô cho lợn nái để cung cấp chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa, giảm stress.
- Tiến hành vệ sinh chung: chuồng lợn nái sau khi lợn nái được chuyển về chuồng chờ phối và chuyển lợn con sang chuồng cai sữa sẽ được vệ sinh, rửa sạch bằng vòi phun nước áp lực cao phun bọt và cách ly 1 tuần trước khi cho lợn nái mới lên đẻ. Chuồng sau khi được vệ sinh sẽ được rải bột sát trùng, làm ấm chuồng và đưa lợn lên.
* Vệ sinh chuồng bầu
- Định kỳ cào phân vào nơi quy định (3 lần/tuần) để phân rơi xuống gầm
chứa phân ở phía dưới sàn chuồng sau đó vệ sinh gầm chứa phân bằng hệ thống dọn dẹp gầm, thoát phân và nước thải.
- Định kỳ rải rơm khô cho lợn nái chửa (3 lần/tuần) để lợn cung cấp chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa, giúp lợn nái giảm stress và giảm tình trạng cắn nhau.
- Kiểm tra nhiệt độ chuồng thường xuyên bằng máy đo nhiệt độ và độ ẩm để có hướng xử lý điều chỉnh nhiệt độ thích hợp trong chuồng ni kịp thời.
* Vệ sinh chuồng cai sữa
- Quét dọn đường đi, quạt gió, bóng điện và các thiết bị thường xuyên được lau chùi.
- Đối với lợn con từ 15 kg trở lên, hằng ngày tiến hành rải rơm khơ cho lợn con giúp giảm tình trạng cắn đi nhau và cung cấp chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa cho lợn con.
- Kiểm tra nhiệt độ chuồng thường xuyên bằng máy đo nhiệt độ và độ ẩm để có hướng xử lý điều chỉnh nhiệt độ thích hợp trong chuồng ni kịp thời
- Sau mỗi lần bán lợn, tiến hành vệ sinh ô chuồng và xịt sạch và sát trùng trước khi chuyển đàn lợn mới vào.
4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái và đàn lợn con tại trại Fauerholm I/S – Ringvej 47, 4750 Lundby, Denmark tại trại Fauerholm I/S – Ringvej 47, 4750 Lundby, Denmark
4.4.1. Kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn lợn nái và đàn lợn con
Trong thời gian thực tập tại trại em đã được tham gia vào các cơng tác chẩn đốn cho đàn lợn nái và đàn lợn con cùng quản lý và bác sĩ thú y. Qua đó em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp. Xác định nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Kết quả thực hiện được thể hiện ở bảng 4.5.