Bên cạnh những công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, em cũng tham gia các thao tác như đỡ lợn đẻ, tiêm thuốc, bấm đuôi, thiến, bấm tai, siêu âm…
* Thao tác cắt dây rốn, cắt đuôi cho lợn con
Lợn con sau khi sinh cần phải đợi từ 6 - 8 tiếng để dây rốn của lợn con tương đối khô mục đích là làm giảm khả năng mất máu khi tiến hành cắt dây rốn cho lợn con bằng kìm điện. Vị trí cắt rốn cách cuống rốn 4cm.
Dùng kìm chuyên dụng bấm đuôi ở vị trí 6/10 từ gốc đuôi, đảm bảo đuôi được cắt bằng nhiệt, vết cắt gọn gàng, không chảy máu.
* Thao tác thiến lợn đực
Từ ngày 1/1/2019, luật Chăn nuôi Đan Mạch bắt buộc lợn đực nuôi lấy thịt trong các trang trại trên phạm vi cả nước phải được thiến.
Thời gian tiến hành: 3 ngày sau khi đẻ.
Trước khi thiến lợn đực cần chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: dao thiến, thuốc tê, giá kẹp, xi - lanh tiêm và thuốc giảm đau.
- Thao tác:
+ Đặt lợn con vào giá kẹp với tư thế nằm ngửa, phần sau quay về phía người thao tác.
+ Dùng tay bóp 2 tinh hoàn nổi lên, tiêm thuốc tê vào từng tinh hoàn với kĩ thuật vừa bóp vừa hơi rút ra.
+ Đợi 4 - 5 phút cho thuốc tê phát huy tác dụng.
+ Dùng dao chuyên dụng cắt ngang 2 bao tinh hoàn với độ rộng vừa phải, bóp hai tinh hoàn ra, hơi kéo để lộ phần ống tinh rồi dùng dao cắt ngang.
+ Tiêm thuốc giảm đau vào gốc tai.
* Kỹ thuật siêu âm cho lợn nái mang thai
Siêu âm bằng máy quét siêu âm là một phương tiện chẩn đoán hiện đại, giúp người chăn nuôi có thể chẩn đoán lợn có thai sớm và chắc chắn, chẩn
đoán tuổi thai, theo dõi phát triển của thai, loại bỏ những con không có khả năng mang thai.
Lợn nái sau khi phối khoảng 21 ngày thì có thể tiến hành siêu âm cho lợn bằng máy quét siêu âm thai cho lợn.
* Kỹ thuật siêu âm cho lợn nái mang thai:
- Dùng một lượng gel nhỏ phủ lên đầu dò
- Vị trí đặt đầu dò: đặt chếch một bên dưới bụng heo, hướng 1 góc 45o
hướng về phía xương sườn cuối cùng đối diện. - Quan sát màn hình máy siêu âm:
+ Nếu lợn nái có thai: nhìn thấy các túi màu đen trên màn hình, các túi màu đen đại diện cho các bào thai mới hình thành.
+ Nếu lợn nái không mang thai: màn hình gần như là màu trắng, không có hình ảnh các túi màu đen.
* Quy trình chuẩn bị trước và sau khi đẻ
- Chuẩn bị bóng úm: nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất cho lợn con, vì vậy, khi lợn nái chuẩn bị đẻ ta cần phải chuẩn bị sẵn bóng úm vào góc ô đẻ. Nhiệt độ từ 33 - 35ºC.
- Làm khô bề mặt bê tông: sử dụng sản phẩm Stalonsan dạng bột rắc nền chuồng để tạo sự khô thoáng.
- Vệ sinh lợn nái và chuồng: lợn mẹ cần vệ sinh âm hộ và mông cho sạch sẽ, vệ sinh sàn chuồng.
* Kỹ thuật can thiệp lợn đẻ khó
Không can thiệp khi quá trình đẻ của lợn nái diễn ra bình thương, chỉ can thiệp khi lợn rặn đẻ lâu và khó khăn.
- Sử dụng Oxytoxin và Rifen: khi lợn đẻ khó và khi lợn lứa 3 trở lên. Lợn đẻ bình thường không phải tiêm Oxytocin.
Lợn lứa 5 - 6 trở lên tiêm tùy trường hợp. Nếu trong quá trình đẻ lợn mẹ, kiệt sức, rặn kém, khi đẻ được 5 - 6 con trở lên thì được phép tiêm Oxytocin.
Cách can thiệp lợn đẻ khó:
Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Đeo găng tay, bôi gel bôi trơn.
Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài.
Công tác đỡ đẻ
+ Biểu hiện chuẩn bị đẻ: bồn chồn, đứng ngồi không yên, chân cào xuống nền chuồng, ỉa, đái vặt, trước đẻ 1 giờ bắt đầu tiết sữa.
+ Biểu hiện khi đẻ: toàn thân co bóp.
Thao tác đỡ đẻ: trước khi đẻ lợn mẹ phải được vệ sinh sạch sẽ, bộ phận sinh dục và bầu vú cũng được lau chùi sạch sẽ. Khi lợn con được đẩy ra ngoài nhanh chóng dùng tay vuốt mồm cho lợn dễ thở sau đó dùng khăn khô lau sạch nhớt và lớp màng trên người lợn con, phải lau thật khô và sạch lợn con thì nó mới nhanh khỏe.
Trường hợp lợn mẹ đẻ khó
Biểu hiện: + Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ. + Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do trọng lượng lợn con quá to hoặc do ngôi thai bị ngược nên không ra ngoài được.
+ Lợn mẹ trở nên kiệt sức: thở nhanh, yếu ớt do quá trình rặn đẻ nhiều nên kiệt sức.
Kỹ thuật ghép đàn lợn con sơ sinh
Ghép đàn lợn con sơ sinh nếu cần thì nên được thực hiện càng sớm càng tốt sau sinh, nên ghép những con có trọng lượng tương đồng vào cùng một ổ. Ổn định việc ghép đàn trong khoảng 7 - 12 giờ sau sinh sẽ giúp lợn
con dễ dàng có trọng lượng đồng đều khi cai sữa. Trung bình lợn nái tại trại sinh từ 17 - 18 con/lứa. Số lợn con vượt quá khả năng nuôi con của lợn nái cần phải có lợn nái khác nuôi hộ.
+ Lợn nái bị các bệnh và dị tật ở vú, kém ăn... nuôi được ít con hơn bình thường.
+ Lợn con từ 21 ngày trở lên có thể tách mẹ, nhưng khi đó chất lượng sữa lợn mẹ đã giảm, nên không thể cho lợn con mới sinh vào ngay được. Ta cần thực hiện 1 bước trung gian là lấy lợn con trong khoảng 4 - 7 ngày tuổi cho vào ô đó.
+ Trong khoảng 7 - 12 giờ đầu sau sinh ta phải thực hiện chuyển lợn con. Nếu sớm quá lợn con không được bú sữa đầu khả năng miễn dịch sẽ kém, nếu để muộn lợn con sẽ không có đủ sữa gây còi cọc.
+ Cần đảm bảo nước uống đầy đủ và dễ tiếp cận cho lợn con trong giai đoạn ghép đàn. Vì có thể lợn nái có phản ứng đánh đuổi lợn con mới vào đàn, nên chúng cần uống nhiều nước để tranh mất nước.
+ Để tránh lợn nái có phản ứng đánh đuổi hoặc cắn những con lợn con mới vào đàn, nên cung cấp nhiều rơm khô cho lợn nái trước khi thực hiện ghép đàn cho lợn con để lợn nái giảm stress và ít có biểu hiện hung dữ, cắn lợn con.
* Quy trình xuất bán lợn con
- Lợn con ở trại được nuôi theo mẹ cho đến 21 ngày tuổi, những lợn con đủ tiêu chuẩn về cân nặng sẽ được tách mẹ, những lợn con không đủ cân nặng sẽ được tách riêng và có khẩu phần ăn riêng để nhanh lớn hơn.
- Những lợn con đủ cân nặng sẽ được chuyển sang khu vực cai sữa để tiến hành quy trình chăm sóc.
- Lợn con nuôi đến khoảng 30kg sẽ được chuyển lên xe và xuất bán, sau khi bên mua kiểm tra chất lượng lợn sẽ thông báo các chỉ số về cân nặng và số lượng lợn đạt yêu cầu được thu mua cho chủ trại.
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện một số công tác khác STT Tên công việc Số công việc
cần thực hiện
Khối lượng công việc được thực hiện
Tỷ lệ (%)
1 Cắt đuôi cho lợn con 18.675 (con) 12.983 (con) 68,39 2 Cắt dây rốn cho lợn con 18.675 (con) 12.983 (con) 68,39 3 Thiến lợn đực 8.917 (con) 6.625 (con) 74,30 4 Bấm tai 18.513 (con) 16.369 (con) 88,42
5 Rải rơm khô cho lợn 904 (lần) 904 (lần) 100
6 Tách lợn ốm để cách ly 50 (lần) 50 (lần) 100
7 Siêu âm cho lợn nái 873 (lần) 873 (lần) 100 8 Đỡ đẻ cho lợn nái 32 (lần) 32 (lần) 100
9 Xuất bán lợn nái loại 30 (lần) 30 (lần) 100
10 Xuất bán lợn con 34 (lần) 34 (lần) 100
Kết quả thực hiện một số công việc trên được trình bày ở bảng 4.7. như sau: Qua bảng 4.7. cho thấy: Trong thời gian 17 tháng thực tập em đã tiến hành cắt đuôi và cắt dây rốn cho hơn 68% số lợn con trong trại và thực hiện thiến cho 74,3% lợn đực và bấm tai cho hơn 88% số lợn con trong trại. Trang trại còn có 1 công nhân nữa nên công nhân đó cũng sẽ hỗ trợ em cùng làm các công việc tại chuồng nuôi lợn con theo mẹ.
Rải rơm khô cho lợn nái và lợn con là công việc cần được thực hiện 2 lần mỗi ngày (sáng, chiều), việc này giúp lợn tiêu hóa thức ăn tốt hơn, cung cấp chất xơ, giảm stress, giảm tình trạng cắn nhau, lợn nái cũng có hoạt động đứng dậy
ăn không chỉ nằm im một chỗ; đối với lợn nái sắp đẻ, việc rải rơm còn có ý nghĩa là giúp cho lợn nái có hoạt động gần giống với lợn ngoài tự nhiên như tìm rơm khô để làm ổ chuẩn bị đẻ. Trong 17 tháng thực tập, em đã thực hiện được 904 lần rải rơm khô cho lợn, hoàn thành 100% công việc được giao.
Một số con lợn nái bị đau chân, viêm khớp hoặc ốm nặng không thể đứng dậy hoặc di chuyển được sẽ được nuôi riêng trong một phòng có điều kiện thích hợp, tốt để nhanh hồi phục hơn, em đã hoàn thành công việc này với tỷ lệ 100%.
Em cũng đã tiến hành siêu âm cho 873 lần cho lợn nái và đỡ đẻ 32 lần, tỷ lệ hoàn thành công việc là 100%.
Những lợn nái quá già và những con ốm yếu, bệnh tật, viêm nhiễm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản thì trại sẽ tiến hành loại thải, em đã tham gia loại thải 30 lần, tỷ lệ hoàn thành công việc là 100%.
Lợn con khi nuôi được khoảng 30kg sẽ xuất bán, trung bình mỗi tháng sẽ xuất bán 2 lần. Em đã tham gia xuất bán lợn con 34 lần, hoàn thành 100% công việc được giao.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua 17 tháng thực tập tại trang trại chăn nuôi Fauerholm I/S - Ringvej 47, 4750 Lundby, Denmark em có một số kết luận như sau:
- Công tác chăn nuôi đã đem lại hiệu quả tốt, lợn sinh ra khỏe mạnh. - Công tác vệ sinh sát trùng được thực hiện tốt
- Trung bình lợn nái sản xuất được 2,4 - 2,5 lứa/năm; số con sơ sinh TB là 17,67 con/lứa/nái; số con cai sữa TB là 15,05 con/lứa/năm; tỷ lệ chết trong thời gian theo mẹ là 14,81%; cân nặng TB tại thời điểm cai sữa là 6,4kg/con.
- Lợn nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ 96,33%; phải can thiệp là 3,67%. - Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh sinh sản không cao, cao nhất là 7,90% đối với viêm khớp, còn các bệnh khác dao động từ 0,57 - 2,99%. Ở lợn con, Hội chứng tiêu chảy là 15,81%; các bệnh về cơ - xương là 13,59%; hội chứng hô hấp là 3,07%. Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao.
5.2. Đề nghị
- Trang trại cần tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh về sinh sản.
- Trang trại có thể tiếp tục phát triển mở rộng hơn để nhận thêm nhiều sinh viên Việt Nam sang thực tập
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh lợn nái - lợn con - lợn thịt, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
2. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật
Thú y, tập XXIII (số 5), tr. 51 - 56.
3. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản lợn nái và sinh lý lợn con, Nxb Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
4. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động của một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E. coli trong hội chứng têu chảy của lợn con,
các phác đồ điều trị, Luận án Tiến sỹ Nông Nghiệp, Hà Nội.
5. Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản
xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
6. Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc và
biện pháp phòng trị, Luận án Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp.
7. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2006), Sinh sản
gia súc, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
8. Nguyễn Mạnh Hà, Đào Đức Thà, Nguyễn Đức Hùng (2012), Giáo trình
Công nghệ sinh sản vật nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
9. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli,
Salmonella và Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn nái tại 3 tỉnh
10.Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Giáo trình Bệnh truyền
nhiễm thú y, Nxb Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
11.Dương Mạnh Hùng (2012), Giáo trình Giống vật nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
12.Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
13.A. V. Kvasnhixky (1954), Cơ sở của việc chăm sóc nuôi dưỡng của lợn con. Moscow. Resekhzidat.
14.Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến
ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
15.Trương Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn, Nxb Đà Nẵng. 16.Trương Lăng (2003), Cai sữa lợn con, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
17.Nguyễn Quang Linh (2005), Kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
18.Lê Minh, Nguyễn Văn Quang, Phan Thị Hồng Phúc, Đỗ Quốc Tuấn, La Văn Công (2017), Giáo trình thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
19.Nguyễn Thị Hồng Minh (2014), Nghiên cứu biến đổi của một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng
MMA ở lợn nái sinh sản, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.
20.Lê Văn Năm (1999), Cẩm nang bác sĩ thú y hướng dẫn phòng và trị bệnh
lợn cao sản. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
21.Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2010), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Đại học Hùng Vương.
22.Nguyễn Ngọc Phục (2006), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
23.Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),
24.Đoàn Văn Soạn, Đặng Vũ Bình (2011), “Khả năng sinh sản của các tổ hợp lai giữa nái lai F1 (Landrace x Yorkshire), F1 (Yorkshire x Landrace) với đực Duroc và L19”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 9 (4)
tr. 614 - 621.
25.Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm (1993), “Nghiên cứu chế tạo vacxin E. coli uống phòng bệnh phân trắng lợn con”, Tạp chí Nông nghiệp Thực phẩm, số 9, tr. 324 – 325.
26.Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Thương, Giang Hoàng Hà (2010) “Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và biện pháp điều trị”,
Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập 17.
27.Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý học vật nuôi, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.
28.Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa
học Kỹ thuật Thú y, tập 17.
29.Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993), Thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
30.Nguyễn Thiện, Trần Đình Miên, Võ Trọng Hốt (2005), Con lợn ở Việt
Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
31.Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Mai Anh Khoa, Bùi Thị Thơm, Nguyễn Thị Thu Quyên, Hà Thị Hảo, Nguyễn Đức Trường (2017),
Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
II. Tài liệu Tiếng Anh
32.Andrew Gresham (2003), Infectious reproductive disease in pigs, in practice 25:466-473 doi:10.1136/inpract.25.8.406.