Thể viêm Chỉ tiêu phân biệt Thể nhẹ (+) Thể vừa (++) Thể nặng (+++) Sốt Sốt nhẹ Sốt nhẹ Sốt cao Dịch viêm Màu Trắng đục hoặc xanh Vàng xanh, trắng đục Vàng sệt, có khi lẫn máu Mùi Hôi tanh Tanh thối Thối khắm Phản ứng đau Đau nhẹ Đau rõ hơn Đau có phản ứng
Biểu hiện Lợn kém ăn Lợn ăn ít hoặc bỏ ăn, hay nằm ì
Lợn ủ rũ, hay nằm, bỏ ăn hoàn toàn
(Nguồn: theo Sinh sản gia súc [7])
* Hậu quả
Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2006) [7], Trần Thị Dân (2004) [3], khi lợn nái bị viêm tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả chính sau:
- Khi lợn bị viêm tử cung dễ dẫn đến sảy thai và rất khó mang thai khi phối giống. Do lớp cơ trơn ở thành tử cung có đặc tính co thắt. Khi mang thai, sự co thắt của cơ tử cung giảm đi dưới tác dụng của Progesterone, nhờ vậy phơi có thể bám chặt vào tử cung.
Khi tử cung bị viêm cấp tính do nhiễm trùng, tế bào lớp nội mạc tử cung tiết nhiều Prostaglandin F2α (PGF2α), PGF2α gây phân huỷ thể vàng ở buồng trứng bằng cách bám vào tế bào của thể vàng để làm chết tế bào và gây co mạch hoặc thoái hoá các mao quản ở thể vàng nên giảm lưu lượng máu đi đến thể vàng. Thể vàng bị phá huỷ, khơng tiết Progesterone nữa, do đó hàm lượng Progesterone trong máu sẽ giảm làm cho tính trương lực co của cơ tử cung tăng nên gia súc cái có chửa dễ bị sảy thai.
- Sau khi sinh con lượng sữa giảm hoặc mất hẳn nên lợn con trong giai đoạn theo mẹ thường bị tiêu chảy.
Theo Trần Thị Dân (2004) [3], lợn nái bị viêm tử cung mãn tính sẽ khơng có khả năng động dục trở lại.
Tỷ lệ phối giống không đạt tăng lên ở đàn lợn nái viêm tử cung sau khi sinh đẻ. Hiện tượng viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ lứa đẻ trước đến lứa đẻ sau là nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ.
* Biện pháp phòng trị
- Phòng bệnh
Theo Nguyễn Tài Năng và cs. (2010) [21], vệ sinh chuồng trại sạch sẽ một tuần trước khi lợn đẻ, rắc vôi bột hoặc nước vơi 20% sau đó rửa sạch bằng nước thường, tắm cho lợn trước khi đẻ, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và bầu vú.
Theo Lê Văn Năm (1999) [20], trong khi đỡ đẻ bằng tay phải sát trùng kĩ bằng cồn, xoa trơn tay bằng vaselin hoặc dầu lạc.
Cho lợn nái chửa thường xuyên vận động, đảm bảo ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ.
Kiểm tra nghiêm ngặt dụng cụ dẫn tinh đúng quy định và không để nhiễm khuẩn.
Không sử dụng lợn đực bị nhiễm khuẩn đường sinh dục để nhảy trực tiếp hoặc lấy tinh.
Phòng bệnh truyền nhiễm Leptospirosis, Brucellosis…. bằng cách dùng
vắc xin đúng quy định, đúng thời gian cho đàn lợn sinh sản tránh những trường hợp bị sốt đột ngột gây sẩy thai.
- Điều trị
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2005) [14], cho biết hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung bằng phác đồ như sau:
Thụt rửa tử cung bằng các dung dịch thuốc sát trùng như: biocid - 30 (1%), lugol (5%), han - ioddine (5%)...
Tiêm một trong các loại kháng sinh sau: gentamycine, oxytetracyclin, penicillin,...
Tiêm oxytocin để đẩy các niêm dịch và dịch viêm ra ngoài. Dùng thuốc trợ sức, trợ lực như: ADE, B.complex, canxi - b12,..
Tử cung có liên quan mật thiết với các cơ quan khác, trong đó có hệ thần kinh - thể dịch. Bởi vậy, điều trị bệnh viêm tử cung bao gồm điều trị cục bộ và điều trị tồn thân (trích dẫn Lê Văn Năm, 1999) [20].
Điều trị cục bộ: Thụt rửa tử cung bằng các dung dịch muối 0,9%; KMnO4 0,01% hoặc rivanol 0,1%; sau đó thụt bằng một trong các loại kháng sinh sau: penicillin, streptomycin, tetramycin,...
Điều trị tồn thân: Có thể dùng một trong các loại kháng sinh tổng hợp như sau: ampisep, aenorfcoli, gentamycin, ampicillin,... kết hợp với thuốc trợ lực như: vitamin C, B.complex.
2.2.5.2. Bệnh sót nhau
* Ngun nhân
Theo Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010) [28], sau khi đẻ tử cung co bóp yếu trong thời gian mang thai nhất là giai đoạn cuối con vật không được vận động thỏa đáng. Trong thức ăn thiếu các chất khoáng, nhất là Ca và P, tử cung bị sa liệt, con vật quá gầy yếu hoặc quá béo, chửa quá nhiều thai, thai quá to, khó đẻ, nước ối quá nhiều làm tử cung giãn nở quá mức.
Do viêm niêm mạc tử cung trước lúc đẻ làm dính nhau với tử cung hoặc nhau chưa ra hết thì người đỡ đẻ đã kéo đứt cịn lại một ít sót lại trong tử cung. Do lợn con cịn sót lại ở trạng thái nằm sai vị trí làm tắc đường ra của nhau.
* Triệu chứng
Lợn nái rặn nhiều, đôi khi bỏ ăn, sốt cao liên tục 40 - 410C trong vòng 1 - 2 ngày, lợn mẹ cắn con, không cho con bú, niêm dịch chảy ra màu đục, lẫn máu.
* Điều trị
Can thiệp kịp thời ngay khi nái có biểu hiện bệnh, khơng để q muộn sẽ gây ra viêm tử cung, can thiệp đúng kỹ thuật, không quá mạnh tay, tránh những tổn thương. Tiêm oxytoxin để kích thích co bóp tử cung cho nhau cịn sót lại đẩy ra ngồi hết. Sau khi nhau thai ra dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục (trích dẫn Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh, 2010) [28].
2.2.5.3. Bệnh phân trắng lợn con
Bệnh phân trắng lợn con là bệnh xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, cho nên người ta còn gọi là “Hội chứng tiêu chảy phân trắng lợn con”. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng nhiều nhất vào vụ đông xuân khi trời lạnh, mưa phùn, độ ẩm cao và vào vụ đẻ, mật độ nuôi dày.
Theo Trần Đức Hạnh (2013) [9], lợn con ở 1 số tỉnh phía bắc mắc tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 31,84% và 5,37%, tỷ lệ mắc tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn con giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97% và 4,93%) và giảm ở giai đoạn 41 - 46 ngày.
Theo Nguyễn Chí Dũng (2013) [6], ở các tháng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao, tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy thường cao (26,98 - 38,18%).
* Nguyên nhân
- Do thời tiết khí hậu: Các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh, ẩm thay đổi thất thường và điều kiện chăm sóc ni dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể (Đồn Thị Kim Dung, 2004) [4].
- Lợn con bị nhiễm khuẩn: theo Phạm Sỹ Lăng (2005) [14], bệnh tiêu chảy ở lợn có nguyên nhân do vi khuẩn E. coli, Salmonella,... trong đó
Salmonella là vi khuẩn có vai trị quan trọng trong q trình gây ra hội chứng
tiêu chảy.
Theo Glawisschning E. và Bacher H. (1992) [34], nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con chủ yếu là do vệ sinh chuồng trại kém, thức ăn thiếu dinh dưỡng, chăm sóc quản lý khơng tốt. Lợn mẹ bị viêm vú, viêm tử cung. Lợn mẹ ăn không đúng khẩu phần. Bệnh tiêu chảy trên lợn con do E.coili có thể
xảy ra ở bất kỳ độ tuổi theo mẹ nào nhưng thường có hai thời kỳ cao điểm là 0 - 5 ngày tuổi và 7 - 14 ngày tuổi (Nagy B., Fekete P. Z. S., 2005) [36].
* Triệu chứng
Biểu hiện thay đổi theo độc lực của mầm bệnh, tuổi và tình trạng miễn dịch của lợn con. Những trường hợp nặng triệu chứng lâm sàng là mất nước, toan huyết và chết. Một số trường hợp nặng lợn con có thể chết trước khi xuất hiện tiêu chảy.
Tiêu chảy có thể xuất hiện 2 - 3 giờ sau khi sinh và có thể ảnh hưởng trên một con hay toàn lứa. Lợn con của những lợn nái đẻ lứa đầu thì bị ảnh hưởng nhiều hơn so với những lợn con của những lợn nái đẻ nhiều lứa. Một số lượng lớn lợn con trong chuồng bị ảnh hưởng và tỷ lệ chết cao trong một vài ngày đầu. Tiêu chảy có thể nhẹ và khơng có hiện tượng mất nước cho đến nặng và mất nước rõ. Màu phân thay đổi tùy theo loại mầm bệnh như: trắng, xám, vàng, xanh… mùi chua, tanh. Trường hợp nặng lợn co có thể bị mất nước, 30 - 40% trọng lượng cơ thể bị mất do mất nước. Cơ vùng bụng mất trương lực, lợn suy nhược uể oải, mắt trũng, da xám và hơi xanh. Những trường hợp mãn tính hậu mơn viêm đỏ do tiếp xúc nhiều với phân mang tính kiềm.
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngồi nước
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Chăn nuôi lợn được coi là quan trọng nhất trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam. Ngành chăn nuôi lợn đã phát triển nhanh trong những thập kỷ qua, đã
tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa với quy mơ tương đối lớn, cho hiệu quả kinh tế và có chiều hướng tăng theo xu hướng phát triển kinh tế của xã hội hiện nay. Thịt lợn lại được tiêu thụ nhiều nhất trong các loại thịt, chiếm tới khoảng 75 - 80%.
Nếu cai sữa ở 3 tuần tuổi có thể nâng số lứa đẻ/năm lên 2,5 so với ở 8 tuần là 1,8 - 2 lứa. Tuỳ theo tập qn chăn ni và điều kiện cụ thể, có thể cai sữa ở 19 ngày (Mỹ), 23 - 28 ngày (Australia). Tốt nhất nên cai sữa cho lợn con ở 21 - 28 ngày tuổi (Nguyễn Thiện và cs., 1993) [29], cho biết bộ máy tiêu hóa ở lợn con phát triển nhanh, song khả năng chống đỡ bệnh tật ở đường ruột và dạ dày còn yếu. Do đó, cần chú ý vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống và áp dụng các biện pháp phịng chống bệnh đường tiêu hóa cao hơn.
Lợn con ở giai đoạn theo mẹ có khả năng sinh trưởng, phát dục rất nhanh. So với khối lượng sơ sinh thì khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần (Trần Văn Phùng và cs., 2004) [23]. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng, trong khi đó sữa mẹ sau 3 tuần tuổi giảm đi rõ rệt. Việc xác định thời gian cai sữa cho lợn con có ý nghĩa rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng tới số lứa đẻ/năm, mặt khác có liên quan đến sức khoẻ của lợn mẹ và sự phát triển của đàn con sau khi cai sữa.
Nguyễn Văn Thanh (2010) [26] cho biết: tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung là tương đối cao, bệnh thường tập trung ở đàn lợn nái đẻ lứa đầu hoặc đã đẻ nhiều lứa.
Theo Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) [24], các loại lợn nái khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu số con đẻ ra, số con để nuôi, tỷ lệ nuôi sống tới cai sữa, khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa.
Còn Dương Mạnh Hùng (2012) [11] cho biết: Trong chăn nuôi lợn khả năng sinh trưởng của lợn liên quan tới khối lượng cai sữa, khối lượng xuất chuồng, ảnh hưởng rất lớn đến giá thành và hiệu quả chăn nuôi.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển. Các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên, vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này.
Andrew Gresham (2003) [32], điều tra tình hình mắc bệnh sinh sản tại Vương Quốc Anh thì bệnh sinh sản ở lợn có một căn ngun khơng nhiễm trùng và thường liên quan đến yếu tố managemental, dinh dưỡng hay môi trường. Tuy nhiên, bệnh enzootic và bệnh dịch sinh sản truyền nhiễm kéo dài có thể gây thiệt hại đáng kể. Bệnh truyền nhiễm sinh sản ở Anh thương là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virus và đôi khi nấm và động vật nguyên sinh cư trú trong đàn gia súc. Thỉnh thoảng, bệnh sinh sản xảy ra do nhiễm các mầm bệnh như hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp, parvovirus, leptospires (đặc
biệt là leptospira interrogans serovar bratislava).
Theo Bidwell và Williamson (2005) [33], đã có những nghiên cứu về tình hình mắc bệnh sinh sản của lợn nái do virus, vi khuẩn... gây ra. Các ông cũng đưa ra các biện pháp nhằm phát hiện và giảm khả năng mắc bệnh PRRS trên lợn nái sinh sản bằng cách điều tra nguyên nhân gây nhiễm trùng của bệnh, quan sát các triệu chứng và lập hồ sơ điều trị bệnh.
Kết hợp của các xét nghiệm chẩn đốn thích hợp là cần thiết. Gửi tất cả các mẫu lấy từ lợn con bị hủy bỏ, chết non và nhau thai đến phịng thí nghiệm hoặc gửi ít nhất một lít huyết thanh từ các con tiêu hủy.
Các phân tích từ phịng thí nghiệm là rất cần thiết để có biện pháp hạn chế sự bùng phát của dịch.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng
Đàn lợn nái và đàn lợn con nuôi tại cơ sở.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: tại trang trại Fauerholm I/S tại Ringvej 47, 4750 Lundby, Denmark.
- Thời gian: từ ngày 07/06/2019 đến ngày 05/11/2020.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tình hình chăn ni tại trang trại.
- Thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc, ni dưỡng cho đàn lợn nái, lợn
con tại trại.
- Thực hiện quy trình phịng bệnh cho đàn lợn nái, lợn con tại trại. - Tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh ở lợn nái và lợn con nuôi tại trại.
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi
- Cơ cấu đàn lợn nái của cơ sở.
- Thực hiện một số biện pháp vệ sinh phòng bệnh. - Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn nái, lợn con tại trại.
- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái, lợn con tại trại.
3.4.2. Phương pháp thực hiện
3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại Fauerholm I/S tại Ringvej 47, 4750 Lundby, Denmark
Để đánh giá tình hình chăn ni tại cơ sở em tiến hành thu thập thông tin từ cơ sở, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại cơ sở của bản thân.
3.4.2.2. Quy trình vệ sinh chuồng trại
Cơng tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Để thực hiện được cơng tác phịng bệnh tại trang trại, em đã tích cực tham gia công tác vệ sinh theo hướng dẫn của kỹ thuật trại.
3.4.2.3. Quy trình chăm sóc ni dưỡng đàn lợn nái, lợn con tại trại
Trong quá trình thực tập tại trang trại, em đã tham gia chăm sóc nái đẻ, nái ni con và đàn lợn con. Em trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi trên đàn lợn. Quy trình chăm sóc lợn nái đẻ, nái ni con, lợn con theo mẹ được áp dụng theo đúng quy trình tại cơ sở.
3.4.2.5.Quy trình chẩn đốn và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và đàn lợn con
Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao thì việc phát hiện kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em và công nhân cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Số liệu được ghi chép cụ thể và tiến hành điều trị cho lợn bệnh.
Quy trình chẩn đốn trên đàn lợn được thực hiện như sau:
* Kiểm tra tình trạng ăn uống bằng cách trực tiếp quan sát, theo dõi con vật hàng ngày
- Trạng thái bình thường: con vật ăn uống bình thường, vận động nhanh nhẹn. - Trạng thái bệnh lý: ăn uống giảm hoặc bỏ ăn.