KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng sinh thái cảnh quan và chất lượng nước đầm ao châu, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 40 - 42)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ Phú Thọ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hạ Hoà là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ. Trung tâm huyện Hạ Hòa cách thành phố Việt Trì khoảng 70 km. Địa giới hành chính tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Yên Bái; - Phía Tây Nam giáp huyện Yên Lập; - Phía Nam giáp huyện Cẩm Khê;

- Phía Đông giáp huyện Đoan Hùng và huyện Thanh Ba.

Trong những năm qua, với việc hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai (qua các xã: Minh Côi, Văn Lang, Bằng Giã, Vô Tranh, Xuân Áng, Quân Khê, Hiền Lương của huyện Hạ Hòa), cùng với nút giao IC11 được đưa vào sử dụng là điều kiện thuận lợi cho huyện Hạ Hòa trong việc giao thương, phát triển kinh tế xã hội. Nằm ở vị trí tiếp giáp với các tỉnh vùng Tây Bắc, huyện Hạ Hòa có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế, xã hội, có nhiều lợi thế để trở thành trung tâm kinh tế - xã hội tiểu vùng Tây Bắc tỉnh Phú Thọ.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình chung thấp dần theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, vùng giữa huyện dọc theo Sông Hồng có độ cao thấp hơn được bao bọc bởi hai vùng đồi núi cao phía Tây Bắc (giáp huyện Yên Lập) và Đông Bắc (giáp huyện Đoan Hùng). Các triền núi Ông, núi Văn, núi Tiêu Phong, núi Kìm, núi Chưa ở phía Tây, hướng dốc đổ dồn về phía hữu ngạn Sông Hồng. Các dãy núi Gò Ngang, núi Buộm, núi Sơn Nhiễu, núi Vua ở phía Đông Bắc, sườn núi thấp dần về phía Tây Nam, hướng dốc đổ dồn về phía tả ngạn sông Hồng.

3.1.1.3. Khí hậu

Huyện Hạ Hòa thuộc khu vực vùng núi trung du, nhưng lại mang đậm bản chất của vùng khí hậu đồng bằng châu thổ sông Hồng: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt, là mùa mưa và mùa khô.

Theo phân vùng khí hậu của tỉnh Phú Thọ, huyện Hạ Hoà nằm trong tiểu vùng khí hậu phía Bắc (Tiểu vùng 1) với đặc trưng chủ yếu sau đây:

+ Lượng mưa trung bình (R): 1.367,1 mm/năm.

+ Tổng tích nhiệt bình quân trong năm (Q): 8.000 - 8.2000C. + Nhiệt độ trung bình (T): 23,40C.

+ Độ ẩm trung bình: 85,6%.

3.1.1.4. Hệ thống thủy văn

Trên địa bàn huyện Hạ Hòa có sông lớn là sông Thao và một số ngòi lớn như ngòi Lao, ngòi Vần, ngòi Mỹ, ngòi Lửa Việt, các sông, ngòi có lưu lượng nước lớn, nhất là về mùa mưa. Ngoài ra còn có các hệ thống các hồ đầm lớn nhỏ như đầm Chính Công, đầm Ao Châu, đầm Vân Hội, đầm Phai, đầm Làng, đầm Mồng, đầm Lớn, đầm Chì,... Đây là nguồn tài nguyên có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế của huyện. Là nguồn cung cấp nước cho sản xuất thông qua việc khai thác hệ thống thủy lợi dẫn nước để sản xuất nông nghiệp. Hệ thống đầm hồ lớn có tiềm năng trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt đầm Ao Châu và đầm Vân Hội có tiềm năng trong việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Cơ cấu kinh tế

Tổng giá trị năm 2018 là 1.481.163 triệu đồng, trong đó: Giá trị nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 635.824 triệu đồng; Giá trị công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đạt 206.154 triệu đồng; Giá trị thương mại, dịch vụ, du lịch đạt 639.185 triệu đồng

3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm năm 2018

+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,85 %;

+ Tỷ lệ hộ nghèo 9,3 %; tỷ lệ hộ cận nghèo 1,56 %;

+ Số lao động được giải quyết việc làm mới 1.600 người; Xuất khẩu lao động 270; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.125 người; Tỷ lệ lao động qua đào tạo 56%, trong đó có văn bằng chứng chỉ 27%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng sinh thái cảnh quan và chất lượng nước đầm ao châu, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 40 - 42)