Phân loại đất huyện Hạ Hoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng sinh thái cảnh quan và chất lượng nước đầm ao châu, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 42 - 47)

STT Loại đất Diện tích(ha) Cơ cấu (%)

1 Đất bãi cát 43,31 0,13 2 Đất thung lũng 1.041,00 3,05 3 Đất đỏ vàng 18.543,00 54,30 4 Đất phù sa 6164 18,05 5 Đất khác 8.355,36 24,47 Tổng diện tích tự nhiên 34.146,67 100,00

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2018, huyện Hạ Hòa có tổng diện tích tự nhiên 34.147,18 ha. Chi tiết thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Hạ Hoà

TT Chỉ tiêu

Hiện trạng sử dụng đất năm 2018

Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 34.147,18 100,00

1 Đất nông nghiệp 27.935,20 81,80

2 Đất phi nông nghiệp 6.052,87 17,73

3 Đất chưa sử dụng 159,11 0,47

(Nguồn: Thống kê đất đai năm 2018 huyện Hạ Hòa) 3.2.1.1. Đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp của huyện thống kê đến 31/12/2018 là 27.935,20 ha, chiếm 81,80% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Chi tiết diện tích các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp như sau:

* Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích 13.438,73 ha, chiếm 39,36% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm:

+ Đất trồng cây hàng năm: Diện tích 6.277,31 ha, chiếm 18,38% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: Đất trồng lúa diện tích 4.971,75 ha; Đất trồng cây hàng năm khác diện tích 1.305,56 ha.

+ Đất trồng cây lâu năm: Diện tích 7.161,42 ha, chiếm 20,97% diện tích đất tự nhiên.

* Đất lâm nghiệp: Diện tích 13.326,06 ha, chiếm 39,03% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm:

+ Đất rừng sản xuất: Diện tích 11.365,37 ha, chiếm 33,28% diện tích đất tự nhiên.

+ Đất rừng phòng hộ: Diện tích 1.290,69 ha, chiếm 3,78% diện tích đất tự nhiên.

+ Đất rừng đặc dụng: Diện tích 670,00 ha, chiếm 1,96% diện tích đất tự nhiên.

* Đất nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích 1.163,96 ha, chiếm 3,41% tổng diện tích tự nhiên.

* Đất nông nghiệp khác: Diện tích 6,44 ha, chiếm 0,02% tổng diện tích tự nhiên.

3.2.1.2. Đất phi nông nghiệp

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện thống kê đến 31/12/2018 là 6.052,87 ha, chiếm 17,73% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Chi tiết diện tích các loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp như sau:

* Đất ở: Diện tích 732,65 ha, chiếm 2,15% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: Đất ở nông thôn diện tích 703,27 ha, chiếm 2,06% diện tích đất tự nhiên; Đất ở đô thị diện tích 29,38 ha, chiếm 0,09% diện tích đất tự nhiên.

* Đất chuyên dùng: Diện tích 2.849,06 ha, chiếm 8,34% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm:

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan diện tích 13,87 ha, chiếm 0,04% diện tích đất tự nhiên.

+ Đất quốc phòng diện tích 248,76 ha, chiếm 0,73%. + Đất an ninh diện tích 393,24 ha, chiếm 1,15%.

+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp: Diện tích 90,88 ha, chiếm 0,27% (trong đó: Đất xây dựng trụ sở của các tổ chức sự nghiệp 5,91 ha; đất xây dựng cơ sở văn hóa 1,04 ha; đất xây dựng cơ sở y tế 6,07 ha; đất xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo 66,50 ha; đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao 11,36 ha).

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: Diện tích 60,16 ha, chiếm 0,18% (trong đó: Đất thương mại, dịch vụ 5,34 ha; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 23,37 ha; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 12,01 ha; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm 19,45 ha).

+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng: Diện tích 2.042,14 ha, chiếm 5,98% (bao gồm các loại đất: Đất giao thông 1.374,90 ha; đất thủy lợi 628,33 ha; đất có di tích lịch sử - văn hóa 7,48 ha; đất sinh hoạt cộng đồng 16,05 ha; đất công trình năng lượng 6,74 ha; đất công trình bưu chính viễn thông 1,61 ha; đất chợ 5,26 ha; đất bãi thải, xử lý chất thải 1,77 ha).

* Đất cơ sở tôn giáo: Diện tích 13,67 ha, chiếm 0,04% tổng diện tích tự nhiên.

* Đất cơ sở tín ngưỡng: Diện tích 6,44 ha, chiếm 0,02% tổng diện tích tự nhiên.

* Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: Diện tích 96,08 ha, chiếm 0,28% tổng diện tích tự nhiên.

* Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: Diện tích 1.542,81 ha, chiếm 4,52% tổng diện tích tự nhiên.

* Đất có mặt nước chuyên dùng: Diện tích 810,54 ha, chiếm 2,37% tổng diện tích tự nhiên.

* Đất phi nông nghiệp khác: Diện tích 1,62 ha.

3.2.1.3. Đất chưa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng của huyện thống kê đến 31/12/2018 còn 159,11 ha, chiếm 0,47% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:

+ Đất bằng chưa sử dụng: Diện tích 91,18 ha, chiếm 0,27%.

+ Đất đồi núi chưa sử dụng: Diện tích 67,94 ha, chiếm 0,20% (Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2018, UBND huyện Hạ Hòa).

Đầm Ao Châu nằm trên ba xã thuộc địa bàn của huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ, đó là xã Y Sơn, xã Ấm Hạ và thị trấn Hạ Hòa. Đầm Ao Châu có diện tích gần 300 ha. Do nằm giữa một vùng đồi thấp, Ao Châu có hình dáng khá đặc biệt. Hồ có hình dáng như đầu một con trâu có 2 sừng choãi ra hai phía sông Thao và sông Lô gồm 99 ngách đan xen nhau theo các dãy đồi, thu nước của 99 con suối lớn nhỏ từ bốn phía đổ về. Về phía Đông Nam, hồ thông với sông Thao bằng ngòi Lửa Việt- là một trong bốn ngòi chính của huyện Hạ Hoà. Rừng ở khu vực Ao Châu chủ yếu là rừng thứ sinh và rừng trồng phân bố ở xung quanh hồ và các xã vùng đệm. Rừng trồng theo từng mảng phía dưới chân núi (chủ yếu là các cây nguyên liệu cho nhà máy giấy như: Bạch đàn, bồ đề, keo, nứa...). Rừng thứ sinh cũng còn sót từng mảng chủ yếu là tre, nứa, cây bụi, cây gỗ chỉ còn rất ít.

Hình 3.1. Vị trí đầm Ao Châu, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ 3.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học

3.2.2.1. Thực vật

Đầm Ao Châu có các loại hình thảm thực vật khá phong phú, đó là thảm thực vật trên núi đất và các quần xã thực vật thuỷ sinh. Thảm thực vật ở đây tạo nên một sinh cảnh hài hoà, một không gian tươi mát, góp phần bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho dân sống trong khu vực và đây cũng là một đặc điểm hấp dẫn khách du lịch. Tổng số họ thực vật gặp ở khu vực này là 149 họ, với 489 chi gồm 702 loài; trong đó lớp 2 lá mầm gồm 114 họ, 382 chi, 556 loài; lớp 1 lá mầm gồm 20 họ, 79 chi, 112 loài. Trong tổng số 702 loài thực vật gặp ở đầm Ao Châu thì tỷ lệ giữa những cây cho gỗ so với những cây bụi và cây cỏ là rất thấp, chỉ có 86 loài cho gỗ, nhưng thực tế những cây cho gỗ có kích thước lớn có thể khai thác được hay những loài gỗ quý ở Ao Châu (ngay ở Núi Buộm) giờ đây đã rất hiếm. Một số các loài gỗ quý trước đây ở Ao Châu có như: chò chỉ, táu, lát hoa, chò nâu, sến, lim xanh giờ đây không còn, nếu có thì cũng chỉ còn là những cây tái sinh với kích thước nhỏ chưa khai thác được.

3.2.2.2. Động vật

* Thành phần loài khu hệ thú vùng Ao Châu, Hạ Hoà gồm: 22 loài thuộc 12 họ, 6 bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng sinh thái cảnh quan và chất lượng nước đầm ao châu, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 42 - 47)