Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Quan niệm về sự phân cực giàu nghèo và giảm thiểu sự phân cực giàu
2.1. Quan niệm về sự phân cực giàu - nghèo và giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo giàu - nghèo
2.1.1. Sự phân cực giàu - nghèo
*Quan niệm về giàu, nghèo
Trên thực tế để đưa ra được một khái niệm thế nào là giàu thật không đơn
giản. Theo nhà nghiên cứu Đỗ Thiên Kính, “hộ giàu thường có nhiều tài sản ban đầu,
nhất là đất, lao động và vốn; quan hệ xã hội tốt; tiếp cận nhanh với thông tin, thị trường; có nhà cửa chắc chắn và nhiều tiện nghi sinh hoạt; có đủ đất nông nghiệp, đất vườn màu mỡ; có tư liệu sản xuất và máy móc; được dùng nước sạch, điện, có nhiều tiền và thu nhập khá; được vay vốn và có nhiều vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh; có sức khoẻ tốt, có trình độ học vấn khá; có kiến thức, biết làm ăn, có lao động và khả năng tìm kiếm việc làm ổn định, người ăn theo ít; con cái được học hành đầy đủ; quan hệ xã hội rộng; cư trú ở địa điểm thuận lợi, có phương tiện giao thông tốt” [63, tr.68-69].
Hay như trong báo cáo World Ultra Wealth Report 2014, Tổ chức nghiên cứu
Wealth-X, định nghĩa “người siêu giàu là những cá nhân có tài sản trên 30 triệu USD” [161, tr.3].
Kế thừa những hạt nhân hợp lý trong các quan điểm trên, chúng tôi quan niệm:
Hộ giàu là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn gấp nhiều lần thu nhập bình quân đầu người của cả nước, có khả năng thoả mãn/chi trả những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin) ở mức cao nhất so với cộng đồng dân cư nơi cư trú, có khả năng kiểm soát các nguồn lực xã hội.
Còn khi nghiên cứu về nghèo, nhà Kinh tế học Mỹ John Kenneth Galbraith (1908 - 2006) viết, “con người bị nghèo khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập của cộng
đồng. Khi đó họ không thể có những gì mà đa số trong cộng đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mực” [7, tr.82].
Hoặc tại Hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban Kinh tế Xã hội Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan (9/1993), các
quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao rằng: “Nghèo khổ là tình trạng một bộ
phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận” [10].
Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Xã hội tổ chức tại Copenhagen
(Đan Mạch) năm 1995, đã đưa ra một định nghĩa cụ thể: “Người nghèo là tất cả
những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại” [10].
Theo Amartya Kumar Sen (1933), nhà Kinh tế học Ấn Độ (đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1998): “Để tồn tại, con người cần có những nhu cầu vật chất và tinh thần tối thiểu; dưới mức tối thiểu này, con người sẽ bị coi là đang sống trong nghèo nàn” [12].
Trên thực tế, Ngân hàng Thế giới khuyến nghị tính chuẩn nghèo theo bốn nhóm nước là chậm phát triển, đang phát triển, phát triển và các nước công nghiệp phát triển: Đối với các nước chậm phát triển, các cá nhân bị coi là nghèo khi mà có thu nhập dưới 0,5 USD/ngày; Đối với nước đang phát triển là 1 USD - 2 USD/ngày; Các nước Châu Âu là 4 USD/ngày; Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày [10].
Ở Việt Nam, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 như sau: Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống; Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống [124].
Ngày 19/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai
mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Cụ thể, hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: 1. Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; 2. Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: 1. Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; 2. Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản gồm 05 dịch vụ cụ thể như: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.
Các khái niệm trên đều cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các tổ chức quốc tế cho rằng nghèo là một hiện tượng đa chiều, tình trạng nghèo cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt/không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người.
Trong luận án này, chúng tôi quan niệm: Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu
người/tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống, thiếu hụt/không được đáp ứng ở mức tối thiểu một số nhu cầu cơ bản trong cuộc sống (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin), không có khả năng kiểm soát nguồn lực xã hội.
*Quan niệm về sự phân hóa giàu - nghèo
Từ các khái niệm trên cho thấy chỉ số giàu - nghèo biến động theo thời gian và theo không gian, vì vậy, trong phân tích đánh giá giàu - nghèo, phải có quan điểm lịch sử - cụ thể và quan điểm phát triển, tránh những định kiến xã hội. Bởi theo thời gian, cùng với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, mức sống ngày trước được đánh giá là khá giả có thể chỉ được xếp vào mức trung bình hoặc nghèo vào thời điểm hiện tại. Theo không gian, sẽ không có chuẩn nghèo chung cho tất cả các nước, vì nó phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Mức sống được coi là khá giả ở khu vực này chỉ được xếp vào mức sống trung bình ở khu vực khác. Có hộ giàu về vật chất nhưng nghèo về đời sống văn
Từ đó, dẫn đến quan niệm về sự phân hóa giàu - nghèo cũng có nhiều phương án khác nhau đã được đưa ra và dưới đây là một số phương án tiêu biểu:
1. “Phân hóa: chia thành nhiều bộ phận có những đặc điểm khác hẳn nhau và biến đổi dần thành chất khác ở những điều kiện nhất định” [98, tr.992].
2. “Phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng xã hội phản ánh quá trình phân chia xã hội thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế và chất lượng sống khác biệt nhau; là sự phân tầng xã hội chủ yếu về mặt kinh tế, thể hiện sự chênh lệch giữa các nhóm xã hội về tài sản, thu nhập, mức sống” [55, tr.12-13].
3. “Phân hóa giàu nghèo là một dạng phân tầng xã hội trong đó mỗi người ở mỗi tầng lớp khác nhau thì khác về tài sản, thu nhập và về mức sống” [34, tr.8].
4. “Phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng xã hội phản ánh quá trình phân chia xã hội thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế khác biệt nhau; thể hiện trong xã hội có nhóm giàu - tầng đỉnh, nhóm nghèo đói - tầng đáy, trong xã hội có sự khác biệt nhau về tài sản, thu nhập, mức sống giữa các con người và nhóm xã hội” [130, tr.191].
5. “Phân hóa giàu nghèo là sự khác biệt cả lượng và chất về thu nhập, mức sống, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội và tham gia các hoạt động cộng đồng giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế” [47, tr.121].
6. “Phân hóa giàu nghèo là biểu hiện về mặt xã hội của sự khác biệt về mặt địa vị kinh tế (vấn đề giàu hay nghèo, nhiều tài sản hay ít tài sản)” [113, tr.43].
7. “Trong xã hội, mức sống kinh tế được đo bằng tài sản, thu nhập, chi tiêu nên có thể phân biệt nhóm người giàu, nhóm người nghèo và tầng lớp trung gian không giàu cũng không nghèo. Quá trình phân biệt sâu sắc về mặt kinh tế tạo thành nhóm giàu và nhóm nghèo, đồng thời làm cho khoảng cách giữa hai nhóm này tăng lên gọi là “sự phân hóa giàu nghèo” [128, tr.32].
8. “Phân hóa giàu - nghèo là một hiện tượng lịch sử - xã hội, phản ánh quá trình phân chia xã hội thành các tầng, nhóm xã hội có điều kiện kinh tế và chất lượng sống khác biệt nhau, thể hiện sự chênh lệch về tài sản, thu nhập, mức sống và sự hưởng thụ, tiếp cận các dịch vụ xã hội giữa các nhóm xã hội đó” [53, tr.12].
Như vậy, quan niệm về phân hóa giàu - nghèo không có nhiều sự khác biệt.
Chúng tôi cho rằng: Phân hóa giàu - nghèo là một hiện tượng kinh tế - xã hội, phản
ánh quá trình phân chia xã hội thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế và chất
lượng sống khác biệt nhau,thể hiện trước hết ở những khác biệt về thu nhập, về tài sản, về khả năng tiếp cận và chi trả cho các dịch vụ xã hội cơ bản cũng như kiểm soát các nguồn lực xã hội.
*Quan niệm về sự phân cực giàu - nghèo
Nếu như khái niệm phân hóa giàu - nghèo đã được giới nghiên cứu ở Việt Nam bàn đến tương đối nhiều, thì khái niệm sự phân cực giàu - nghèo lại rất ít được bàn đến
hoặc nếu có thì cũng chưa thực sự tường minh, mặc dù, thuật ngữ sự phân cực giàu -
nghèo đã được không ít học giả đề cập trong một số công trình. Theo nhà nghiên cứu Tô Duy Hợp: “Khoảng cách hai cực giàu - nghèo ở làng xã yếu kém còn chưa lớn lắm, khoảng 3 - 4 lần, trong khi đó ở làng xã khá giả hoặc giàu có đã lên tới 10 lần, thậm chí có trường hợp lên tới mấy chục lần” [57, tr.20]. Nhà nghiên cứu Đỗ Thiên Kính viết: “Xã hội miền núi mới đi lên và bắt đầu có sự phân cực giàu nghèo như ở dưới xuôi hiện nay” [62, tr.61]. Theo nhà nghiên cứu Lê Hữu Tầng: “Sự phân cực giàu nghèo hiện đang diễn ra có những nguyên nhân khách quan và chủ quan của nó” [116, tr.87]. Nhà nghiên cứu Phạm Thị Ngọc Trầm lại viết, “sự phân cực ngày càng gia tăng giữa giàu và nghèo trên phạm vi toàn quốc” [135, tr.259]. Nhà nghiên cứu Lê Quốc Lý cho rằng, “phân phối lần đầu theo cơ chế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến sự phân cực giàu nghèo” [74, tr.44] và “có sự phân cực rất rõ giữa những nhóm giàu có với quyền lực lớn và những nhóm dân cư yếu thế, chịu nhiều thua thiệt” [75, tr.187], v.v..
Theo chúng tôi, để hiểu được nội hàm khái niệm sự phân cực giàu - nghèo trước tiên cần phải hiểu khái niệm “phân cực”.
1. “Phân cực (polarization) là xu hướng tập trung vào hai cực đối lập nhau
(tác giả luận án nhấn mạnh - LTH), do các nhà xã hội học quan sát được trong nhiều hoàn cảnh khác nhau” [29, tr.433].
2. “Sự phân cực có thể được định nghĩa là sự gia tăng (trong tương quan hoặc về giá trị tuyệt đối) số những người có thu nhập tương đối cao hoặc thấp (phân cực
thu nhập). Điều này có thể được định nghĩa theo sự gia tăng về số lượng người thuộc về các tầng lớp trên và dưới, như trái ngược với tầng lớp trung lưu, tuy nhiên chúng được định nghĩa (tầng lớp xã hội phân cực). Sự phân cực xã hội có thể được định nghĩa là sự gia tăng khác biệt về bảo trợ xã hội, bao gồm cả sự ổn định của việc làm và tính khả dụng của các hỗ trợ xã hội (người trong/ngoài phân cực)” [158, tr.1893].
3. Sự phân cực giàu - nghèo là “sự đối lập, đôi khi đến mức tương phản giữa hai cực giàu - nghèo” [71, tr.55].
4. “Sự phân cực hay phân hóa giàu - nghèo là trong xã hội sẽ có sự phân chia về đẳng cấp, trong khi một nhóm người hoặc một nhóm giai cấp này giàu lên đến mức tài sản của họ chiếm phần lớn trong xã hội không thể thống kê được, thì một bộ phận khác, nhóm giai cấp khác lại bị lâm vào con đường nghèo đói, suy sụp cả về vật chất và tinh thần, đến nỗi trong gia đình họ không có gì đáng giá để bán, không có cái để ăn, để mặc, nói cách khác là tứ cố vô thân, không một đồng xu dính túi” [140, tr.112].
5. “Sự phân hóa giàu nghèo như là sự phân cực giàu nghèo, trong đó nhóm giàu càng giàu lên và nhóm nghèo càng nghèo đi. Khoảng cách giàu nghèo tăng lên nhanh chóng theo sự phân cực giàu nghèo” [128, tr.33].
Những định nghĩa trên cho thấy quan niệm về sự phân cực giàu - nghèo vẫn
còn nhiều điều phải bàn. Bởi vậy, chúng tôi chọn phương án tìm kiếm những điểm
chung mà các học giả ít nhiều đã thừa nhận:
Thứ nhất, sự phân cực giàu - nghèo thường là kết quả tất yếu của sự phân hóa giàu - nghèo không được kiểm soát từ phía nhà nước. Nó vừa phản ánh những vấn đề mang tính quy luật nói chung, vừa là kết quả trực tiếp của kinh tế thị trường, phản ánh những biến đổi trong cơ cấu kinh tế và tính năng động xã hội. Tuy nhiên, trong các giai đoạn lịch sử khác nhau thì sự phân cực giàu - nghèo có đặc điểm khác nhau. Thậm chí, trong mỗi một giai đoạn phát triển cụ thể, sự phân cực giàu - nghèo cũng có đặc điểm khác nhau. Do vậy, khái niệm sự phân cực giàu - nghèo là một khái
niệm có tính “động”, biến đổi, dịch chuyển chứ không “tĩnh”, không bất biến. Lúc đầu
các thành viên trong xã hội đó có thể tương đối ngang bằng nhau, đồng đều nhau, song dần dần sẽ trở nên khác biệt nhau và cuối cùng đối lập nhau về điều kiện kinh tế và
chất lượng sống. Đây là điểm giải thích vì sao cần phải gắn quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử - cụ thể trong việc giải quyết vấn đề phân cực giàu - nghèo.
Thứ hai, sự phân cực giàu - nghèo được xem xét và được nhấn mạnh chủ yếu
về mặt kinh tế (thu nhập, tài sản và nhà ở, v.v.) chứ không phải chỉ xem xét về mặt kinh tế, ngoài ra không xét đến các yếu tố khác. Trên thực tế, các yếu tố văn hóa, chính trị, quyền lực và uy tín, có quan hệ hữu cơ, phụ thuộc, thâm nhập vào nhau. Điều đó có nghĩa là khoảng cách giàu - nghèo không chỉ là một chỉ tiêu kinh tế, có nguồn gốc, căn nguyên kinh tế của nó, mà còn phản ánh sự gắn kết xã hội và là một thể hiện của sự bình đẳng trong xã hội. Nói cách khác, nó là một chỉ số vừa của môi trường kinh tế, vừa của môi trường xã hội. “Cái kinh tế” và “cái xã hội” của sự phân cực giàu - nghèo là một sự liên kết chỉnh thể, nương tựa, biểu hiện, tác động và chế ước lẫn nhau. Như vậy, sự phân cực giàu - nghèo là một khái niệm kép, vừa có mặt kinh tế, vừa có mặt xã hội trong nội dung của nó, trong sự phát sinh, diễn biến của nó. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, bởi đây là