Các nhân tố tác động đến vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiên nay (Trang 61)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Các nhân tố tác động đến vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực

của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo là vai trò hoạch định, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm đến mức thấp nhất sự tương phản hay đối lập nhau giữa hai cực giàu - nghèo về điều kiện kinh tế và chất lượng sống,thể hiện trước hết là nhằm giảm đến mức thấp nhất sự tương phản hay đối lập nhau giữa hai cực giàu - nghèo về thu nhập, về tài sản, về khả năng tiếp cận và chi trả cho các dịch vụ xã hội cơ bản cũng như kiểm soát các nguồn lực xã hội giữa các tầng lớp dân cư.

2.3. Các nhân tố tác động đến vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay

Là bộ phận quan trọng của kiến trúc thượng tầng, bộ máy nhà nước không thể không thích nghi với những biến đổi của cơ sở hạ tầng. Một khi cơ sở hạ tầng về kinh tế - xã hội đã có sự thay đổi thì vai trò, chức năng, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước tất yếu sẽ phải có sự điều chỉnh. Thực tiễn cho thấy, có rất nhiều nhân tố tác động đến vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay, tuy nhiên, trong luận án này tác giả

luận án chỉ phân tích, đánh giáhai nhóm nhân tố chủ yếu:

Thứ nhất, nhóm nhân tố bên trong Nhà nước. Trước hết, do tác động của chính

hoạt động của tổ chức bộ máy nhà nước. Đây là một trong những nhân tố tác động

mạnh đến vai trò của Nhà nước Việt Nam trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo. Sự tác động này theo hai hướng. Nếu tổ chức bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh và hoạt động có hiệu quả thì các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước sẽ góp phần giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo. Ngược lại, nếu tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, quá nhiều tầng nấc, cùng với với những hạn chế, bất cập, thậm chí là xu hướng tha hóa vốn có sẽ khiến cho Nhà nước khó có thể giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo về thu nhập, về tài sản, về khả năng tiếp cận và chi trả cho các dịch vụ xã hội cơ bản cũng như kiểm soát các nguồn lực xã hội giữa

các tầng lớp dân cư. Sau nữa, do tác động của năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức. Đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, đặc biệt trong hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức. Bởi, “cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” [84, tr.269].

Mặc dù vậy, phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn trong hoạch định, tổ chức thực hiện, cũng như trong thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm đối với việc tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, từ đó góp phần giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo về thu nhập, về tài sản, về khả năng tiếp cận và chi trả cho các dịch vụ xã hội cơ bản cũng như kiểm soát các nguồn lực xã hội giữa các tầng lớp dân cư ở Việt Nam hiện nay của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức vẫn còn nhiều hạn chế. Chất lượng xây dựng các luật kinh tế - xã hội còn thấp so với thực tiễn, dẫn đến việc “dễ thông qua nhưng khó thi hành” ở cấp vĩ mô. Quy trình làm luật hiện nay chỉ coi trọng mặt chính sách, giải trình nội dung chính sách hay luật mà không đòi hỏi giải trình về mặt kỹ thuật tổ chức thực hiện, nhất là về mặt thanh tra, kiểm soát. Thậm chí, không ít chính sách phát của Nhà nước ban hành đúng, song do sự chuyên nghiệp và ý thức chuyên nghiệp trong thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức yếu kém, nên không thể góp phần giảm thiểu được sự phân cực giàu - nghèo như mong đợi.

Tâm lý “xin phép” và hành động theo mệnh lệnh đã dẫn đến tình trạng bị động, lúng túng trước các vấn đề phát sinh trong cuộc sống khiến công việc bị ách tắc.

Đáng nói hơn là sự cố tình nhầm lẫn giữa quyền lực và trách nhiệm công vụ, cùng với cơ chế xin - cho đã tạo ra một môi trường không lành mạnh, “hành dân là

chính”. Biểu hiện rõ nhất là “văn hóa phong bì”, tệ nạn “bôi trơn” trong việc giải quyết thủ tục hành chính. Điều này khiến cho hiện tượng làm giàu phi pháp, tham ô, hối lộ, v.v. ngày càng tăng, đặc biệt là nạn tham nhũng - một tác nhân chủ yếu khiến cho sự phân hóa giàu - nghèo ngày càng doãng ra dẫn đến phân cực giàu - nghèo. Thực tế cho thấy, tham nhũng kinh tế chỉ là phần ngọn của quốc nạn tham nhũng. Phần gốc của tham nhũng là “chạy” để có quyền lực và khi có quyền lực trong tay thì dùng quyền lực để trục lợi. Theo nhà nghiên cứu Hoàng Chí Bảo: “Khi chức quyền, địa vị được huy động vào việc lợi dụng trục lợi, tạo ra cái giá của chức quyền, địa vị, nên mới có chạy chức, chạy quyền” [125, tr.31]. Không ít người dân cho rằng quan hệ thân quen với người có chức có quyền là yếu tố quan trọng khi xin vào làm việc trong khu vực nhà nước (thay vì dựa vào năng lực tự thân). Người có chức, có quyền tức sẽ có tiền, quyền đẻ ra tiền, rồi lại dùng tiền để mua quan, bán chức, mua quyền lực. Đây là một cái vòng luẩn quẩn mà những người có chức, có quyền lực không bao giờ mong muốn thoát ra. Nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Chuẩn cũng cho rằng: “Tham nhũng chính trị và quyền lực là tham nhũng nặng nề và nguy hiểm nhất, bởi nó bộc lộ sự hư hỏng của con người, sự vẩn đục trong bộ máy, sự đánh mất nhân cách, liêm sỉ, lòng tự trọng, nghĩa vụ và bổn phận của người công chức” [125, tr.26]. Tham nhũng này làm rệu rã bộ máy chính quyền, làm băng hoại đạo đức, làm đảo lộn giá trị xã hội dưới một bức bình phong lớn là “thượng phương bảo kiếm” - quyền lực nhà nước.

Hiện nay, ở Việt Nam tham nhũng không chỉ là hành vi, thủ đoạn cá nhân, mà còn là tham nhũng tập thể, theo nhóm hay “lợi ích nhóm” với mức độ lớn, gây tổn thất nặng nề cho xã hội, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và phức tạp. Khi các “nhóm lợi ích” thao túng, các lợi ích của sự phát triển bị thâu tóm bởi những nhóm này và những lợi ích của các nhóm khác có liên quan không được đáp ứng thì sẽ tạo ra bất công, bất bình đẳng lớn trong xã hội. Sự chênh lệch giàu - nghèo do tham nhũng sẽ bóp méo động lực thị trường vì thu nhập từ tham nhũng không liên quan gì đến năng lực kinh doanh, sáng tạo, năng động, cần cù của nhà kinh doanh. Trái lại, thu nhập bất chính từ tham nhũng sẽ làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với bộ máy nhà nước, đối với Đảng. Khi bội chi ngân sách trở nên nguy hiểm, mất an toàn, Nhà nước sẽ buộc phải

cắt giảm các khoản chi phúc lợi xã hội, điều này khiến cho người nghèo đang có nguy cơ bị bần cùng hơn và cái nghèo truyền kiếp khó có thể được giải quyết tận gốc. Chính sự tác động của nhân tố này đòi hỏi Nhà nước Việt Nam phải chuyển mạnh sang công tác dự báo; phải hình thành những thiết chế phòng ngừa nạn tham nhũng hoành hành, tránh tình trạng “kẻ ăn không hết, người lần không ra”.

Thứ hai, nhóm nhân tố bên ngoài Nhà nước. Đó là những tác động của tồn

đọng do lịch sử để lại, đặc biệt là hậu quả của chiến tranh. Bởi, mặc dù chiến tranh

đã lùi xa 40 năm, nhưng các hậu quả chiến tranh chưa được khắc phục đang trở thành những vấn đề xã hội, vừa cấp bách vừa lâu dài, đòi hỏi Nhà nước Việt Nam phải giải quyết. Trong đó, có hai tàn dư nặng nề nhất của chiến tranh đó là chất độc da cam/dioxin và bom mìn. Theo số liệu thống kê, số lượng đạn dược do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam là 15,35 triệu tấn. Hiện nay, hơn 20% diện tích đất đai, trải dài ở 63 tỉnh, thành phố, ước tính còn 800.000 tấn bom mìn, vật liệu nổ trong lòng đất, sông hồ và ven biển. Ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng, sức khỏe đời sống cộng đồng và sự phát triển của kinh tế xã hội [100]. Đặc biệt, chất độc da cam/dioxin đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân, gây nên biết bao thảm cảnh không sao kể xiết. Rất nhiều gia đình có 3 nạn nhân trở lên. Có gia đình cả 15 người con đều là nạn nhân chất độc da cam. Hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo [136]. Có thể thấy, những nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam/dioxin là những những người nghèo nhất trong những người nghèo, người đau khổ nhất trong những người đau khổ.

Do đó, để góp phần xoa dịu nỗi đau (chứ không thể nào chấm dứt), hằng năm, Nhà nước Việt Nam đã phải chi hàng nghìn tỷ đồng cho việc rà phá, cấp cứu hỗ trợ các nạn nhân, chưa kể hàng nghìn tỷ đồng khác cho tái định cư và đảm bảo an sinh xã hội ở vùng bị ô nhiễm bom mìn. Tuy nhiên, theo tính toán của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phải mất 300 năm nữa Việt Nam mới rà phá hết số bom mìn đó. Đặc biệt, việc xác định chính xác những ai đã bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam/dioxin là việc vô cùng khó khăn, vì phải tiến hành xét nghiệm cho từng người

với chi phí khoảng 1.000 USD/người/lần [123, tr.6], v.v.. Điều này đã phần nào hạn chế các nỗ lực của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, từ đó hạn chế đến nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo.

Cùng với hậu quả bom mìn và chất độc da cam/dioxin, thì hậu quả của chiến tranh cũng khiến cho cuộc sống của một bộ phận người có công với cách mạng, cuộc sống của không ít người dân ở các vùng sâu, vùng xa, khu căn cứ cách mạng trước đây rất khó khăn. Bởi, hầu hết những người có công với cách mạng, đến nay đều đã cao tuổi, sức yếu, khả năng vươn lên của bản thân ngày một hạn chế, trở thành đối tượng yếu thế khi cạnh tranh trên thị trường lao động, nhất là trong bối cảnh “việc làm” đang là vấn đề nổi cộm và đang gây áp lực rất lớn đối với nền kinh tế - xã hội. Các chính sách ưu đãi thiết thực trực tiếp tác động đến đời sống của người có công như dạy nghề, vay vốn sản xuất, giao đất, miễn giảm thuế, hỗ trợ nhà ở, v.v.. chưa đáp ứng được cả về mức độ lẫn số lượng so với nhu cầu tối thiểu của người có công. Đồng thời, thủ tục hồ sơ còn phiền hà, dẫn đến việc tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn, sai sót cùng với số lượng đối tượng chính sách lớn, trong khi nguồn lực của cộng đồng trên thực tế còn hạn hẹp, chỉ đủ khả năng hỗ trợ đối với một bộ phận nhỏ người có công với cách mạng có hoàn cảnh đặc biệt. Điều đó, đòi hỏi Nhà nước phải nỗ lực hơn nữa để huy động được nhiều nguồn lực hơn nữa trong công cuộc khắc phục những tồn đọng do lịch sử để lại.

Như vậy, những tồn đọng do lịch sử để lại đã và đang tác động mạnh mẽ tới các nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, từ đó tác động tới việc Nhà nước Việt Nam thực hiện vai trò giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, vấn đề này sẽ chỉ có thể được giải quyết với quyết tâm cao và những nỗ lực cụ thể, hiệu quả, quyết liệt từ phía Nhà nước, các cơ quan chức năng, cùng với sự tham gia của các nhà tài trợ, các đối tác phát triển.

Hai là, cùng với những tác động của tồn đọng do lịch sử để lại, đặc biệt là hậu quả của chiến tranh, trong quá trình thực hiện vai trò giảm thiểu sự phân cực giàu -

Thực tiễn cho thấy, chấp nhận kinh tế thị trường, xem đó là một bước tất yếu cần phải đi trên con đường hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công

bằng, văn minh”thì đương nhiên Nhà nước Việt Nam phải chấp nhận và làm quen

với những hệ lụy mà kinh tế thị trường đem tới, đặc biệt là giai đoạn mà thị trường trong nước chưa hoàn chỉnh và khi luật pháp Nhà nước ban hành còn chưa theo kịp tốc độ phát triển của kinh tế thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Bởi, bản thân “kinh tế thị trường có những mặt tiêu cực mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đó là xu thế phân hóa giàu nghèo quá mức, là tâm lý sùng bái đồng tiền mà chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm” [37, tr.72] mà nếu không được xem xét, đánh giá và khắc phục kịp thời thì sớm hay muộn Nhà nước sẽ phải đương đầu, thậm chí đối đầu với chúng.

Một trong số những mặt trái được nhiều học giả quan tâm bàn đến, đó là sự phân hóa giàu - nghèo ngày càng tăng dẫn đến phân cực giàu - nghèo. Trong thể chế kinh tế thị trường (cho dù là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa), sự vận hành của nền kinh tế chịu tác động của những quy luật thị trường, như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, v.v. đã dẫn tới sự phân cực giàu - nghèo. Chiều sâu nhất của cơ chế thị trường vẫn phải chấp nhận sự bất bình đẳng, sự bất công, chấp nhận kẻ mạnh thì được, kẻ yếu thì thua, gây tác động mạnh đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các tầng lớp cư dân, bởi “ở đâu có một nền kinh tế phát triển, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ở đó tất yếu có sự phân hóa giàu, nghèo” [102, tr.143-144]. Chính tác động của mặt trái của kinh tế thị trường đòi hỏi Nhà nước Việt Nam phải chuyển mạnh từ sự điều hành bằng mệnh lệnh hành chính sang điều hành bằng những đòn bẩy kinh tế trên tầm vĩ mô, như thuế suất, lãi suất, tỷ giá, còn các chỉ tiêu kinh tế chỉ mang tính định hướng, không nên coi là pháp lệnh như trước đây vì nền kinh tế thị trường biến động không ngừng, chứa đựng nhiều nhân tố khó lường.

Không những vậy, kinh tế thị trường đã làm nảy sinh các phản giá trị và không tránh khỏi việc tạo ra một bộ phận dân cư chạy theo lối sống thực dụng, không tình nghĩa, chỉ biết tôn thờ đồng tiền, vì đồng tiền mà chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm, bất

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiên nay (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)